Quá trình hoạt động và tổ chức của các doanh nghiệp sẽ chịu sự điều chỉnh của nhiều vấn đề pháp lý khác nhau. Để giảm thiểu rủi ro cũng như tạo khung pháp lý vững chắn, làm tiền đề cho việc vận hành và quản trị doanh nghiệp trở nên tối ưu và hiệu quả thì việc bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng pháp lý trong doanh nghiệp là điều rất cần thiết không chỉ cho chủ doanh nghiệp mà còn cần thiết đối với những nhà đầu tư, những người đang là cố vấn, là pháp lý trong doanh nghiệp và những người khác đang và sẽ công tác trong lĩnh vực này. Sau đây, Luật Việt An sẽ cung cấp dịch vụ huấn luyện pháp luật cho doanh nghiệp.
Tại sao nên tham gia huấn luyện pháp luật?
Củng cố và trang bị kiến thức pháp lý
Huấn luyện pháp luật cho doanh nghiệp là hoạt động nhằm trang bị kiến thức pháp lý và kỹ năng áp dụng quy định pháp luật vào hoạt động kinh doanh, vận hành của doanh nghiệp. Nhờ đó, doanh nghiệp và các cá nhân có thể nắm được những kiến thức pháp luật cần thiết, hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra các quyết định hợp lý, phù hợp với quy định pháp.
Phòng ngừa, hạn chế những rủi ro pháp lý
Khi tham gia khóa huấn luyện pháp luật sẽ được trang bị các kiến thức pháp lý cần thiết, các kinh nghiệm thực tiễn từ đội ngũ những luật sư, chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm. Điều này sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp lường trước được các rủi ro pháp lý và có phương án vận hành phù hợp nhằm phòng ngừa, hạn chế những rủi ro pháp lý có thể xảy ra.
Tham gia khóa huấn luyện pháp lý không chỉ giúp doanh nghiệp và người lao động được trang bị kiến thức pháp luật mà còn giúp họ hiểu rõ hơn về quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong quá trình các bên thực hiện hợp đồng lao động. Từ đó, doanh nghiệp có thể tạo ra một môi trường làm việc công bằng và tích cực, hạn chế tình trạng người lao động lãn công, đình công và các rủi ro pháp lý khác phát sinh khi người lao động khiếu nại, khiếu kiện.
Giúp giảm thiểu chi phí phát sinh
Một quyết định được ban hành không phù hợp với quy định pháp luật có thể khiến doanh nghiệp gánh chịu hậu quả pháp lý nặng nề như bị xử phạt hành chính hay rủi ro tranh chấp trong lĩnh vực hợp đồng, bảo hiểm, lao động,…
Trong trường hợp doanh nghiệp được tư vấn pháp luật trước khi thực hiện trên thực tế, doanh nghiệp có thể hạn chế được khả năng tranh chấp và các rủi ro có thể phát sinh trong tổ chức và hoạt động. Ngoài ra, thông qua các khóa huấn luyện pháp luật, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí thuê luật sư bên ngoài để tư vấn, giải quyết các vụ việc.
Khẳng định uy tín, thương hiệu cho doanh nghiệp
Sự tuân thủ nghiêm ngặt quy định pháp luật của doanh nghiệp không chỉ là cam kết của doanh nghiệp mà còn là yếu tố quyết định đến hình ảnh tích cực của doanh nghiệp trong mắt đối tác và khách hàng. Việc này vừa giúp doanh nghiệp hoạt động bền vững, vừa làm tăng sự tin tưởng của đối tác, khách hàng trong việc sử dụng dịch vụ, hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp, đồng thời thiết lập, duy trì các mối quan hệ kinh doanh lâu dài.
Những đối tượng nào nên tham gia huấn luyện pháp luật?
Huấn luyện pháp luật là cần thiết đối với tất cả mọi người. Tuy nhiên, một số đối tượng sau thì việc tham gia huấn luyện là cần thiết hơn cả:
Lãnh đạo, người quản lý cấp cao: Các giám đốc, người quản lý doanh nghiệp, hoặc các cán bộ phụ trách các bộ phận quan trọng trong doanh nghiệp (như pháp lý, nhân sự, tài chính, kế toán) cần có kiến thức pháp lý cơ bản để đảm bảo việc ra quyết định và quản lý doanh nghiệp hợp pháp.
Nhân viên phụ trách công tác pháp lý: Các nhân viên làm công tác pháp lý (luật sư nội bộ, chuyên viên pháp lý) bắt buộc phải tham gia các chương trình huấn luyện và bồi dưỡng pháp luật chuyên sâu về các lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động, ví dụ như hợp đồng, sở hữu trí tuệ, lao động, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, v.v.
Nhân viên kế toán, tài chính: Các nhân viên kế toán, tài chính cần được huấn luyện về các quy định pháp luật liên quan đến thuế, kế toán, báo cáo tài chính, và các thủ tục pháp lý khác liên quan đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Nhân viên lao động, bảo hiểm xã hội: Các nhân viên phụ trách công tác lao động, bảo hiểm xã hội cần huấn luyện về pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội, quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động.
Những startup cần trang bị tổng quan kiến thức pháp lý doanh nghiệp, cách điều hành, xây dựng và làm chủ thương hiệu, công việc kinh doanh của riêng mình.
Sinh viên luật, cử nhân luật muốn tìm hiểu về Pháp lý doanh nghiệp, định hướng và có cái nhìn tổng quát về nghề pháp chế doanh nghiệp. Xác định hành trang cần có nếu muốn đồng hành với nghề pháp chế trong tương lai.
Dịch vụ huấn luyện pháp luật có những chương trình nào?
Doanh nghiệp có thể cân nhắc tổ chức khóa huấn luyện pháp luật phù hợp, liên quan đến hoạt động kinh doanh, vận hành của doanh nghiệp hoặc tham gia các khóa tập huấn, chương trình huấn luyện,… của các công ty luật, tổ chức, đơn vị dịch vụ. Cụ thể có các chương trình sau:
Đào tạo doanh nghiệp tại chỗ
Tập huấn pháp luật theo lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp
Tập huấn pháp luật lao động như: hợp đồng lao động, nội quy lao động, thỏa ước lao động, quy chế dân chủ, sử dụng người lao động nước ngoài, xử lý kỷ luật lao động, v.v
Tập huấn pháp luật pháp luật về thuế
Tập huấn pháp luật về bảo hiểm
Tập huấn pháp luật về sở hữu trí tuệ và quản trị tài sản trí tuệ
Tập huấn pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động
Tập huấn pháp luật về hợp đồng
Tập huấn pháp luật về quản trị doanh nghiệp
Huấn luyện về giải quyết tranh chấp.
Có những hình thức tổ chức huấn luyện pháp luật nào?
Có nhiều cách thức tổ chức huấn luyện pháp luật, tùy thuộc vào đối tượng, mục đích và yêu cầu cụ thể của quá trình huấn luyện. Dưới đây là một số phương thức phổ biến:
Huấn luyện trực tiếp
Đây là hình thức huấn luyện truyền thống, trong đó giảng viên và học viên gặp trực tiếp để trao đổi kiến thức và kỹ năng. Các buổi huấn luyện có thể diễn ra dưới dạng hội thảo, khóa học, lớp học hoặc các buổi tọa đàm về pháp luật.
Huấn luyện trực tuyến
Hình thức này ngày càng trở nên phổ biến nhờ sự phát triển của công nghệ. Người học có thể tiếp cận các tài liệu pháp lý qua các khóa học trực tuyến, video, tài liệu điện tử hoặc nền tảng học trực tuyến.
Hình thức này phù hợp với các đối tượng học viên không thể tham gia huấn luyện trực tiếp hoặc muốn tự học theo tiến độ của mình.
Huấn luyện qua các chương trình đào tạo chuyên sâu
Các chương trình đào tạo này thường kéo dài trong một khoảng thời gian dài và chuyên sâu về một lĩnh vực pháp luật cụ thể, chẳng hạn như pháp luật doanh nghiệp, pháp luật lao động, hoặc pháp luật bảo hiểm,…
Đối tượng của chương trình huấn luyện là những người làm việc trong lĩnh vực pháp lý hoặc những cá nhân có nhu cầu hiểu biết sâu về lĩnh vực pháp lý nhất định.
Huấn luyện qua các buổi hội thảo, tọa đàm
Việc tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm về các vấn đề pháp lý với sự tham gia của các chuyên gia, luật sư và học viên. Các buổi hội thảo, tọa đàm này tạo ra cơ hội trao đổi kiến thức, kinh nghiệm và giải đáp thắc mắc về các vấn đề pháp lý cụ thể.
Huấn luyện qua thực hành thực tế
Hình thức này tổ chức các buổi huấn luyện mô phỏng các tình huống pháp lý để học viên thực hành, ví dụ như tổ chức phiên tòa giả định, cuộc họp xử lý tranh chấp,… Phương pháp này giúp học viên phát triển kỹ năng thực tế trong việc áp dụng pháp luật.
Có thể thấy, huấn luyện pháp luật là rất cần thiết và có vai trò vô cùng quan trọng đối với cả doanh nghiệp cũng như các tổ chức, cá nhân khác. Nếu khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ huấn luyện pháp luật, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được tư vấn hỗ trợ tốt nhất!