Nhãn hiệu được coi là một tài sản của doanh nghiệp và giúp phân biệt hàng hóa, dịch vụ giữa các thương nhân với nhau. Phụ thuộc vào mục nhu cầu mà chủ sở hữu nhãn hiệu có thể chuyển nhượng nhãn hiệu cho chủ thể khác. Tuy nhiên, đây là loại tài sản đặc biệt, vì vậy, nhà nước kiểm soát việc chuyển nhượng nhãn hiệu thông qua những thủ tục nhất định.
Các chủ thể cần lưu ý khi chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu, pháp luật quy định quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.
Nội dung của Hợp đồng chuyển nhượng phải đảm bảo các nội dung sau:
Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
Căn cứ chuyển nhượng;
Giá chuyển nhượng;
Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.
Lưu ý: Quyền đối với nhãn hiệu thông thường được xác lập trên cơ sở đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do đó, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu chỉ có hiệu lực khi được đăng ký tại cơ quan nhà nước.
Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm:
Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
01 bản hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao được chứng thực theo quy định); nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt; hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai; Bản gốc văn bằng bảo hộ;
Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, văn bản giải trình lý do không đồng ý của bất kỳ đồng chủ sở hữu nào về việc chuyển giao quyền nếu quyền sở hữu công nghiệp thuộc sở hữu chung;
Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ)
Giấy uỷ quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện).
Sau khi tiếp nhận, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xử lý hồ sơ và ra quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp. Trong trường hợp hồ sơ có thiếu sót, Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo dự định từ chối đăng ký hợp đồng hoặc thông báo từ chối đăng ký hợp đồng (nếu không sữa chữa thiếu sót).
Quý khách hàng có thể lựa chọn sử dụng các dịch vụ của Công ty Luật Việt An gồm:
Tư vấn pháp luật về thủ tục Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp;
Soạn thảo hồ sơ và đại diện cho khách hàng thực hiện các thủ tục tại Cục SHTT;
Nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình tại Cục SHTT;
Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình thực hiện thủ tục.