Điều kiện thành lập công ty lập trình

Hiện nay, hoạt động của các lĩnh vực diễn ra vô cùng sôi nổi trên không gian mạng. Thông qua những trang web, các ứng dụng,… con người có thể thực hiện được các theo tác một cách nhanh chóng và thuận tiện, đó là nhờ sự phát triển của hoạt động lập trình phần mềm. Đã có không ít công ty lựa chọn thành lập công ty lập trình để thực hiện hoạt động này. Trong bài viết sau đây, Luật Việt An sẽ cung cấp các thông tin liên quan đế điều kiện thành lập lập trình theo quy định của pháp luật hiện hành.

Thành lập công ty lập trình

Căn cứ pháp lý

  • Biểu cam kết thương mại dịch vụ của Việt Nam trong GATS (General Agreement on Trade in Services).
  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về đăng kí doanh nghiệp;
  • Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn đăng kí doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung bởi 02/2023/TT-BKHĐT;
  • Quyết định 27/2018/QĐ-Ttg ngày 06/07/2018 Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

Lập trình thuộc mã ngành kinh tế nào?

Căn cứ theo Quyết định 27/2018/QĐ-Ttg, lập trình thuộc mã ngành nghề 6201:

  • Nhóm này gồm: Hoạt động viết, sửa, thử nghiệm và trợ giúp các phần mềm theo yêu cầu sử dụng riêng biệt của từng khách hàng.
  • Nhóm này cũng gồm: Lập trình các phần mềm nhúng.

Điều kiện thành lập công ty lập trình

Điều kiện tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài

Thành lập công ty lập trình thuộc một trong các dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan được quy định trong GATS – Tên viết tắt của Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (General Agreement on Trade in Services) là một Hiệp định thuộc hệ thống WTO, ra đời năm 1995, quy định các nguyên tắc về thương mại dịch vụ mà Việt Nam đã tham gia.

Nâng cao điều ước quốc tế khi tham gia vào các quan hệ quốc tế luôn được Việt Nam đề cao. Vì vậy, đối với nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty lập trình ở Việt Nam thì điệu kiện tiếp cận thị trường được quy định như sau:

Ngành và phân ngành Hạn chế tiếp cận thị trường Hạn chế đối xử quốc gia
Dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan (CPC 841-845, CPC 849) (3) Không hạn chế, ngoại trừ:

Trong vòng 2 năm kể từ ngày gia nhập WTO, các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài chỉ được cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Sau 3 năm kể từ khi gia nhập, cho phép thành lập chi nhánh.

(3) Không hạn chế, ngoại trừ trưởng chi nhánh phải là người thường trú tại Việt Nam.

Sản xuất sản phẩm phần mềm, dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin; sản xuất sản phẩm an toàn thông tin mạng và cung cấp dịch vụ an toàn thông tin mạng đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng; là các ngành được đặc biệt ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư. Do vậy, Nhà nước luôn có cơ chế khuyến khích việc xây dựng các nhà máy sản xuất trong lĩnh vực này từ nguồn vốn của nhà đầu tư nước ngoài.

Điều kiện chung của pháp luật khi thành lập doanh nghiệp

Do lập trình không phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên việc thành lập công ty lập trình chỉ cần đáp ứng được các điều kiện khi thành lập doanh nghiệp của pháp luật doanh nghiệp.

Điều kiện về chủ thể công ty

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17.

Điều kiện về hồ sơ đăng kí thành lập doanh nghiệp

Mỗi loại hình doanh nghiệp đều được Luật Doanh nghiệp và Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định rõ về các tài liệu cần có khi các nhà đầu tư có nguyện vọng đăng kí thành lập doanh nghiệp

Quý khách có thể liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ hồ sơ thành lập doanh nghiệp theo quy định.

Điều kiện về điều lệ của doanh nghiệp

Điều lệ của công ty được coi là nội quy riêng của doanh nghệp đó nhằm điều chỉnh cách thức hoạt động và xác định nhiệm vụ quyền hạn của các thành viên. Tuy nhiên, trước khi được cấp giấy Đăng kí doanh nghiệp, Điều lệ của công ty không chỉ là những quyết định chung của các chủ sở hữu mà còn phải đáp ứng được những quy định của pháp luật quy định chung về Điều lệ của công ty tại Điều 24 Luật Doanh nghiêp 2020.

Quý khách có thể liên hệ Luật Việt An để được tư vấn và hỗ trợ soạn thảo Điều lệ công ty.

Điều kiện về tài sản góp vốn vào công ty

  • Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
  • Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.
  • Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty.

Điều kiện về tên doanh nghiệp

  • Tên doanh nghiệp bao gồm hai thành tố: “ Loại hình doanh nghiệp”+ “Tên riêng”.
  • Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
  • Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Điều kiện về tổ chức, quản lí công ty

Mỗi một loại hình công ty đều được Luật Doanh nghiệp quy định một mô hình tổ chức, quản lí khác nhau.

Để tìm hiểu rõ về mô hình công ty mà quý khách có ý định thành lập, quy khách có thể liên hệ Luật An Việt để được tư vấn.

Như vậy, dù là thành lập công ty lập trình với vốn của các nhà đầu tư trong nước hay có vốn của nhà đầu tư nước ngoài thì đều cần phải đáp ứng được các yếu tố quy định về điều kiện thành lập doanh nhiệp trong Luật Doanh nghiệp 2020.

Điểm khác biệt về thủ tục khi thành lập công ty lập trình của nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài

Tiêu chí Công ty có vốn đầu tư trong nước Công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Điều kiện tiếp cận thị trường Không quy định Nhà đầu tư phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường khi kinh doanh các  ngành, nghề thuộc Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài
Điều kiện đầu tư Không yêu cầu giấy chứng nhận đầu tư Theo khoản 1 Điều 36 Luật đầu tư 2020 thì nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập công ty cổ phần tại Việt Nam trước hết phải được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Các bước đăng kí thành lập công ty lập trình Bước 1: Nộp Giấy đăng kí doanh nghiệp và các tài liệu liên quan

Bước 2: Nhận Giấy đăng kí doanh nghiệp và hoàn tất các yêu cầu kinh doanh sau đó (khắc con dấu, mở tài khoản, thuế….)

Bước 1: Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với dự án đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Bước 2 : Thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép đăng ký kinh doanh.

Bước 3 : Nhận kết quả và hoàn tất các thủ tục về thuế nhà đầu tư.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn hoặc hỗ trợ liên quan đến điều kiện thành lập công ty lập trình, xin vui lòng liên hệ đến dịch vụ thành lập công ty của Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Thủ tục hành chính liên quan đến thành lập doanh nghiệp

    Thủ tục hành chính liên quan đến thành lập doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO