Công ty tài chính là một loại hình tổ chức về kinh doanh tín dụng phi ngân hàng với chức năng tiến hành sử dụng các nguồn vốn khác nhau để thực hiện các hoạt động liên quan đến tiền tệ, đóng vai trò quan trọng trong việc đóng góp vào nền kinh tế quốc gia. Do đó, các điều kiện cùng trình tự, thủ tục để thành lập công ty tài chính đang được rất nhiều cá nhân cũng như các doanh nghiệp quan tâm.
Cơ sở pháp lý
WTO, CPTPP
Luật Doanh nghiệp 2020.
Luật Đầu tư 2020
Luật Các tổ chức tín dụng 2010, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Thông tư 30/2015/TT-NHNN được sửa đổi bổ sung tại Thông tư 15/2016/TT-NHNN;
Thông tư 05/2023/TT-NHNN, Thông tư 01/2019/TT-NHNN .
Thông tư số 04/2010/TT-NHNN quy định việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng, được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 36/2015/TT-NHNN.
Điều kiện tiếp cận thị trường với nhà đầu tư nước ngoài
Theo cam kết WTO
Theo cam kết của Việt Nam trong WTO, Việt Nam mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thị trường dịch vụ tài chính ở Việt Nam cho các phân ngành:
Bảo hiểm và các dịch vụ liên quan đến bảo hiểm, gồm Bảo hiểm gốc; Tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm; Trung gian bảo hiểm (như môi giới bảo hiểm và đại lý bảo hiểm); Dịch vụ hỗ trợ bảo hiểm (như tư vấn, dịch vụ tính toán, đánh giá rủi ro và giải quyết bồi thường).
Dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác
Chứng khoán
Đối với nhóm ngành “Bảo hiểm và các dịch vụ liên quan đến bảo hiểm”, căn cứ theo Biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam trong WTO, Việt Nam đã gỡ bỏ các hạn chế tiếp cận thị trường với các nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty tài chính tại Việt Nam.
Trước 01/01/2008, doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài không được kinh doanh các dịch vụ bảo hiểm bắt buộc, bao gồm bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, bảo hiểm xây dựng và lắp đặt, bảo hiểm các công trình dầu khí và các công trình dễ gây nguy hiểm đến an ninh cộng đồng và môi trường. Hạn chế này sẽ được bãi bỏ vào ngày 1/1/2008.
Đối với nhóm ngành “Dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác”, Việt Nam không hạn chế tiếp cận thị trường, ngoại trừ:
Hình thức thành lập:
Đối với các ngân hàng thương mại nước ngoài: văn phòng đại diện, chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài, ngân hàng thương mại liên doanhtrong đó phần góp vốn của bên nước ngoài không vượt quá 50% vốn điều lệ c ủa ngân hàng liên doanh, công ty cho thuê tài chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn đầu tư nước ngoài, công ty tài chính liên doanh và công ty tài chính 100% vốn đầu tư nước ngoài và kể từ ngày 1/4/2007 được phép thành lập ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Đối với các công ty tài chính nước ngoài: văn phòng đại diện, công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn đầu tư nước ngoài, công ty cho thuê tài chính liên doanh và công ty cho thuê tài chính 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Đối với các công ty cho thuê tài chính nước ngoài: văn phòng đại diện, công ty cho thuê tài chính liên doanh và công ty cho thuê tài chính 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Điều kiện về vốn góp
Việc tham gia cổ phần của các tổ chức tín dụng nước ngoài tại các ngân hàng thương mại quốc doanh của Việt Nam được cổ phần hoá có thể bị hạn chế bởi luật quốc gia.
Hình thức mua cổ phần: tổng số cổ phần do các thể nhân và pháp nhân nước ngoài nắm giữ tại mỗi ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam không được vượt quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng, trừ khi luật pháp Việt Nam có quy định khác hoặc được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
Chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài không được phép mở các điểm giao dịch khác ngoài trụ sở chi nhánh của mình.
Kể từ khi gia nhập, các tổ chức tín dụng nước ngoài được phép phát hành thẻ tín dụng trên cơ sở đối xử quốc gia
Theo CPTPP
Việt Nam không hạn chế tiếp cận thị trường cho nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực tài chính, tuy nhiên đưa ra bảo lưu với tất cả các biện pháp không tương thích hiện hành ở cấp trung ương và cấp vùng đối với nhóm ngành “Dịch vụ tài chính do các tổ chức phi tài chính cung cấp, ngoại trừ việc cung cấp và chuyển giao các thông tin tài chính và dịch vụ tư vấn tài chính”, tức là khi nhà đầu tư tham gia vào thị trường trong nước phải đáp ứng các quy định chung đối với nhà đầu tư mọi quốc tịch và quy định riêng đối với nhà đầu tư nước ngoài hiện hành (Phụ lục NCM-I)
Điều kiện thành lập công ty tài chính theo pháp luật Việt Nam
Căn cứ Điều 6 Luật các tổ chức tín dụng quy định về hình thức tổ chức của tổ chức tín dụng thì công ty tài chính 100% vốn nước ngoài được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.
Ngoài các điều kiện chung đối với các tổ chức tín dụng trong nước, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài cần đáp ứng những điều kiện riêng như sau:
Tổ chức tín dụng nước ngoài được phép thực hiện hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật của nước nơi tổ chức tín dụng nước ngoài đặt trụ sở chính.
Hoạt động dự kiến xin phép thực hiện tại Việt Nam phải là hoạt động mà tổ chức tín dụng nước ngoài đang được phép thực hiện tại nước nơi tổ chức tín dụng nước ngoài đặt trụ sở chính.
Tổ chức tín dụng nước ngoài phải có hoạt động lành mạnh, đáp ứng các điều kiện về tổng tài sản có, tình hình tài chính, các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Tổ chức tín dụng nước ngoài phải có văn bản cam kết hỗ trợ về tài chính, công nghệ, quản trị, điều hành, hoạt động khi thành lập công ty tài chính 100% vốn nước ngoài; bảo đảm các tổ chức này duy trì giá trị thực của vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định và thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn của Luật tổ chức tín dụng.
Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đã ký kết thỏa thuận với Ngân hàng Nhà nước về thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng, trao đổi thông tin giám sát an toàn ngân hàng và có văn bản cam kết giám sát hợp nhất theo thông lệ quốc tế đối với hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài.
Điều kiện về cổ đông sáng lập
Căn cứ tại Khoản 2 Điều 11 Thông tư 30/2015/TT-NHNN, các điều kiện đối với cổ đông sáng lập được quy định hết sức rõ ràng. Cụ thể:
Cổ đông là cá nhân
Quốc tịch Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật.
Không thuộc các trường hợp là đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Cổ đông là tổ chức
Thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Kinh doanh có lãi trong 03 năm liên tục trước khi nộp hồ sơ xin giấy phép.
Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về Thuế, bảo hiểm xã hội theo quy định đến ngày nộp hồ sơ.
Lưu ý
Đối với tổ chức là doanh nghiệp Việt Nam (trừ ngân hàng thương mại) cần đảm bảo các điều kiện sau:
Vốn sở hữu tối thiểu là 500 tỷ đồng
Tổng tài sản tối thiểu là 1.000 tỷ đồng trong 03 năm tài chính liền kề trước ngày nộp hồ sơ.
Tổ chức là ngân hàng thương mại, tổng tài sản tối thiểu cần đảm bảo là 100.000 tỷ đồng và một số điều kiện đặc thù khác liên quan.
Điều kiện về chủ sở hữu
Chủ sở hữu công ty tài chính không thuộc các đối tượng bị cấm thành lập hoặc tham gia doanh nghiệp, theo Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan; đơn vị mình.
Cán bộ, công chức, viên chức.
Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan; đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp; công nhân công an trong các cơ quan; đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam; trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước.
Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước; trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác.
Người bị mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; người chưa thành niên.
Tổ chức không có tư cách pháp nhân.
Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; bị tạm giam; đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc; cơ sở giáo dục bắt buộc; hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh; cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Điều kiện về loại hình doanh nghiệp
Theo quy định của pháp luật, công ty tài chính được cấu trúc theo hai loại hình như sau:
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng cổ phần – đây là loại hình phổ biến bởi những ưu điểm trong việc huy động vốn và phát triển mô hình.
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng trách nhiệm hữu hạn
Điều kiện về vốn
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng cần đáp ứng các điều kiện về vốn pháp định theo quy định của chính phủ từng thời kỳ.
Doanh nghiệp có vốn tối thiểu là 500 tỷ đồng; đối với tập đoàn sẽ phải có vốn tối thiểu là 1000 tỷ đồng và phải có cam kết hỗ trợ công ty tài chính.
Hoạt động kinh doanh có lãi trong năm liền kề trước năm thành lập công ty tài chính.
Vốn góp phải là phần vốn đã trừ đi khoản chênh lệch của các dự án đầu tư và các khoản nợ.
Điều kiện về ngành nghề khi thành lập công ty tài chính
Căn cứ tại Khoản 1 Điều 108 Luật Các tổ chức tín dụng, công ty tài chính cần đáp ứng các điều kiện sau:
Hoạt động ngân hàng của công ty tài chính phải được ghi trong Giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng Nhà nước cấp (sau đây gọi tắt là Giấy phép)
Có đội ngũ cán bộ đủ trình độ; năng lực chuyên môn, cơ sở vật chất; công nghệ, phương tiện; thiết bị và các quy định nội bộ theo quy định của pháp luật để thực hiện hoạt động ngân hàng được ghi trong Giấy phép
Có đội ngũ cán bộ đủ trình độ, năng lực chuyên môn; cơ sở vật chất; công nghệ; phương tiện, thiết bị và các quy định nội bộ về quản lý ngoại hối
Đáp ứng đầy đủ các điều kiện nghiệp vụ đối với hoạt động ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước quy định.
Lưu ý:
Doanh nghiệp đầu tư chứng khoán cần tuân thủ các quy định sau:
Hạn chế đầu tư chứng khoán đã được quy định tại điều 92, luật chứng khoán 2006, được sửa đổi bổ sung năm 2010.
Tuân thủ các quy định liên quan đến định giá tài khoản, báo cáo tại điều 88 và 89, luật chứng khoán hiện hành.
Tuân thủ nghĩa vụ của công ty chứng khoán đại chúng, quy định tại khoản 2, điều 27, luật chứng khoán 2006, sửa đổi bổ sung 2010.
Hồ sơ đăng ký kinh doanh dịch vụ tài chính được quy định theo luật. Với mô hình công ty đầu tư tài chính, yêu cầu các giấy tờ cụ thể sau:
Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh đầu tư tài chính, theo mẫu.
Dự thảo điều lệ doanh nghiệp và biên bản hợp quyết định thành lập công ty: nêu rõ nội dung, phương thức hoạt động, địa bàn hoạt động, lợi ích đối với nền kinh tế; trong đó, xác định kế hoạch hoạt động cụ thể 3 năm đầu.
Danh sách, lý lịch (theo mẫu) các văn bằng, chứng chỉ về chuyên môn của thành viên sáng lập, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát và Tổng giám đốc (Giám đốc) Công ty tài chính. Giấy tờ chứng thực cổ đông/ thành viên góp vốn: căn cước công dân/ hộ chiếu còn hiệu lực.
Phương án góp vốn điều lệ, danh sách và cam kết về mức góp vốn điều lệ của các bên góp vốn.
Bản sao giấy phép hành nghề, với doanh nghiệp chứng khoán tự quản lý vốn.
Tình hình tài chính và các thông tin có liên quan về các cổ đông lớn. Đối với các cổ đông lớn là doanh nghiệp, các tài liệu phải nộp gồm:
Quyết định thành lập;
Điều lệ hiện hành;
Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về số vốn điều lệ và số vốn thực có năm hiện hành;
Văn bản cử người đại diện pháp nhân của Doanh nghiệp;
Bảng cân đối tài chính, bảng kết quả lãi, lỗ đã được kiểm toán và báo cáo tình hình hoạt động 3 năm gần nhất.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh, sở kế hoạch đầu tư tỉnh.
Mang hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nộp lên Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và đầu tư. Sau đó, doanh nghiệp chờ từ 3 – 5 ngày để nhận giấy phép đăng ký doanh nghiệp.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, doanh nghiệp sẽ được Sở Kế hoạch và đầu tư trả lời lý do bằng văn bản.
Bước 3: Nhận kết quả giấy phép đăng ký kinh doanh
Người đại diện sẽ nhận kết quả đăng ký kinh doanh sau 3-5 ngày làm việc, kể từ khi phòng đăng ký kinh doanh nhận hồ sơ đầy đủ và chính xác. Trường hợp hồ sơ thiếu sót hoặc sai thông tin sẽ được phản hồi bằng văn bản tại bộ phận trả kết quả, giúp đơn vị hoàn thiện, bổ sung.
Lưu ý: Thông tư 05/2023/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 30/2015/TT-NHNN một số nội dung đáng chú ý như sau:
Sửa đổi, bổ sung quy định về hồ sơ trình tự, thủ tục cấp Giấy phép hoạt động tổ chức tín dụng phi ngân hàng
Sửa đổi, bổ sung quy định đối với cổ đông sáng lập tổ chức tín dụng phi ngân hàng
Sửa đổi, bổ sung quy định đối với chủ sở hữu, thành viên sáng lập
Sửa đổi, bổ sung quy định về phương thức gửi Điều lệ cho NHNN
Bổ sung, thay thế, bãi bỏ một số từ, cụm từ, điểm của Thông tư 30/2015/TT-NHNN