Tự công bố sản phẩm là một thủ tục mà các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm tự thực hiện công bố chất lượng, an toàn sản phẩm của mình. Theo đó, doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thông tin sản phẩm đã công bố. Vậy khi có tiến hành tự công bố thực phẩm, khách hàng cần lưu ý những gì? Sau đây, Luật Việt An sẽ cung cấp dịch vụ tự công bố thực phẩm trọn gói.
Tại sao cần tiến hành tự công bố thực phẩm?
Doanh nghiệp có giấy công bố sản phẩm thực phẩm sẽ tạo dựng thương hiệu đảm bảo chất lượng sản phẩm thực phẩm, đạt yêu cầu chất lượng tối thiểu của các nhà bán lẻ tại Việt Nam
Mở rộng phạm vi phân phối sản phẩm và tăng giá thành sản phẩm chất lượng so với các sản phẩm không có giấy công bố được tổ chức có thẩm quyền công nhận.
Tăng mức độ uy tín của thương hiệu trong các chiến dịch truyền thông, quảng cáo;
Tạo điều kiện thuận lợi đẩy mạnh kinh doanh, xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài
Doanh nghiệp sẽ tạo lợi thế so với các sản phẩm, hàng hóa cùng loại của doanh nghiệp đối thủ nhưng chưa hoàn thành thủ tục công bố.
Giúp cho cơ quan chức năng dễ dàng quản lý về vấn đề an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng, kiểm soát chất lượng thành phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm trong quá trình kinh doanh.
Những thực phẩm nào cần phải tiến hành thủ tục tự công bố thực phẩm?
Các mặt hàng thực phẩm nằm trong danh mục được phép tự công bố theo Điều 4 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 155/2018/NĐ-CP bao gồm:
Lưu ý trừ các sản phẩm sau:
Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.
Sản phẩm thuộc đối tượng đăng ký bản công bố sản phẩm theo Điều 6 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP.
Hồ sơ tự công bố bao gồm những giấy tờ gì?
Theo khoản Điều 5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 155/2018/NĐ-CP, hồ sơ tự công bố thực phẩm bao gồm:
Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định:
Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm: Trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).
Giấy ủy quyền cho Luật Việt An tiến hành thủ tục.
Lưu ý:
Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt
Trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng.
Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.
Những thông tin, tài liệu khách hàng cần cung cấp khi sử dụng dịch vụ tự công bố thực phẩm trọn gói của Luật Việt An
Khi sử dụng dịch vụ tự công bố thực phẩm của Luật Việt An, khách hàng cần lưu ý cung cấp những thông tin, tài liệu, giấy tờ sau:
Thông tin về tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm
Tên tổ chức, cá nhân
Địa chỉ
Điện thoại, E-mail
Mã số doanh nghiệp
Số hiệu, cơ quan cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP (đối với cơ sở thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định)
Thông tin về thực phẩm
Tên sản phẩm
Thành phần
Thời hạn sử dụng sản phẩm
Quy cách đóng gói và chất liệu bao bì:
Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất sản phẩm (trường hợp thuê cơ sở sản xuất)
Mẫu nhãn sản phẩm
Đính kèm mẫu nhãn sản phẩm hoặc mẫu nhãn sản phẩm dự kiến
Lưu ý các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tự công bố thực phẩm cần đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm theo một trong các tiêu chuẩn sau:
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia;
Thông tư của các bộ, ngành; hoặc Quy chuẩn kỹ thuật địa phương;
Tiêu chuẩn Quốc gia (trong trường hợp chưa có các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Thông tư của các Bộ ngành, Quy chuẩn kỹ thuật địa phương);
Tiêu chuẩn của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex), Tiêu chuẩn khu vực, Tiêu chuẩn nước ngoài (trong trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Thông tư của các bộ ngành, Quy chuẩn kỹ thuật địa phương, Tiêu chuẩn quốc gia); hoặc
Tiêu chuẩn nhà sản xuất đính kèm (trong trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Thông tư của các bộ ngành, Quy chuẩn kỹ thuật địa phương, Tiêu chuẩn quốc gia, Tiêu chuẩn của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex), Tiêu chuẩn khu vực, Tiêu chuẩn nước ngoài).
Tổ chức, cá nhân tiến hành tự công bố sản phẩm tại địa điểm nào?
Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên:
Phương tiện thông tin đại chúng hoặc;
Trang thông tin điện tử của mình hoặc;
Niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm.
Lưu ý: Trong trường hợp chưa có Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân nộp 01 bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận. Cụ thể thẩm quyền cơ quan như sau:
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố/ tỉnh
Công ty sản xuất/ Nhập khẩu các sản phẩm:
Nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, đá thực phẩm (nước đá dùng liền và nước đá dùng để chế biến thực phẩm);
Phụ gia, hương liệu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;
Các vi chất bổ sung vào thực phẩm;
Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm;
Sở Công Thương thành phố/ tỉnh
Công ty sản xuất/ Nhập khẩu các sản phẩm:
Bia, rượu, đồ uống có cồn, nước giải khát;
Sữa và các sản phẩm từ sữa;
Dầu thực vật;
Bột, tinh bột, các loại bánh làm từ bột và tinh bột;
Bánh, mứt, kẹo
Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản thành phố/ tỉnh
Công ty sản xuất/ Nhập khẩu các sản phẩm:
Ngũ cốc đã sơ chế, chế biến (trừ ngũ cốc dạng bột);
Sản phẩm chế biến từ thịt và phụ phẩm ăn của gia súc, gia cầm;
Sản phẩm phối chế có chứa thịt như giò, chả, nem, lạp sườn, salami, xúc xích, dăm bông, pate, thịt bao bột…
Sản phẩm chế biến từ thủy sản và các phụ phẩm thủy sản dùng làm thực phẩm như nước mắm, thủy sản tẩm bột, ruốc,…
Mỡ và dầu có nguồn gốc từ thủy sản được tinh chế hoặc chưa tinh chế dùng làm thực phẩm;
Rau, củ, quả chế biến như trái cây sấy, trứng động vật đã sơ chế, chế biến;
Muối, gia vị, đường;
UBND cấp quận/ huyện
Hộ kinh doanh sản xuất/ Nhập khẩu các sản phẩm nêu trên.
Thời gian thực hiện tự công bố sản phẩm là bao lâu?
Với kinh nghiệm đã và đang thực hiện thủ tục công bố nhiều thực phẩm như bánh chưng, bánh kẹo, bao gói chay, phụ gia thực phẩm,…, Luật Việt An đảm bảo về thời gian thực hiện, không phát sinh, không kéo dài thời hạn khi quý khách hàng sử dụng dịch vụ tự công bố sản phẩm của Luật Việt An.
Dịch vụ tự công bố thực phẩm trọn gói của Luật Việt An thông thường hỗ trợ trong 07 đến 15 ngày tùy theo kết quả thử nghiệm từng loại thực phẩm khác nhau và thời gian đáp ứng đầy đủ bộ hồ sơ của tổ chức, cá nhân cung cấp. Trong đó:
Thời gian kiểm nghiệm sản phẩm: 5 – 7 ngày tính từ ngày nhận mẫu sản phẩm.
Thời gian đăng ký công bố chất lượng sản phẩm: 5 – 7 ngày tính từ ngày nộp hồ sơ.
Phí, lệ phí khi tiến hành tự công bố sản phẩm
Khi tiến hành thủ tục tự công bố sản phẩm sẽ không mất lệ phí nhà nước. Tuy nhiên, khách hàng lưu ý những chi phí như sau:
Tổ chức, cá nhân có yêu cầu lấy mẫu và kiểm nghiệm thực phẩm phải tự chi trả chi phí lấy mẫu, chi phí kiểm nghiệm, dịch mẫu nhãn , xây dựng các chỉ tiêu,…
Phí khi sử dụng dịch vụ tự công bố thực phẩm của Luật Việt An. Luật Việt An sẽ hỗ trợ tư vấn hồ sơ, thủ tục với chi phí hợp lý nhất.
Các bước tự công bố thực phẩm
Không công bố thực phẩm thì bị xử phạt như thế nào?
Hình thức phạt tiền
Theo khoản 2 Điều 3 và khoản 4 Điều 20 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 124/2021/NĐ-CP, nếu doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thực phẩm mà không có bản tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật, có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.
Mức phạt tiền có thể từ 40 – 50 triệu đồng đối với cá nhân hoặc từ 80 – 100 triệu đồng đối với tổ chức.
Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả
Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể phải chịu các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả như:
Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất từ 01 – 03 tháng.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi; buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế, hoặc buộc tiêu hủy sản phẩm thực phẩm vi phạm.
Cam kết khi sử dụng dịch vụ tự công bố thực phẩm trọn gói của Luật Việt An
Phân loại rõ sản phẩm thuộc đối tượng công bố nào để bắt đầu thủ tục chính xác.
Tư vấn kiểm nghiệm thực phẩm; dịch mẫu nhãn sản phẩm, các tiêu chuẩn sản phẩm.
Đảm bảo soạn thảo hồ sơ tự công bố thực phẩm đầy đủ, chính xác trên thông tin khách hàng cung cấp.
Đại diện khách hàng nộp hồ sơ, theo dõi hồ sơ và trả kết quả cho khách hàng nhanh chóng
Dịch vụ xin Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm với thời gian tối ưu nhất.