Điều kiện thành lập công ty bảo dưỡng ô tô

Trong nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ô tô đã trở thành phương tiện không còn xa lạ tại Việt Nam. Kéo theo đó ngành công nghệ dịch vụ sửa chữa, bảo hành xe ô tô cũng là ngành nghề kinh doanh khá được quan tâm hiện nay. Theo đó, để thành lập công ty kinh doanh ngành nghề bảo dưỡng ô tô, đòi hỏi các chủ sở hữu phải nắm rõ quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh ngành nghề này. Bài viết dưới đây của Công ty Luật Việt An sẽ cung cấp cho quý khách hàng những thông tin về điều kiện thành lập công ty bảo dưỡng ô tô.

Đăng ký kinh doanh Công ty bảo dưỡng ô tô

Cơ sở pháp lý

  • Biểu cam kết WTO, CPTPP;
  • Luật Đầu tư 2020;
  • Nghị định 116/2017/NĐ-CP quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 17/2020/NĐ-CP.

Công ty bảo dưỡng ô tô là gì?

Theo định nghĩa tại Điều 3 Nghị định 116/2017/NĐ-CP, công ty bảo dưỡng ô tô là tổ chức đáp ứng các điều kiện luật định thực hiện việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô theo hướng dẫn của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nhằm duy trì trạng thái vận hành bình thường của ô tô.

Theo đó, các thông tin về cơ sở bảo dưỡng đủ điều kiện được công khai bởi doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô khi người tiêu dùng mua hàng từ các cơ sở này để phục vụ nhu cầu bảo dưỡng xe. Các cơ sở bảo dưỡng thường được sở hữu bởi doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, hoặc do doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ký hợp đồng thuê, hoặc thuộc ủy quyền dưới dạng hệ thống đại lý để đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất khi đăng ký thành lập và đồng thời thuận tiện trong việc quản lý.

Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài

Hiện nay, cam kết của Việt Nam trong WTO chỉ áp dụng đối với Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị (CPC 633) và Dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa máy bay (CPC 8868) mà chưa bao gồm dịch vụ bảo dưỡng các phương tiện và thiết bị vận tải khác như ô tô. Trong khuôn khổ CPTPP, Việt Nam hiện không đưa ra bất kỳ bảo lưu nào đối với nhóm dịch vụ liên quan đến bảo dưỡng. Do vậy, các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt đến từ các quốc gia thành viên CPTPP, vẫn có khả năng được cấp giấy chứng nhận đầu tư ở Việt Nam trong lĩnh vực này nếu đáp ứng các điều kiện tương tự nhà đầu tư trong nước.

Điều kiện thành lập công ty bảo dưỡng ô tô

Kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của Điều 7 Luật Đầu tư 2020. Theo đó, khi thành lập công ty kinh doanh trong lĩnh vực này, nhà đầu tư cần đáp ứng các quy định chuyên ngành được hướng dẫn tại Nghị định 116/2017/NĐ-CP về kinh doanh bảo dưỡng ô tô để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô.

Cụ thể, các điều kiện được quy định tại Điều 21 của Nghị định này như sau:

Điều kiện về cam kết hỗ trợ kỹ thuật

Để tạo tính nhất quán trong công tác quản lý sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, bảo hành bảo dưỡng ô tô, điều kiện hoạt động của các cơ sở này đều có sự liên quan mật thiết lẫn nhau. Để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô, cơ sở bảo dưỡng phải có cam kết về việc hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp linh kiện, phụ kiện phục vụ việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước và nước ngoài (trường hợp cung cấp dịch vụ bảo dưỡng cho doanh nghiệp nhập khẩu ô tô).

Điều kiện cơ sở vật chất

  • Nhà xưởng công ty bảo dưỡng phải được xây dựng trên khu đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp; Cơ sở pháp lý của quyền sử dụng đất hợp pháp có thể là: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, Hợp đồng thuê/ mượn quyền sử dụng đất, Quyết định giao đất/ cho thuê đất.
  • Mặt bằng, nhà xưởng thực hiện bảo dưỡng đảm bảo đủ không gian để phục vụ việc thực hiện bảo hành, bảo dưỡng.
  • Có các khu vực thực hiện các công việc tiếp nhận, bàn giao, bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm tra xuất xưởng, có nhà điều hành, kho linh kiện, phụ kiện, khu vực rửa xe đáp ứng được công việc;

Điều kiện về trang thiết bị

  • Các dụng cụ, trang thiết bị phục vụ công việc bảo dưỡng ô tô phải được trang bị đầy đủ;
  • Các trang thiết bị đo lường phục vụ công việc bảo dưỡng ô tô phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đo lường;
  • Có thiết bị chẩn đoán động cơ, tình trạng kỹ thuật của xe (đối với ô tô có trang bị bộ điều khiển điện tử) phù hợp với các loại xe do cơ sở thực hiện bảo dưỡng;
  • Phần mềm thiết bị chẩn đoán phải tuân thủ các quy định về sở hữu trí tuệ (không xâm phạm quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp đã được đăng ký cho thành phần của sáng chế do chủ thể khác sở hữu);

Điều kiện về nhân sự công ty

  • Công ty bảo dưỡng phải có đội ngũ nhân lực và hệ thống quản lý chất lượng đảm bảo chất lượng cho việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô. Việc đáp ứng điều kiện này được chứng minh dựa trên bằng cấp trình độ nhân sự liên quan đến việc bảo dưỡng phương tiện vận tải, chứng chỉ đào tạo nội bộ của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu.
  • Cơ sở cần có ít nhất một người phụ trách kỹ thuật. Người phụ trách kỹ thuật của cơ sở có bằng, chứng chỉ đào tạo liên quan đến kỹ thuật về bảo dưỡng, sửa chữa xe hoặc tương đương và có ít nhất 5 năm kinh nghiệm. Mỗi vị trí làm việc cần có ít nhất một kỹ thuật viên. Riêng các kỹ thuật viên thực hiện nhiệm vụ chạy thử xe phải có giấy phép lái xe phù hợp, còn hiệu lực. (Điều 4.4 TCVN 11794).

Đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia về cơ sở bảo dưỡng ô tô

Các điều kiện nêu trên của cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô phải đáp ứng các yêu cầu về mặt bằng, trang thiết bị, dụng cụ, nhân lực, hệ thống quản lý chất lượng đối với cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa ô tô theo các loại ô tô tương ứng tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11794 Tiêu chuẩn cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và các phương tiện tương tự.

Theo đó, tiêu chuẩn đặt ra các yêu cầu chính sau:

  • Yêu cầu về mặt bằng và các khu vực của Cơ sở, kích thước tối thiểu các vị trí làm việc tương ứng với từng loại phương tiện được bảo dưỡng;
  • Các công việc tối thiểu thực hiện tại Cơ sở;
  • Trang thiết bị, dụng cụ tối thiểu;
  • Yêu cầu nhân lực, hệ thống quản lý chất lượng.

Trong nghị định mới được sửa đổi, các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường đã được lược bỏ để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở kinh doanh bảo dưỡng ô tô thành lập và hoạt động. Tuy vậy các điều kiện này cũng đã được tích hợp vào bộ tiêu chuẩn quốc gia và được đáp ứng bởi các cơ sở kinh doanh bảo dưỡng ô tô trên thực tế.

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo dưỡng ô tô

Sau khi hoàn tất thủ tục thành lập công ty có ghi nhận ngành nghề bảo dưỡng ô tô tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư (đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệphợp lệ), doanh nghiệp tiếp tục thực hiện thủ tục cin cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo dưỡng ô tô trước khi tiến hành thực hiện hoạt động kinh doanh trên thực tế theo các bước sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ cấp phép tại Cục Đăng kiểm Việt Nam thuộc Bộ Giao thông vận tải – cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô. Căn cứ Điều 22 Nghị định 116/2017/NĐ-CP, hồ sơ cấp phép bao gồm:

STT Loại giấy tờ Số lượng
1 Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô (Mẫu số 12 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 116/2017/NĐ-CP) 01 bản chính
2 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương 01 bản sao
3 Bản kê khai năng lực cơ sở vật chất của cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô (Mẫu số 13 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 116/2017/NĐ-CP) 01 bản chính
4 Tài liệu chứng minh cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đáp ứng đủ các điều kiện quy định 01 bản sao
5 Giấy ủy quyền cho tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục 01 bản chính

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác tới Cơ quan kiểm tra:

  • Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan kiểm tra có văn bản yêu cầu cơ sở bảo hành, bảo dưỡng bổ sung, hoàn thiện theo đúng quy định;
  • Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan kiểm tra thông báo thời gian và tiến hành kiểm tra, đánh giá thực tế cơ sở bảo hành, bảo dưỡng. Thời hạn kiểm tra không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày thông báo;
  • Ngay sau khi kết thúc kiểm tra, Cơ quan kiểm tra thông báo kết quả kiểm tra cho cơ sở bảo hành, bảo dưỡng biết và có các biện pháp khắc phục các hạng mục chưa đạt yêu cầu (nếu có).

Bước 3: Trả kết quả Giấy chứng nhận

  • Giấy chứng nhận cơ sở bảo dưỡng ô tô được cấp trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định hồ sơ và kiểm tra thực tế đạt yêu cầu. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận, Cơ quan kiểm tra trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  • Doanh nghiệp nhận Giấy chứng nhận trực tiếp tại Cơ quan kiểm tra hoặc qua hệ thống bưu chính (nếu có yêu cầu) hoặc theo hình thức phù hợp khác.

Lưu ý: Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày đánh giá lần đầu, nếu cơ sở bảo hành, bảo dưỡng không khắc phục các hạng mục chưa đạt yêu cầu thì kết quả đánh giá và hồ sơ đăng ký của cơ sở bảo hành, bảo dưỡng sẽ bị hủy và Cơ quan kiểm tra thông báo bằng văn bản tới cơ sở bảo hành, bảo dưỡng. Nếu cơ sở bảo hành, bảo dưỡng có nhu cầu tiếp tục được chứng nhận sẽ phải thực hiện lại trình tự, thủ tục theo quy định.

Dịch vụ thành lập công ty bảo dưỡng ô tô của Luật Việt An

  • Tư vấn quy trình, thủ tục thành lập công ty bảo dưỡng ô tô;
  • Soạn thảo, hoàn thiện hồ sơ và trực tiếp làm việc với cơ quan có thẩm quyền liên quan đến thủ tục thành lập công ty;
  • Theo dõi, thay mặt khách hàng bổ sung giấy tờ khi có yêu cầu từ cơ quan có thẩm quyền trong quá trình làm thủ tục;
  • Nhận kết quả và bàn giao giấy phép đến cho khách hàng theo hợp đồng;

Quý khách hàng có thắc mắc liên quan hoặc có nhu cầu hỗ trợ hồ sơ, thành lập công ty bảo dưỡng ô tô, xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Thủ tục hành chính liên quan đến thành lập doanh nghiệp

    Thủ tục hành chính liên quan đến thành lập doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title