Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Y tế

Bộ Y tế là một trong ba cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Tùy theo từng ngành nghề mà chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đăng ký thì việc cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý của Bộ Y tế. Do đó, doanh nghiệp cần hiểu rõ thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Y tế để quá trình được cấp Giấy chứng nhận diễn ra nhanh chóng và thuận tiện hơn.

Cơ sở pháp lý:

  • Luật An toàn thực phẩm năm 2010, sửa đổi bổ sung năm 2018;
  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 155/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm.

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Y tế

Tại Điều 35 Luật An toàn thực phẩm, có 3 cơ quan có thẩm quyền cấp phép, thu hồi giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, trong đó có Bộ Y tế, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và Bộ Công thương. Mỗi cơ quan sẽ cấp phép, thu hổi giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm trong phạm vi quản lý của mình.

Đối với Bộ Y tế, cơ quan chuyên trách trong cơ cấu của Bộ thực hiện chức năng cấp giấy phép, gồm:

  • Cục An toàn Thực phẩm: Cung cấp giấy chứng nhận cho những đơn vị kinh doanh thuộc những lĩnh vực thực phẩm chức năng, những chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, những dụng cụ đựng thực phẩm,…
  • Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm: Có thẩm quyền hỗ trợ, quản lý và cấp giất phép những đơn vị kinh doanh nước đóng chai, những cơ sở nhỏ lẻ sản xuất thực phẩm chức năng, những dịch vụ ăn uống như quán nước, bếp ăn tập thể, nhà hàng khách sạn,…

Đối tượng thuộc thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Y tế

Các cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với:

  • Phụ gia thực phẩm: phụ gia thực phẩm hỗ trợ có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định
  • Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
  • Nước uống đóng chai
  • Nước khoáng thiên nhiên
  • Thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ

Bảng danh mục các sản phẩm/nhóm sản phẩm; hàng hòa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế

STT Tên sản phẩm/nhóm sản phẩm Ghi chú
1 Nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, đá thực phẩm (nước đá dùng liền và nước đá dùng để chế biến thực phẩm) Trừ nước đá sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2 Thực phẩm chức năng
3 Các vi chất bổ sung vào thực phẩm và thực phẩm
4 Phụ gia, hương liệu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
5 Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm Trừ những dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương được sản xuất trong cùng một cơ sở và chỉ để dùng cho các sản phẩm thực phẩm của cơ sở đó
6 Các sản phẩm khác không được quy định tại danh mục của Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Quy trình, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Y tế

Bước 1: Nộp bộ hồ sơ xin cấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

Cơ quan giải quyết:

  • Cục An toàn thực phẩm cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm trừ các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ; các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm khác khi có nhu cầu đặc biệt (yêu cầu của nước nhập khẩu sản phẩm của cơ sở đó).
  • Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp Giấy chứng nhận cho:
    • Cơ sở sản xuất, kinh doanh nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai, bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành y tế trên địa bàn;
    • Cơ sở nhỏ lẻ sản xuất thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;
    • Cơ sở nhỏ lẻ kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có yêu cầu bảo quản sản phẩm đặc biệt.

Các loại tài liệu doanh nghiệp cần chuẩn bị căn cứ theo quy định về an toàn thực phẩm bộ tế tại Luật An toàn thực phẩm và Nghị định 15/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung tại từng thời điểm) bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh (nếu có)
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, gồm:
    • Bản vẽ sơ đồ mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh và các khu vực xung quanh.
    • Bản mô tả quy trình chế biến (quy trình công nghệ) cho nhóm sản phẩm hoặc mỗi sản phẩm đặc thù.
  • Bản cam kết bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ sở sản xuất, kinh doanh.
  • Danh sách nhân viên kèm theo ngày tập huấn và khám sức khỏe
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khoẻ của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm
  • Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp kinh doanh, sản xuất thực phẩm.
  • Giấy chứng nhận HACCP (nếu có)

Bước 2: Thẩm định hồ sơ và thẩm định cơ sở

Thẩm xét hồ sơ:

  • Bắt đầu tính từ 5 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thẩm xét tính hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không hợp lệ và nêu rõ lý do;
  • Nếu quá 60 ngày kể từ ngày nhận được thông báo hồ sơ không hợp lệ nếu cơ sở không có phản hồi hay bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu thì cơ quan tiếp nhận sẽ hủy hồ sơ.

Thẩm định cơ sở:

  • Sau khi thẩm định hồ sơ cơ quan cấp giấy sẽ thẩm định cơ sở trong vòng 10 ngày tiếp theo. Đoàn thẩm định có số lượng từ 5 đến 9 người, trong đó phải có 2/3 là cán bộ có công tác chuyên môn về An toàn thực phẩm, riêng đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, số lượng đoàn thẩm định giảm xuống chỉ cần 3 đến 5 người.
  • Nội dung thẩm định cơ sở: Đối chiếu thông tin và thẩm định tính pháp lý của hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm với hồ sơ gốc lưu tại cơ sở theo quy định, thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở theo quy định và ghi vào mẫu biên bản.

Bước 3: Doanh nghiệp nhận kết quả

Xử phạt đối với hành vi cấp giấy không đúng thẩm quyền

Trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định của Luật An toàn thực phẩm hoặc các quy định pháp luật khác có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm có thời hạn 3 năm.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về dịch vụ Cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn giấy phép

    Tư vấn giấy phép

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO