Điều kiện người nước ngoài làm giám đốc công ty Việt Nam

Với bối cảnh nền kinh tế ngày càng hội nhập và phát triển, nên không ít công ty ở Việt Nam mời người nước ngoài giữ vị trí giám đốc công ty nhằm thúc đẩy thị trường và gia tăng hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, trường hợp người nước ngoài làm giám đốc công ty Việt Nam phải đáp ứng một số điều kiện nhất định. Bài viết dưới đây, Luật Việt An sẽ giải đáp những điều kiện người nước ngoài làm giám đốc công ty Việt Nam.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Lao động năm 2019;
  • Luật Doanh nghiệp năm 2020;
  • Nghị định số 152/2020/NĐ-CP quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 70/2023/NĐ-CP.

Giám đốc là gì?

Căn cứ Khoản 1 Điều 63 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định: “Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.”

Một công ty có thể có một hoặc nhiều giám đốc tùy theo quy định của điều lệ công ty. Các công ty Việt Nam có thể thuê hoặc bổ nhiệm người nước ngoài làm giám đốc công ty nhưng để được làm việc hợp pháp tại Việt Nam, người nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện và hoàn thiện các thủ tục xin cấp giấy phép lao động.

Điều kiện để người nước ngoài làm giám đốc công ty Việt Nam

Giám đốc là một chức danh, chức vụ trong doanh nghiệp, bởi vậy người nước ngoài làm giám đốc cũng sẽ được coi là lao động nước ngoài và phải đáp ứng các điều kiện:

  • Thứ nhất, điều kiện về cư trú: người nước ngoài phải cư trú tại Việt Nam, có thẻ tạm trú hoặc thường trú lâu dài tại Việt Nam
  • Thứ hai, năng lực dân sự. Người nước ngoài làm giám đốc công ty Việt Nam phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng không được quản lý doanh nghiệp theo quy định.
  • Thứ ba, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty và điều kiện khác do điều lệ công ty quy định..

Điều kiện về chủ thể để người lao động nước ngoài mới có thể làm việc tại Việt Nam

Căn cứ Khoản 1 Điều 151 Bộ luật Lao động năm 2019 thì người lao động nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện sau đây mới có thể làm việc tại Việt Nam. Cụ thể như sau:

  • Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  • Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.
  • Có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
  • Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;
  • giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ những người lao động làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
  • Thời hạn của hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không được vượt quá thời hạn của Giấy phép lao động. Khi sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
  • Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam và được pháp luật Việt Nam bảo vệ, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Điều kiện về tuyển dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Căn cứ Điều 152 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định điều kiện tuyển dụng, sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

  • Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu chỉ được tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm vị trí công việc quản lý, điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
  • Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân trước khi tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải giải trình nhu cầu sử dụng lao động và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Nhà thầu trước khi tuyển và sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải kê khai cụ thể các vị trí công việc, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, kinh nghiệm làm việc, thời gian làm việc cần sử dụng lao động nước ngoài để thực hiện gói thầu và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Như vậy, trước khi doanh nghiệp tuyển dụng lao động nước ngoài làm giám đốc công ty phải tiến hành làm văn bản giải trình nhu cầu sử dụng lao động tới Sở Lao động Thương binh và xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Trong văn bản giải trình, doanh nghiệp phải chứng minh được người lao động nước ngoài giữ vị trí giám đốc đó đáp ứng được điều kiện làm việc và phải được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều kiện để trở thành Giám đốc công ty Việt Nam

Căn cứ theo Điều 64 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định tiêu chuẩn và điều kiện để làm giám đốc. Theo đó, để người nước ngoài làm giám đốc công ty ở Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện cơ bản sau:

  • Không thuộc đối tượng quy định không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
  • Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty và điều kiện khác do Điều lệ công ty quy định. Căn cứ theo Nghị định số 152/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 70/2023/NĐ-CP, người lao động nước ngoài là giám đốc điều hành phải đáp ứng điều kiện như sau: “Được đào tạo ít nhất 1 năm và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam”.
  • Đối với doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện quy định và không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý công ty, Kiểm soát viên của công ty và của công ty mẹ; người đại diện phần vốn của doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty và công ty mẹ.

Điều kiện về thủ tục và hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho chức danh giám đốc?

Ngoài đáp ứng các điều kiện về mặt nội dung, để người nước ngoài làm giám đốc công ty Việt Nam còn phải đáp ứng các điều kiện về mặt hình thức.Tức là, công ty phải hoàn tất các thủ tục và hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài:

Bước 1: Nộp hồ sơ xin công văn chấp thuận nhu cầu sử dụng người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lao động

Căn cứ theo điểm a Khoản 1 Điều Nghị định số 70/2023/NĐ-CP quy định về việc xác định nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài: “Trước ít nhất 15 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được và báo cáo giải trình với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc”.

Thời hạn giải quyết: tối đa là 10 ngày làm việc kể từ ngàynhận được báo cáo giải trình, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ phản hồi chấp thuận hoặc không chấp thuận.

Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho cơ quan có thẩm quyền cấp phép lao động.

Hồ sơ cấp mới giấy phép lao động cho chức danh quản lý là giám đốc công ty sẽ bao gồm những tài liệu sau:

  • Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài theo mẫu quy định.
  • Văn bản xác nhận, chứng minh là giám đốc bao gồm các nội dung: điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận thành lập hoặc quyết định thành lập hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương; Nghị quyết hoặc Quyết định bổ nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
  • Văn bản chấp thuận về việc doanh nghiệp được sử dụng lao động nước ngoài của cơ quan có thẩm quyền cấp.
  • Quyết định bổ nhiệm người nước ngoài vào vị trí giám đốc.
  • Giấy chứng nhận sức khỏe khám tại nước ngoài hoặc bệnh viện, cơ sở y tế tại Việt Nam theo quy định Bộ Y tế (trong 12 tháng gần nhất).
  • Phiếu lý lịch tư pháp Việt Nam hoặc văn bản xác nhận người nước ngoài không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài cấp, có thời hạn không quá 6 tháng từ ngày cấp;
  • Bản sao công chứng hoặc chứng thực hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật (kèm theo Visa Việt Nam còn đủ thời hạn để làm giấy phép lao động).
  • 2 ảnh màu (ảnh được nộp không quá 6 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ).

Lưu ý: Các giấy tờ như bằng cấp, kinh nghiệm làm việc, văn bản xác nhận lý lịch tưu pháp, giấy khám sức khỏe…do cơ quan nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch công chứng, chứng thực sang tiếng Việt.

Trên đây là một số điều kiện người nước ngoài làm giám đốc công ty Việt Nam mà Luật Việt An thông tin đến Quý khách. Quý khách hàng có thắc mắc gì về tư vấn quan hệ lao động, pháp luật doanh nghiệp, thành lập công ty, thay đổi đăng ký kinh doanh hãy liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ hiệu quả nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Thông tin nhà đầu tư cần biết

    Thông tin nhà đầu tư cần biết

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO