Điều kiện thành lập công ty xuất khẩu lao động

Hiện nay, nhu cầu đi xuất khẩu lao động đến các thị trường nước ngoài ngày càng cao, chính từ nhu cầu này đã kéo theo sự gia tăng của các công ty cung cấp dịch vụ xuất khẩu lao động. Tuy nhiên không phải nhà đầu tư nào cũng có thể nắm được điều kiện thành lập công ty xuất khẩu lao động theo quy định mới nhất hiện nay. Trong bài viết dưới đây, Luật Việt An sẽ đi cung cấp điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập công ty xuất khẩu lao động để quý khách hàng có thể nắm băt một cách rõ hơn.

Cơ sở pháp lý

  • Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng 2020.
  • Luật Việc làm 2013.
  • Nghị định 112/2020/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Xuất khẩu lao động là gì?

Xuất khẩu lao động được hiểu là hoạt động kinh tế dưới hình thức cung ứng lao động nội địa. Theo đó người lao động tại Việt Nam sẽ sang nước ngòa làm việc theo hợp đồng ngắn hoặc dài hạn để phục vụ cho nhu cầu cần người lao động của nước ngoài. Bên nhập khẩu lao động sẽ có trách nhiệm quản lý, tổ chức lao động theo các điều kiện đã được thỏa thuận trước đó là phải phù hợp với các quy định của pháp luật.

Công ty xuất khẩu lao động là công ty được thành lập, tổ chức cũng như hoạt động theo quy định của pháp luật. Theo đó, công ty sẽ thực hiện hoạt động tổ chức đưa người lao động của Việt Nam tới một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác để làm việc trong một thời gian nhất định để có thể thu được lệ phí từ bên nhập khẩu lao động.

Điều kiện thành lập công ty xuất khẩu lao động

Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, theo đó điều kiện thành lập công ty xuất khẩu lao động sẽ bao gồm những nội dung sau đây:

  • Công ty có vốn điều lệ trên 5 tỷ đồng, có chủ sở hữu, tất cả thành viên hoặc các cổ đông là nhà đầu tư trong nước;
  • Công ty đã thực hiện việc ký quỹ theo quy định sau:
    • Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ 2.000.000.000 đồng (Hai tỷ đồng);
    • Doanh nghiệp dịch vụ giao nhiệm vụ cho chi nhánh thực hiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phải ký quỹ thêm 500.000.000 đồng (Năm trăm triệu đồng) đối với mỗi chi nhánh được giao nhiệm vụ;
  • Có người đại diện theo pháp luật là công dân Việt Nam đáp ứng:
    • có trình độ từ đại học trở lên, và ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trên
    • không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; không có án tích về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tội quảng cáo gian dối, tội lừa dối khách hàng, tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, tội cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép.

Ngoài ra, công ty phải có đủ số lượng nhân viên nghiệp vụ, tại Điều 4 Nghị định 112/2021/NĐ-CP có quy định chi tiết về điều kiện của nhân viên nghiệp vụ như sau:

  • Đối với mỗi nội dung hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, công ty phải có ít nhất 1 nhân viên nghiệp vụ chịu trách nhiệm thực hiện, đáp ứng một trong những tiêu chuẩn sau đây:
  • Tốt nghiệp trình độ cao đẳng trở lên thuộc các nhóm ngành đào tạo trong lĩnh vực pháp luật, nhân văn, dịch vụ xã hội, khoa học xã hội và hành vi hoặc kinh doanh và quản lý
  • Tốt nghiệp trình độ cao đẳng trở lên, không thuộc nhóm ngành trên nhưng có ít nhất 2 năm kinh nghiệm về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
  • Nhân viên nghiệp vụ sẽ phải giao kết hợp đồng lao động và tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại công ty, trừ khi không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
  • Chi nhánh được công ty giao nhiệm vụ thực hiện một số nội dung hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phải có ít nhất 1 nhân viên nghiệp vụ chịu trách nhiệm đối với mỗi nội dung hoạt động và đáp ứng các tiêu chuẩn nêu trên.

Về điều kiện cơ sở vật chất, công ty sở hữu hoặc thuê ổn định để đáp ứng yêu cầu giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Cụ thể tại Điều 5 Nghị định 112/2021/NĐ-CP có quy định cụ thể về điều kiện cơ sở vật chất của công ty như sau:

  • Cơ sở vật vật chất để tổ chức giáo dục định hướng sẽ phải đảm bảo điều kiện về an toàn, vệ sinh và đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
  • Phải có phòng học cũng như phòng nội trú cho ít nhất 100 học viên tại một thời điểm; có nơi sơ cứu, cấp cứu với trang thiết bị, phương tiện sơ cứu, cấp cứu
  • Phòng học phải có diện tích tối thiểu là 1,4 m2/học viên và có trang thiết bị cơ bản phục vụ học tập
  • Phòng nội trú sẽ có diện tích tối thiểu là 3,5 m2/học viên và có đầy đủ trang thiết bị cơ bản đảm bảo phục vụ sinh hoạt nội trú. Công ty chỉ được bố trí không quá 12 học viên trong 1 phòng, khu vực nội trú sẽ phải được bố trí tách biệt cho học viên nam và nữ và có đủ buồng tắm cũng như nhà vệ sinh.
  • Trong trường hợp công ty thuê cơ sở vật chất thì thời hạn thuê sẽ phải còn ít nhất là 2 năm tại thời điểm công ty nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
  • Chi nhánh được công ty dịch vụ giao tổ chức giáo dục định hướng sẽ phải có cơ sở vật chất đảm bảo các điều kiện an toàn, vệ sinh như trên, trường hợp chi nhánh thuê cơ sở vật chất thì thời hạn thuê cũng phải tối thiểu 2 năm.
  • Công ty cũng sẽ phải duy trì quyền sử dụng hợp pháp cơ sở vật chất để tổ chức giáo dục định hướng trong suốt thời gian hoạt động dịch vụ.

Về trang thông tin điện tử, cụ thể tại Điều 6 Nghị định 112/2021/NĐ-CP có quy định về điều kiện trang thông tin điện tử như sau:

  • Trang thông tin điện tử phải có tên miền quốc gia Việt Nam là “.vn”, đăng tải các thông tin cơ bản liên quan đến công ty, đăng hình ảnh Giấy phép sau khi được cấp cũng như nội dung thông tin về hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
  • Trang thông tin điện tử cũng phải bảo đảm hoạt động thường xuyên cũng như liên tục theo quy định của pháp luật về quản lý, cung cấp và sử dụng thông tin trên mạng.

Thủ tục thành lập công ty xuất khẩu lao động

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp

Hồ sơ thành lập công ty xuất khẩu lao động sẽ bao gồm các giấy tờ sau đây:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ của công ty;
  • Danh sách các thành viên hoặc cổ đông công ty;
  • Bản sao có công chứng/ chứng thực các giấy tờ sau đây: CCCD/CMND hoặc hộ chiều của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập; quyết định thành lập công ty, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức kèm theo CMND/CCCD hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của tổ chức đó (trường hợp thành viên hoặc cổ đông là tổ chức);
  • Giấy ủy quyền cho Luật Việt An thủ tục thành lập doanh nghiệp (nếu sử dụng dịch vụ của Luật Việt An).

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nêu trên, công ty tiến hành nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính.

Trong thời hạn từ 3 – 5 ngày làm việc, trường hợp hồ sơ hợp lệ, Sở kế hoạch và đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 2: Công bố thông tin đăng ký kinh doanh

Công ty xuất khẩu lao động sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ phải tiến hành việc thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai.

Nội dung công bố sẽ bao gồm: Nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Ngành nghề kinh doanh; danh sách cổ đông sáng lập.

Bước 3: Khắc dấu công ty

Công ty sẽ có quyền tự quyết định về hình thức cũng như số lượng và nội dung con dấu. Doanh nghiệp có thể ủy quyền cho bên cung câp dịch vụ khắc dấu hoặc tự mình thực hiện khắc dấu.

Bước 4; Xin cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Công ty hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp sẽ chưa được phép tiến hành hoạt động xuất khẩu lao động ngay mà phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Theo đó, công ty sẽ tiến hành nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tại Cục quản lý lao động ngoài nước – Bộ lao động, thương binh và xã hội, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sẽ bao gồm các tài liệu sau đây:

  • Văn bản đề nghị cấp Giấy phép;
  • Bản sao có công chứng/chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Các giấy tờ chứng minh về việc đủ điều kiện về vốn pháp định 5 tỷ VNĐ;
  • Giấy xác nhận ký quỹ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp ký quỹ;
  • Đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
  • Sơ yếu lý lịch của người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
  • Các phương án tổ chức hoặc báo cáo về tổ chức bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và bộ máy bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài;;
  • Danh sách trích ngang cán bộ chuyên trách trong bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, bao gồm các nội dung như họ tên, ngày tháng năm sinh, chức vụ, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, nhiệm vụ được giao;

Trong thời hạn 30  ngày, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, trường hợp hồ sơ hợp lệ Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ xem xét cấp Giấy phép cho doanh nghiệp.

Lưu ý đặc biệt: Chỉ công ty có vốn đầu tư Việt Nam mới có thể hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, công ty vốn FDI không thể đăng ký ngành nghề kinh doanh xuất khẩu lao động.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về điều kiện thành lập công ty xuất khẩu lao động nói riêng và các loại hình doanh nghiệp khác nói chung vui lòng liên hệ đến Công ty Luật Việt An để được hỗ trợ hiệu quả nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Thủ tục hành chính liên quan đến thành lập doanh nghiệp

    Thủ tục hành chính liên quan đến thành lập doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO