Điều kiện thành lập công ty Marketing

Marketing là một trong những cách giúp doanh nghiệp mang thương hiệu đến gần hơn với khách hàng, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ trên thị trường. Cũng vì tầm quan trọng của nó, những công ty Marketing cũng vì thể mà được thành lập như một xu hướng tất yếu của thị trường. Vậy để thành lập công ty Markerting cần có những điều kiện gì?  Bài viết dưới đây, Công ty luật Việt An sẽ cung cấp cho quý khách hàng những thông tin cần thiết về điều kiện thành lập công ty Marketing.

Công ty Marketing

Cở sở pháp lý

  • Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam;
  • Luật Doanh nghiệp năm 2020;
  • Luật Đầu tư năm 2020;
  • Nghị định 31/2021/NĐ-CP về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

Công ty Marketing là gì?

Công ty Marketing là loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tiếp thi sản phẩm và xây dựng phát triển thương hiệu. Với mong muốn tìm hiểu và thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng, công ty Marketing là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng mục tiêu.

Trong thời đại phát triển công nghệ thông tin, thói quen tìm kiếm thông tin và quyết định mua hàng của người tiêu dùng thay đổi đáng kể. Vì thế hoạt động Marketing đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp.

Các ngành nghề kinh doanh cần phải đăng ký kinh doanh đối với công ty marketing bao gồm:

  • Quảng cáo;
  • Kinh doanh dịch vụ phát hành và phổ biến phim;
  • Dịch vụ nghiên cứu thị trường;
  • Dịch vụ tư vấn quản lý.

Điều kiện thành lập công ty Marketing

Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài

Đối với dịch vụ quảng cáo (trừ dịch vụ quảng cáo thuốc lá):

  • Nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư tại Việt Nam dưới dạng thành lập liên doanh hoặc tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) với đối tác Việt Nam đã được phép kinh doanh dịch vụ quảng cáo.
  • Hiện nay, Việt Nam không còn hạn chế tỷ lệ góp vốn của phía nước ngoài trong liên doanh.
  • Ngoài ra, việc thực hiện quảng cáo sản phẩm về rượu phải tuân thủ các quy định của Nhà nước được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử.

Đối với dịch vụ sản xuất, phát hành và chiếu phim:

  • Việt Nam chỉ cam kết mở cửa với hình thức đầu tư dưới dạng hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) hoặc liên doanh với đối tác Việt Nam đã được phép cung cấp các dịch vụ này tại Việt Nam.
  • Phần vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 51% vốn pháp định của liên doanh.

Điều kiện thành lập theo pháp luật Việt Nam

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp

Lựa chọn 4 loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam hiện nay theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, bao gồm:

  • Công ty TNHH 01 thành viên và công ty TNHH 02 thành viên trở lên;
  • Công ty Cổ phần;
  • Công ty hợp danh;
  • Doanh nghiệp tư nhân.

Lựa chọn tên công ty và địa chỉ đặt trụ sở

Về tên doanh nghiệp: Không được đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp nước ngoài khác đã đăng ký trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, trừ những đơn vị đã giải thể hoặc tòa án tuyên bố phá sản theo quy định tại Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020.

Để xác định tên công ty quý khách hàng có bị trùng với những công ty khác hay không, Quý khách truy cập vào đường link dưới đây để kiểm tra: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx

Về trụ sở doanh nghiệp: doanh nghiệp có thể sử dụng nhà riêng của cá nhân hoặc bạn bè đặt trụ sở của doanh nghiệp, tuy nhiên không được sử dụng chung cư hay các khu nhà ở tập thể dùng cho mục đích để ở làm trụ sở doanh nghiệp. Địa chỉ đặt trụ sở doanh nghiệp cần được ghi đầy đủ và chi tiết 4 cấp.

Vốn pháp định

Pháp luật Việt Nam nói chung và Luật Doanh nghiệp nói riêng không quy định cụ thể mức vốn điều lệ khi thành lập công ty Marketing, doanh nghiệp cần dựa vào quy mô cũng như dự án kinh doanh mà lựa chọn đăng ký mức vốn điều lệ thích hợp.

Lựa chọn ngành nghề theo quy định pháp luật

Khi thành lập công ty Marketing, doanh nghiệp cần phải lựa chọn những ngành nghề sau đây:

Mã ngành Tên ngành
8230 Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại
9000 Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí (Hoạt động của các cơ sở và việc cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu cầu về thưởng thước văn hóa và giải trí cho khách hàng; Tổ chức các buổi biểu diễn kịch trực tiếp, các buổi hòa nhạc và opera hoặc các tác phẩm khiêu vũ và các tác phẩm sân khấu khác
7420 Hoạt động nhiếp ảnh, chụp ảnh cho tiêu dùng và thương mại
7320 Nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận
7310 Quảng cáo
5911 Hoạt động sản xuất phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình
5920 Hoạt động ghi âm và xuất bản âm nhạc
5913 Hoạt động phát hành phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình
5914 Hoạt động chiếu phim
7730 Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác: Thiết bị phát thanh; truyền hình và thông tin liên lạc chuyên môn; thiết bị sản xuất điện ảnh; thiết bị đo lường và điều khiển; dụng cụ máy; thiết bị khai khoáng và thăm dò dầu
5912 Hoạt động hậu kỳ (biên tập, truyền băng, đầu đề, phụ đề, giới thiệu phim, thuyết minh, đồ họa máy tính, sản xuất các hiệu ứng đặc biệt cho chuyển động)

Thủ tục thành lập công ty Marketing

Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Chỉ áp dụng với trường hợp công ty được thành lập với vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp tiến hành thủ tục tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư 2020.

Hồ sơ để quý khách hàng xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:

  • Bản sao căn cước công dân hay hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sáo Giấy chứng nhận thành lập hay tài liệu tương ứng khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
  • Văn bản đề nghị được thực hiện dực án đầu tư để xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
  • Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
  • Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.

Thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư quy định tại Điều 36 Nghị định 31/2021/NĐ-CP như sau:

  • Bước 1: Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm những nội dung quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư. Trường hợp dự án đầu tư thực hiện tại 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, nhà đầu tư nộp Hồ sơ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án;
  • Bước 2: Đối với dự án đầu tư đã triển khai hoạt động, nhà đầu tư nộp hồ sơ theo theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, trong đó đề xuất dự án đầu tư được thay bằng báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư từ thời điểm triển khai đến thời điểm đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
  • Bước 3: Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ khi dự án đáp ứng các điều kiện tại mục 2.1.

Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Dự thảo điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên/ cổ đông sáng lập (trong trường hợp là công ty trách nhiệm hữu hạng 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần);
  • Giấy tờ chứng thực của thành viên, người đại diện theo pháp luật;
  • Giấy tờ chứng thực của cá nhân còn hiệu lực hoặc của người đại diện (nếu có);
  • Văn bản xác nhận vốn pháp định;
  • Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, quý khách hàng có thể nộp hồ sơ thông qua hai hình thức sau:

  • Nộp hồ sơ doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh
  • Hồ sơ hợp lệ thì nhận giấy biên nhận và chờ kết quả. Đến ngày hẹn trên giấy biên nhận đến Phòng đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh để nhận kết quả;
  • Hồ sơ không hợp lệ thì tiến hành bổ sung sửa đổi hồ sơ theo yêu cầu, nộp lại hồ sơ và chờ kết quả.
  • Nộp hồ sơ doanh nghiệp qua mạng điện tử trên Cổng thông tin điện tử quốc gia: Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, scan toàn bộ hồ sơ, lập tài khoản đăng ký kinh doanh trên cổng thông tin điện tử quốc gia hoặc sử dụng chữ ký số để nộp hồ sơ qua mạng. Nhập dữ liệu vào phần kê khai thành lập doanh nghiệp và tải hồ sơ đã scan lên và nộp.

Bước 3: Làm con dấu pháp nhân

Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quý khách hàng đến cơ sở có chức năng khắc dấu để thực hiện việc làm con dấu pháp nhân cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp tiến hành khắc dấu công ty và bảo quản sử dụng theo quy chế nội bộ.

Bước 4: Các thủ tục khác sau khi thành lập

Sau khi thành lập doanh nghiệp, quý khách hàng phải tiến hành những thủ tục sau:

  • Tiến hành đăng ký kê khai thuế qua mạng điện tử;
  • Nộp tờ khai và nộp thuế môn bài;
  • Xin giấy phép kinh doanh điều kiện những ngành nghề kinh doanh có điều kiện;
  • Mở tài khoản ngân hàng công ty, đăng ký phát hành hóa đơn.

Lưu ý về thủ tục thành lập công ty Marketing

Chỉ khi thành lập công ty nước ngoài, chủ doanh nghiệp mới cần thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (Tức thực hiện bước 1). Đối với công ty chỉ có vốn Việt Nam người thành lập doanh nghiệp thực hiện từ bước 2 trở đi.

Dịch vụ thành lập công ty Marketing của Luật Việt An

  • Tư vấn các điều kiện, hồ sơ, thủ tục thành lập công ty Marketing;
  • Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty Marketing;
  • Đại diện khách hàng nộp hồ sơ thành lập công ty Marketing;
  • Tư vấn các thủ tục sau thành lập công ty Marketing;
  • Dịch vụ kê khai, đóng bảo hiểm xã hội, quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho công ty Marketing;
  • Đăng ký giao dịch ngoại hối khi doanh nghiệp mở chi nhánh công ty tại nước ngoài.
  • Hỗ trợ các thủ tục pháp lý, nội bộ hoạt động của công ty, chi nhánh công ty.

Trên đây là những thông tin về điều kiện thành lập công ty Marketing, quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc hay cần được giải đáp xin hãy liên hệ với Công ty Luật Việt An để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất. Trân trọng!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Thủ tục hành chính liên quan đến thành lập doanh nghiệp

    Thủ tục hành chính liên quan đến thành lập doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO