Đối tượng nào (ai cần) phải xin giấy phép lao động tại VN

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, số lượng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngày càng tăng và có những đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra yêu cầu quản lý nguồn lao động nước ngoài một cách hiệu quả nhằm đảm bảo an ninh, trật tự xã hội, đảm bảo các quyền và nghĩa vụ của người lao động nước ngoài, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Trong đó, giấy phép lao động là một loại giấy tờ cần thiết để người nước ngoài được làm việc tại Việt Nam. Sau đây, Công ty Luật Việt An xin gửi đến quý khách những thông tin cần thiết về Giấy phép lao động và điều kiện cấp Giấy phép lao động tại VN hiện nay.

Đối tượng nào phải xin giấy phép lao động?

Theo quy định khoản 1 Điều 151 Bộ luật Lao động 2019, người lao động nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam phải có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ một số trường hợp người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động như:

  • Trường hợp người lao động là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn), là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị (đối với công ty cổ phần) có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên;
  • Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam;
  • Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.

Điều kiện cấp giấy phép lao động tại VN hiện nay

Điều kiện chung

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 151 Bộ luật Lao đông 2019, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là người có quốc tịch nước ngoài và phải đáp ứng các điều kiện sau đây thì mới được cấp giấy phép lao động:

Điều kiện chung cấp giấy phép lao động tại VN

Thủ tục chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài

Trình tự các bước tiến hành như sau:

Thủ tục chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài

Điều kiện về vị trí của người lao động nước ngoài

Trừ trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động, giấy phép lao động được cấp cho người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam chủ yếu theo các hình thức sau:

  • Vị trí Quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;
  • Thực hiện di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;
  • Thực hiện việc cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;
  • Thực hiện chào bán dịch vụ;
  • Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo pháp luật Việt Nam;
  • Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;
  • Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam.

Hồ sơ xin cấp Giấy phép lao động tại Việt Nam

STT Tên văn bản, giấy tờ Số lượng
         1 Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của NSDLĐ theo Mẫu số 11/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 152/2020/NĐ-CP. 01 bản chính theo mẫu:
Tải về
         2 Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp có giá trị trong thời hạn 12 tháng 01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực
         3 Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự được cấp không quá 06 tháng 01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực
         4 Văn bản, giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật 01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực
         5 Ảnh màu kích thước 4cm x 6cm, phông nền trắng, chụp không quá 06 tháng 02 bản chính
         6 Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài 01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực
         7 Hộ chiếu 01 bản sao có chứng thực hoặc bản sao có xác nhận của người sử dụng lao động
         8 Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài 01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực

Lưu ý: Đối với giấy tờ của nước ngoài cấp thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự và dịch ra tiếng Việt có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Lưu ý hồ sơ chứng mình nhà quản lý, giám đốc, chuyên gia, lao động kỹ thuật

Giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành gồm có:

  • Điều lệ hoặc quy chế hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương
  • Nghị quyết hoặc Quyết định bổ nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Giấy tờ chứng minh chuyên gia, lao động kỹ thuật gồm có:

  • Văn bằng hoặc chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận;
  • Văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài về số năm kinh nghiệm hoặc giấy phép lao động đã được cấp hay xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã được cấp.

Ngoài ra, một số giấy tờ đặc thù khác như:

  • Giấy chứng nhận trình độ chuyên môn trong lĩnh vực bảo dưỡng tàu bay, thuyền viên, thể thao
  • Văn bằng do cơ quan có thẩm quyền cấp đáp ứng quy định về trình độ, trình độ chuẩn theo Luật Giáo dục 2019, Luật Giáo dục đại học 2012, Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 ….

Trình tự, thủ tục cấp giấy phép lao động

Trình tự, thủ tục cấp giấy phép lao động

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Người lao động nước ngoài chuẩn bị hồ sơ bao gồm các văn bản, giấy tờ như đã trình bày ở trên.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Trước ít nhất 15 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam, người nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc theo một trong các hình thức sau:

  • Nộp trực tiếp
  • Nộp qua dịch vụ bưu chính
  • Nộp trực tuyến

Về phí, lệ phí:

  • Trường hợp Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp: không mất lệ phí.
  • Trường hợp Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp: tùy từng địa phương, hiện nay thường dao động từ 400.000 đồng – 1.000.000 đồng

Bước 3: Giải quyết hồ sơ và trả kết quả

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc thực hiện cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài. Trường hợp không cấp giấy phép lao động thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Một số câu hỏi liên quan

Lao động nước ngoài không thuộc diện xin Giấy phép lao động thì có phải tiến hành thủ tục gì không?

Lao động nước ngoài không thuộc diện xin Giấy phép lao động thì phải làm thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

Tuy nhiên, đối với các trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 6 Điều 154 của Bộ luật Lao động 2019 và khoản 1, 2, 8 và 11 Điều 7 Nghị định 152/2020/NĐ-CP thì không phải làm thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động nhưng vẫn phải báo cáo với cơ quan có thẩm quyền các thông tin: họ và tên, tuổi, quốc tịch, số hộ chiếu, tên người sử dụng lao động nước ngoài, ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc.

Giấy phép lao động có thời hạn trong bao lâu?

Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của hợp đồng lao động nhưng không được quá 02 năm.

Mức phạt đối với trường hợp không có giấy phép lao động

Trường hợp không có giấy phép lao động, cả người lao động nước ngoài và người sử dụng lao động nước ngoài đều bị xử phạt. Mức phạt cụ thể như sau:

  • Đối với người lao động nước ngoài không có giấy phép lao động bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng và bị trục xuất khỏi Việt Nam.
  • Đối với người sử dụng lao động nước ngoài:
STT Hành vi Mức phạt
         1 Vi phạm từ 01 người đến 10 người Từ 30.000.000 đồng đến 45.000.000
         2 Vi phạm từ 11 người đến 20 người Từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng
         3 Vi phạm từ 21 người trở lên Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng

Dịch vụ tư vấn cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài của Luật Việt An

  • Tư vấn các thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài tại Việt Nam;
  • Tư vấn hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài;
  • Tư vấn điều kiện để được cấp giấy phép lao động tại Việt Nam;
  • Đại diện doanh nghiệp và người lao động thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép lao động tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Tư vấn pháp luật lao động Việt Nam cho doanh nghiệp;
  • Tư vấn soạn thảo hợp đồng lao động, quy chế lao động và các dịch vụ tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp.

Trên đây là tư vấn của Luật Việt An về điều kiện cấp Giấy phép lao động tại VN hiện nay. Quý khách có nhu cầu tư vấn về hồ sơ cấp giấy phép lao động vui lòng liên hệ đến Luật Việt An để được tư vấn hiệu quả và nhanh chóng nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Giấy phép lao động

    Giấy phép lao động

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title