Điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức

Vận tải đa phương thức đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế. Người kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức tham gia vào hoạt động này phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật tương ứng với mỗi phương thức vận tải. Trong bài viết sau đây, Luật Việt An tập trung vào việc phân tích và đánh giá các quy định pháp luật của Việt Nam về điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức.

Kinh doanh vận tải logistics

Cơ sở pháp lý

  • Nghị định số 87/2009/NĐ-CP về vận tải đa phương thức, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 89/2011/NĐ-CP và Nghị định 144/2018/NĐ-CP;

Vận tải đa phương thức là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 87/2009/NĐ-CP, vận tải đa phương thức là việc vận chuyển hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trên cơ sở hợp đồng vận tải đa phương thức. Cụ thể, việc vận tải đa phương thức phải được thực hiện trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức, một chứng từ vận tải và chỉ một chủ thể chịu trách nhiệm về hàng hóa trong suốt quá trình chuyên chở từ một địa điểm ban đầu đến một địa điểm được chỉ định để giao hàng.

Đặc điểm của dịch vụ vận tải đa phương thức

  • Có sự tham gia của ít nhất 2 phương thức vận chuyển hàng hóa trở lên;
  • Để thực hiện xếp dỡ hàng hóa sẽ do đơn vị vận chuyển thực hiện và phải là những đơn vị xếp dỡ tiêu chuẩn tham gia chuỗi vận chuyển một cách liên tục;
  • Bao bì hàng hóa sẽ không được mở ra khi thay đổi phương thức vận chuyển;
  • Người kinh doanh dịch vụ vận chuyển đa phương thức sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa và giao đến tay người nhận;
  • Trong quá trình vận chuyển cũng sẽ có một số tổ chức vận tải đơn giản hóa chứng từ và giá cả hàng hóa;
  • Hàng hóa sẽ được vận chuyển liên tục với chi phí hiệu quả đồng thời đáp ứng được nhu cầu của chủ hàng dựa trên cơ sở đơn giản hóa chứng từ.

Các mô hình vận tải đa phương thức thông dụng

Mô hình vận tải đường biển – vận tải hàng không

Việc vận tải hàng hóa bằng mô hình vận tải biển kết hợp với mô hình vận tải hàng không sẽ phá huy được tối đa ưu điểm về tính nhanh chóng và tối ưu. Hàng hóa không những đảm bảo được vận chuyển với số lượng lớn theo đường biển mà còn đảm bảo tốc độ vận chuyển nhanh chóng bằng đường hàng không.

Mô hình vận tải đường bộ – vận tải hàng không

Đây được xem là mô hình vận tải kết hợp đươc tính linh hoạt cơ động và tốc độ, đáp ứng được nhu cầu gom hàng, phân phối hàng hóa ở giai đoạn đầu và cuối của nguyên quá trình vận chuyển.

Mô hình vận tải đường sắt – vận tải đường bộ

Sự kết hợp của hai mô hình này trong vận tải hàng hóa nhằm phát huy ưu điểm giữa tính an toàn và tốc độ cùng với tính cơ động và linh hoạt mà hai loại phương tiện này sở hữu. Tuy nhiên, có một điểm hạn chế của mô hình này chính là chỉ có thể chấp nhận với những hợp đồng vận chuyển khi điểm giao nhận có đường sắt đi qua.

Mô hình vận tải đường sắt – đường bộ – vận tải nội thuỷ – vận tải đường biển

Mô hình vận tải này kết hợp hầu hết các phương tiện vận tải hiện có trong một quy trình, và mô hình này phù hợp để chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu. Thông thường mô hình này sẽ thích hợp với hình thức vận chuyển container đường sắt trên các tuyến vận chuyển không yêu cầu cao về thời gian vận chuyển.

Mô hình cầu lục địa

Mô hình vận chuyển này thực chất là sự kết hợp của hình thức vận tải đường biển và vận tải trên đất liền. Với mô hình này, vận tải đường biển chiếm vai trò rất quan trọng. Do đó, thời gian vận chuyển cũng khá lâu, phù hợp với quy mô hàng hóa lớn và không yêu cầu gấp rút về mặt thời gian.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức

Theo cam kết quốc tế của Việt Nam

Cam kết Việt Nam – WTO về dịch vụ vận tải đa phương thức

Gia nhập WTO, Việt Nam đưa ra cam kết mở cửa thị trường đối với các loại dịch vụ vận tải sau đây:

  • Đối với dịch vụ vận tải biển: cam kết mở cửa đối với các dịch vụ vận tải hành khách và vận tải hàng hóa, trừ vận tải nội địa (vận tải ven bờ);
  • Đối với dịch vụ vận tải đường thuỷ nội địa: cam kết mở cửa đối với dịch vụ vận tải hành khách và vận tải hàng hóa;
  • Dối với dịch vụ vận tải hàng không: cam kết mở cửa các lĩnh vực dịch vụ bán và tiếp thị sản phẩm hàng không, dịch vụ đặt chỗ, giữ chỗ bằng máy tính, dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa máy bay;
  • Đối với dịch vụ vận tải đường sắt: cam kết mở cửa các dịch vụ vận tải hành khách và vận tải hàng hóa;
  • Đối với dịch vụ vận tải đường bộ: cam kết mở cửa dịch vụ vận tải hành khách và vận tải hàng hóa;
  • Đối với dịch vụ hỗ trợ các phương thức vận tải: cam kết mở cửa các dịch vụ xếp dỡ container, dịch vụ thông quan (môi giới hải quan), dịch vụ kho bãi container (lưu kho container trong khu vực cảng hay trong nội địa nhằm chất hàng vào/dỡ hàng ra, sửa chữa và chuẩn bị container sẵn sàng cho việc gửi hàng).

Khi kinh doanh vận tải đa phương thức, nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện tiếp cận thị trường đối với từng phương thức vận tải đăng ký.

Theo quy định pháp luật nội địa

Kinh doanh vận tải đa phương thức gồm hai hình thức chính là kinh doanh vận tải đa phương thức nội địa và kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế và có những điều kiện riêng áp dụng cho từng hình thức.

Tuy nhiên, Nghị định 144/2018/NĐ-CP được ban hành đã bãi bỏ ngành nghề kinh doanh có điều kiện là ngành nghề kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức nội địa. Có thể hiểu, việc loại bỏ này là do việc kiểm soát rủi ro đối với hoạt động vận tải đa phương thức đã có pháp luật chuyên ngành của từng phương thức điều chỉnh, do đó không cần thiết phải quy định thêm điều kiện kinh doanh tạo thành hai tầng điều kiện. Đồng thời, Nghị định 144/2018/NĐ-CP cũng đơn giản hóa các điều kiện đối với kinh doanh dịch vụ đa phương thức quốc tế.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức quốc tế được quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 144/2018/NĐ-CP, cụ thể:

Doanh nghiệp, hợp tác xã Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam

Doanh nghiệp, hợp tác xã Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế sau khi có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  • Duy trì tài sản tối thiểu tương đương 80.000 SDR hoặc có bảo lãnh tương đương hoặc có phương án tài chính thay thế theo quy định của pháp luật;
  • Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương.

Doanh nghiệp của các quốc gia là thành viên Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức, doanh nghiệp của quốc gia đã ký điều ước quốc tế với Việt Nam về vận tải đa phương thức

Doanh nghiệp của các quốc gia là thành viên Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức hoặc là doanh nghiệp của quốc gia đã ký điều ước quốc tế với Việt Nam về vận tải đa phương thức chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế sau khi có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế của Việt Nam trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải đa phương thực quốc tế hoặc giấy tờ tương đương do cơ quan có thẩm quyền nước đó cấp;
  • Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương.

Có thể thấy, theo quy định pháp luật hiện hành, các quy định về việc yêu cầu nhà đầu tư, doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã được bãi bỏ. Các doanh nghiệp đã được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế của Việt Nam trước thời điểm Nghị định 144/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành được tiếp tục hoạt động đến hết thời hạn của Giấy phép đó. Bên cạnh đó, không còn sự phân biệt giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài như trước, đồng thời Chính phủ cũng tạo điều kiện ưu đãi hơn cho các doanh nghiệp thuộc các nước thành viên Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức hoặc doanh nghiệp của quốc gia đã ký điều ước quốc tế với Việt Nam về vận tải đa phương thức nhằm thu hút đầu tư.

Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức

Kinh doanh vận tải đa phương thức là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư 2020, do vậy chủ thể trước khi tiến hành kinh doanh cần phải xin giấy phép theo quy định của pháp luật. Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức được quy định cụ thể tại Nghị định 87/2009/NĐ-CP và các văn bản sủa đổi bổ sung như sau:

Hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức

Hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế;
  • Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc bản sao chứng thực Giấy phép đầu tư trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế;
  • Xác nhận giá trị tài sản doanh nghiệp của cơ quan tài chính quản lý doanh nghiệp hoặc Kiểm toán Nhà nước, doanh nghiệp kiểm toán. Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện kiểm toán thì phải được tổ chức ngân hàng bảo lãnh tương đương.

Giấy tờ khách hàng cần cung cấp

  • 02 bản sao y chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty có đăng ký ngành nghề kinh doanh vận tải đa phương thức.
  • 02 bản gốc Báo cáo tài chính có kiểm toán xác nhận giá trị tài sản doanh nghiệp ≥ 2,5 tỷ đồng.
  • 02 bản sao ý chứng thực Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức (ký với doanh nghiệp bảo hiểm).

Dịch vụ tư vấn kinh doanh vận tải đa phương thức của Luật Việt An

  • Tư vấn điều kiện thành lập công ty kinh doanh vận tải đa phương thức;
  • Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ thành lập công ty, xin giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức cho khách hàng;
  • Đại diện khách hàng thực hiện các thủ tục thành lập và xin giấy phép tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Tư vấn thường xuyên cho khách hàng trong quá trình thành lập và hoạt động vận tải đa phương thức tại Việt Nam.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ về kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức xin vui lòng liên hệ công ty Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Thủ tục hành chính liên quan đến thành lập doanh nghiệp

    Thủ tục hành chính liên quan đến thành lập doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title