Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu cho chủ đơn từ Tỉnh Cao Bằng

Tỉnh Cao Bằng thuộc vào Vùng Đông Bắc Bắc Bộ, có hơn 300km tiếp giáp Trung Quốc, Tỉnh Cao Bằng tiếp giáp với Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Lạng Sơn. Kết cấu địa hình tương đối đặc biệt cao nguyên đá xen lẫn núi đồi. Khí hậu ôn hoà và dễ chịu. Nơi có nhiều tài nguyên thiên như quặng sắt, mangan, thiếc, vàng rất phù với phát triển công nghiệp ngành khai thác, chế biến khoáng sản. Cao Bằng xây dựng tam giác kinh tế mũi nhọn: Công nghiệp – Du lịch – Nông nghiệp. Để phát triển kinh tế bền vững thì đăng ký nhãn hiệu là vô cùng quan trọng và cần phải được tiến hành càng sớm càng tốt.

Các ngành kinh tế – dịch vụ chính tại Tỉnh Cao Bằng:

  • Thứ nhất, tiềm năng phát triển lĩnh vực nông nghiệp, với lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng: Diện tích rừng chiếm trên 61% diện tích đất tự nhiên, là điều kiện để phát triển nông, lâm nghiệp. Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với chế biến, như: vùng trồng Trúc sào, Hồi, Thuốc lá, Mía, Chè…; cây ăn quả như: Quýt, Hạt dẻ; Rau xanh…; tập trung phát triển nuôi: Bò U, Lợn Đen, Trâu, Dê, Lợn…
  • Thứ hai, tiềm năng phát triển công nghiệp: Với nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại, một số loại có trữ lượng khá lớn như là Quặng Sắt, Bauxit… Là điều kiện để phát triển công nghiệp khai khoáng và chế biến.
  • Thứ ba, tiềm năng phát triển du lịch: Là một tỉnh có nhiều khu du lịch là điểm đến của du khách trong và ngoài nước, Cao Bằng đang đẩy mạnh khai thác, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực phát triển KT-XH của tỉnh. Cao Bằng có nhiều khu di tích lịch sử (có 02 di tích quốc gia đặc biệt, 29 di tích xếp hạng quốc gia, 66 di tích cấp tỉnh). Với đặc điểm một tỉnh miền núi có nhiều nhóm dân tộc thiểu số cùng sinh sống tạo nên một nền văn hóa đa dạng và ẩm thực phong phú, năm 2018, Hội đồng Chấp hành UNESCO đã thông qua nghị quyết công nhận Công viên Địa chất Non Nước Cao Bằng là Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO. Đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần khơi dậy tiềm năng du lịch tỉnh Cao Bằng.
  • Thứ tư, tiềm năng về phát triển kinh tế cửa khẩu, nhất là thương mại và dịch vụ: Cao Bằng có 01 cửa khẩu quốc tế (Tà Lùng) và 03 cặp cửa khẩu chính(Cửa khẩu Trà Lĩnh, Sóc Giang, Lý Vạn) và nhiều cặp cửa khẩu phụ. Với vị trí nằm ở cửa ngõ giao lưu hàng hóa từ Quảng Tây và các tỉnh phía Tây, Tây Nam Trung Quốc ra biển và đến các nước ASEAN, Cao Bằng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế cửa khẩu, thương mại và dịch vụ, nhất là phát triển kinh tế biên mậu.
  • Thứ năm, triển vọng hợp tác xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc qua tỉnh Cao Bằng: Với lợi thế về địa lý và cơ sở hạ tầng giao thông, khu kinh tế cửa khẩu, cùng với chính sách thu hút đầu tư của Nhà nước Việt Nam nói chung và Cao Bằng nói riêng sẽ có rất nhiều điều kiện thuận lợi trong hợp tác phát triển, nhất là lĩnh vực xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc qua tỉnh Cao Bằng. Hệ thống giao thông kết nối giữa Cao Bằng với các Trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam cơ bản đã được nâng cấp. Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tuyến đường bộ cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn)- Trà Lĩnh (Cao Bằng). Hiện nay, tỉnh Cao Bằng đang đề nghị điều chỉnh Quy hoạch đầu tư trong giai đoạn 2018 – 2020. Hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu đã và đang tiếp tục đầu tư; nhiều hạng mục thiết yếu, các bến, bãi, kho tập kết hàng hóa đã hoàn thành. Chính phủ Việt Nam đã quyết định thành Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng; là một trong 09 Khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm để tập trung đầu tư.

Các bước đăng ký nhãn hiệu cho chủ đơn tại Tỉnh Cao Bằng:

  • Lựa chọn nhãn hiệu và sản phẩm, dịch vụ cho nhãn hiệu
  • Tra cứu nhãn hiệu
  • Nộp hồ sơ đăng ký
  • Thẩm định hình thức đơn đăng ký
  • Công bố đơn
  • Thẩm định nội dung đơn
  • Nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ
  • Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Các tài liệu cần chuẩn bị cho đăng ký nhãn hiệu cho chủ đơn tại Tỉnh Cao Bằng:

Công ty luật Việt An là một tổ chức Đại diện Sở hữu trí tuệ nên quý khách hàng sẽ được đảm bảo mọi quyền lợi khi sử dụng dịch vụ về đăng ký nhãn hiệu của chúng tôi. Để thực hiện đăng ký nhãn hiệu thông qua Luật Việt An dù tại Việt Nam hay nước ngoài quý khách hàng chỉ cần chuẩn bị các tài liệu sau:

  • Mẫu nhãn hiệu;
  • Danh mục sản phẩm dịch vụ cần tra cứu và đăng ký nhãn hiệu.
  • Ký Giấy ủy quyền theo mẫu của Luật Việt An.
  • Tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên (nếu có).
  • Đóng lệ phí theo quy định.

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu cho các chủ nhãn hiệu đến từ Tỉnh Cao Bằng:

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    100 câu hỏi liên quan đến đăng ký nhãn hiệu năm 2023, 2024

    100 câu hỏi liên quan đến đăng ký nhãn hiệu năm 2023, 2024

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO