Đơn kiện lại là một trong những vấn đề đặc trưng khi các bên tham gia giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Do đó, có rất nhiều thắc mắc được đặt ra liên quan đến đơn kiện lại này, và một trong số đó chính là khi nào thì có thể nộp đơn kiện lại. Vì vậy, để giải đáp thắc mắc cho quý khách hàng về việc khi nào thì có thể nộp đơn kiện lại này, công ty Luật Việt An sẽ đưa ra bài viết dưới đây.
Cơ sở pháp lý
Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010;
Quy tắc tố tụng của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC).
Khi nào thì có thể nộp đơn kiện lại?
Dựa theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010 về Đơn kiện lại của bị đơn, theo đó, thời hạn để bị đơn có thể nộp đơn kiện lại là phải cùng thời điểm với việc nộp bản tự bảo vệ. Vì thế, có thể thấy, pháp luật không quy định rõ về thời điểm nộp đơn kiện lại, mà thời điểm nộp đơn kiện lại này sẽ phải phụ thuộc vào thời điểm nộp bản tự bảo vệ của bị đơn.
Trong khi đó, căn cứ vào quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 35 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010 về bản tự bảo vệ và việc gửi bản tự bảo vệ, theo đó, thời hạn để gửi bản tự bảo vệ được chia làm hai trường hợp:
Đối với trường hợp giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài, hay Trọng tài quy chế:
Theo thỏa thuận các bên tranh chấp nếu các bên có thỏa thuận về thời hạn nộp bản tự bảo vệ;
Các bên không có thỏa thuận, nhưng quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài có quy định thì tuân thủ theo quy định của Trung tâm trọng tài;
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn cùng các tài liệu kèm theo, nếu các bên tranh chấp không có thỏa thuận gì hoặc quy tắc tố tụng của Trọng tài cũng không có quy định gì.
Đối với trường hợp giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài vụ việc:
Nếu các bên tranh chấp có sự thỏa thuận với nhau, thì thời hạn nộp bản tự bảo vệ sẽ tuân theo thỏa thuận của các bên;
Kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn cùng các tài liệu kèm theo, trong vòng 30 ngày, bị đơn phải gửi bản tự bảo vệ;
Như vậy, vì bản tự bảo vệ và đơn kiện lại của bị đơn phải nộp cùng thời điểm với nhau, do đó, có thể suy ra thời hạn để nộp đơn kiện lại cũng được chia thành các trường hợp như ở dưới đây:
Đối với trường hợp giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài, hay Trọng tài quy chế:
Nếu giữa các bên tranh chấp với nhau có thỏa thuận về thời hạn nộp đơn kiện lại, thì việc nộp đơn kiện lại của bị đơn sẽ được tuân theo đúng với thỏa thuận của các bên tranh chấp về vấn đề này;
Trong trường hợp, các bên tranh chấp không có thỏa thuận gì về thời hạn nộp đơn kiện lại, nhưng quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài có quy định về vấn đề này thì việc nộp đơn kiện lại của bị đơn sẽ phải tuân thủ theo quy định của Trung tâm trọng tài; hoặc
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn cùng các tài liệu kèm theo, nếu các bên tranh chấp không có thỏa thuận gì hoặc quy tắc tố tụng của Trọng tài cũng không có quy định gì, thì bị đơn sẽ phải nộp đơn kiện lại trong thời hạn 30 ngày này.
Đối với trường hợp giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài vụ việc:
Nếu các bên tranh chấp có sự thỏa thuận với nhau về thời hạn mà bị đơn phải nộp đơn kiện lại, thì thời hạn nộp đơn kiện lại của bị đơn sẽ tuân theo sự thỏa thuận của các bên tranh chấp;
Hoặc, giữa các bên tranh chấp với nhau không có bất cứ thỏa thuận gì về thời hạn nộp đơn kiện lại, thì kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn cùng các tài liệu kèm theo, trong vòng 30 ngày, bị đơn phải gửi đơn kiện lại của mình cho Trọng tài viên và nguyên đơn;
Từ các quy định đã được đưa ra và phân tích ở trên, thời điểm nộp đơn kiện lại, có thể hiểu đó là khoảng thời gian kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn cùng các tài liệu liên quan được kèm theo là bị đơn đã có thể bắt đầu nộp đơn kiện lại của mình.
Điều này cũng có nghĩa là, ngày nào là ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn và các tài liệu liên quan, thì kể từ ngày hôm đó cho đến hết thời hạn được quy định, bị đơn hoàn toàn có quyền để nộp đơn kiện lại của mình.
Chẳng hạn, trong một vụ tranh chấp giải quyết bằng trọng tài, có ông A là nguyên đơn và ông B là bị đơn. Ngày XX tháng MM năm YYYY, ông B nhận được đơn khởi kiện của ông A cùng các tài liệu kèm theo, thời hạn nộp bản tự bảo vệ và đơn kiện lại được các bên thỏa thuận là trong vòng 30 ngày. Thì trong thời hạn 30 ngày, tính từ ngày XX tháng MM năm YYYY, ông B hoàn toàn có thể gửi đơn kiện lại ông A.
Một số lưu ý về thời hạn nộp đơn kiện lại
Thời điểm bị đơn nộp bản tự bảo vệ và thời điểm nộp đơn kiện lại của bị đơn là phải trùng nhau, điều này đã được quy định rất rõ trong pháp luật, cụ thể là tại Khoản 2 Điều 36 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010. Tức là, các bên tranh chấp sẽ không được phép thỏa thuận thời điểm nộp bản tự bảo vệ khác với thời điểm nộp đơn kiện lại.
Tuy các bên tranh chấp có quyền tự do thỏa thuận về thời hạn nộp đơn kiện lại, nhưng thời hạn mà được các bên đặt ra phải hợp lý, không được vi phạm vào các quy định cấm của pháp luật, và cũng không được trái với các quy tắc đạo đức xã hội.
Cũng giống như thời hạn nộp bản tự bảo, thời hạn nộp đơn kiện lại cũng có thể được gia hạn, tuy nhiên, dù gia hạn nhưng thời hạn để nộp hai loại văn bản này phải giống nhau.
Quy định của VIAC về vấn đề thời điểm nộp đơn kiện lại
Về cơ bản, cách quy định của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam về thời điểm nộp đơn kiện lại cũng tương tự như quy định đã được nêu tại Khoản 2 Điều 36 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010, đó là, thời điểm nộp đơn kiện phải cùng với thời điểm nộp bản tự bảo vệ.
Tuy cách quy định giống nhau, nhưng nội dung quy định về thời điểm nộp đơn kiện lại của bị đơn trong quy tắc tố tụng của VIAC và trong Luật Thương mại Việt Nam 2010 có sự khác nhau. Cụ thể:
Đối với quy tắc tố tụng của VIAC, thời điểm nộp đơn kiện lại là kể từ ngày tiếp theo của ngày mà bị đơn nhận được đơn kiện và các tài liệu liên quan. Ví dụ, bị đơn nhận được đơn kiện vào ngày 10/2/2013, thì ngày tiếp theo là ngày 11/2/2013, bị đơn mới có thể nộp đơn kiện lại.
Trong khi đó, đối với quy định trong Luật Thương mại Việt Nam 2010, thì thời điểm mà bị đơn có thể nộp đơn kiện là kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn cùng các tài liệu kèm theo.
Một số lưu ý dành cho doanh nghiệp khi tham gia giải quyết tranh chấp bằng trọng tài với tư cách là bị đơn
Đơn kiện lại có thể nhận xét là một trong những ưu đãi dành cho bị đơn khi tham giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Lý do là bởi, trong đơn kiện lại của mình, bị đơn có thể có cơ hội để trình bày những vấn đề đang tranh chấp từ góc nhìn của mình. Từ đó, có thể giúp Hội đồng trọng tài có thể có cái nhìn khách quan, đánh giá từ hai phía.
Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp trở thành bị đơn trong một tranh chấp bằng trọng tài, họ biết đến đơn kiện lại này nhưng lại không quan tâm nhiều đến vấn đề. Dẫn tới việc một số doanh nghiệp không biết khi nào thì có thể nộp đơn kiện lại, và thời hạn để nộp đơn kiện lại trong bao lâu. Việc này đã tạo ra kết quả là dù đã có đơn kiện lại nhưng lại không nộp đúng thời hạn quy định.
Bên cạnh các vấn đề như thời điểm nộp đơn kiện lại, thời hạn nộp đơn kiện lại và nội dung của đơn kiện lại. Tuy có vẻ đơn giản, nhưng thực chất, việc tạo ra và nộp một đơn kiện lại hoàn toàn không hề dễ dàng. Chính vì thế, các doanh nghiệp nên tìm tới sự hỗ trợ, trợ giúp đến từ các chuyên gia có chuyên môn và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này như đội ngũ luật sư, tư vấn viên của công ty Luật Việt An.
Quý khách hàng có bất kỳ vướng mắc về pháp luật trọng tài, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, xin vui lòng liên hệ Luật Việt An để được chúng tôi hỗ trợ tốt nhất!