Bản tự bảo vệ và đơn kiện là những tài liệu cơ bản khi lựa chọn trọng tài là phương thức để giải quyết tranh chấp. Vậy bản tự bảo vệ có gộp cùng đơn kiện được không? là câu hỏi được đặt ra bởi rất doanh nghiệp khi tham gia giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Để trả lời cho câu hỏi này, công ty Luật Việt An sẽ đưa ra bài viết dưới đây.
Cơ sở pháp lý
Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010;
Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về Hướng dẫn thi hành một số quy định Luật Trọng tài thương mại.
Bản tự bảo vệ là gì?
Trước khi giải đáp thắc mắc cho quý khách hàng về câu hỏi Bản tự bảo vệ có gộp cùng đơn kiện được không? Công ty Luật Việt An sẽ đưa ra một số thông tin về bản tự bảo vệ cũng như đơn kiện trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.
Cụ thể, các vấn đề về bản tự bảo vệ đã được pháp luật quy định tại Điều 35 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010 về Bản tự bảo vệ và việc gửi bản tự bản vệ, theo đó, bản tự bảo vệ sẽ bao gồm các vấn đề sau:
Nội dung của bản tự bảo vệ bao gồm:
Ngày, tháng, năm mà bị đơn làm bản tự bảo vệ;
Tên, cũng như địa chỉ chính xác của bị đơn;
Cơ sở, tài liệu, chứng cứ để bị đơn tự bảo vệ (nếu có);
Tên và địa chỉ của Trọng tài viên được bị đơn lựa chọn cho mình, hoặc đề nghị Trung tâm trọng tài/ Tòa án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên.
Thời hạn để bị đơn nộp bản tự bảo vệ:
Giải quyết tại Trung tâm trọng tài thì dựa theo thỏa thuận của các bên hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm, nếu không có thì thời hạn là trong vòng 30 ngày kể từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện cùng các tài liệu liên quan.
Giải quyết bằng Trọng tài vụ việc thì dựa theo thỏa thuận của các bên, nếu không có thì thời hạn để nộp bản tự bảo vệ là trong vòng 30 ngày kể từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện cùng các tài liệu liên quan.
Đơn kiện
Với phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được quy định theo pháp luật Việt Nam tại Luật Trọng tài thương mại Việt Nam, có hai loại đơn kiện được sử dụng khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Cụ thể, các loại đơn kiện đó là:
Đơn khởi kiện của nguyên đơn theo Điều 30 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010;
Đơn kiện lại của bị đơn theo Điều 36 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010.
Việc lập ra cũng như nộp các loại đơn này phải tuân thủ đúng theo những gì mà pháp luật Việt Nam đã quy định trong Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010, Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về Hướng dẫn thi hành một số quy định Luật Trọng tài thương mại, cùng một số văn bản pháp luật liên quan khác.
Quy định về việc gộp bản tự bảo vệ cùng đơn kiện
Bản tự bảo vệ có gộp cùng đơn khởi kiện được không?
Dựa theo quy định tại Khoản 1 Điều 30 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010 về đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo, theo đó, nguyên đơn là chủ thể phải:
Làm đơn khởi kiện;
Gửi đơn khởi kiện cho bị đơn. Việc làm đơn khởi kiện và gửi cho bị đơn này của nguyên đơn phải tuân thủ đúng theo những gì mà pháp luật đã quy định.
Trong khi đó, đối với trường hợp chủ thể viết bản tự bảo vệ trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, căn cứ vào quy định tại Điều 35 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010 về Bản tự bảo vệ và việc gửi bản tự bảo vệ, theo đó, khác với chủ thể nộp đơn khởi kiện trong vụ tranh chấp, bị đơn lại chính là chủ thể:
Tạo lập bản tự bảo vệ;
Và nộp bản tự bảo vệ cho Trung tâm trọng tài/ Trọng tài viên.
Từ đó, nếu căn cứ vào chủ thể tạo ra tài liệu, thì chủ thể viết đơn khởi kiện và chủ thể viết bản tự bảo vệ là hai chủ thể khác nhau:
Một bên là nguyên đơn;
Trong khi bên còn lại là bị đơn.
Ngoài ra, đơn khởi kiện của nguyên đơn và bản tự bảo vệ của bị đơn là hai tài liệu có tính chất trái ngược nhau, việc gộp những văn bản này lại cùng nhau sẽ tạo ra những mâu thuẫn nhất định. Điều này được thể hiện ở chỗ:
Đơn khởi kiện nguyên đơn được tạo ra với mục đích nhằm đưa ra những lý do để chống lại phía bị đơn;
Ngược lại, bản tự bảo vệ của bị đơn chính là văn bản để bị đơn bảo vệ mình trước những cáo buộc đến từ phía của nguyên đơn, và để đối đầu lại với những lập luận của nguyên đơn.
Không những vậy, trong trường hợp đơn kiện lại nguyên đơn của bị đơn không đáp ứng được các tiêu chuẩn để trở thành một đơn kiện lại, thì khi đó, bị đơn có thể nộp một đơn kiện mới cho Trung tâm Trọng tài hoặc Trọng tài vụ việc để tiến hành khởi kiện một vụ việc trọng tài khác, trong vụ việc này bị đơn sẽ chuyển vai trò thành nguyên đơn.
Trong tình huống trên, vụ việc mới của bị đơn và vụ việc ban đầu của nguyên đơn là hai vụ việc hoàn toàn tách biệt với nhau nên bản tự bảo vệ của vụ này không thể gộp cùng với đơn khởi kiện vụ kia được.
Chính vì vậy, với những lý do đã được chỉ ra ở phía trên, cụ thể, có các lý do chính đó là:
Do khác chủ thể tạo lập;
Do có mục đích trái ngược nhau;
Do khác vụ việc.
Có thể đưa ra kết luận rằng bản tự bảo vệ của bị đơn không thể gộp cùng đơn khởi kiện của nguyên đơn được. Tức là, đây là hai loại tài liệu hoàn toàn độc lập, và việc gộp chúng lại với nhau để nộp sẽ tạo ra những rắc rối không cần thiết.
Bản tự bảo vệ có gộp cùng đơn kiện lại được không?
Theo quy định tại Điều 35 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010 về Bản tự bảo vệ và việc gửi bản tự bảo vệ, trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, bị đơn có nghĩa vụ:
Tạo lập bản tự bảo vệ;
Và nộp bảo tự bảo vệ đó cho Trung tâm trọng tài/ Trọng tài viên.
Bên cạnh đó, dựa vào theo Khoản 1 Điều 36 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010 về Đơn kiện lại của bị đơn, theo đó, bị đơn cũng có nghĩa vụ chính là chủ thể:
Tạo lập đơn kiện lại phía nguyên đơn;
Nộp đơn kiện lại nguyên đơn về những vấn đề có liên quan.
Do đó, từ các quy định trên, có thể khẳng định, chủ thể nộp bản tự bảo và và chủ thể nộp đơn kiện lại là cùng một chủ thể, và đều là bị đơn.
Đồng thời, căn cứ vào quy định tại Khoản 2 Điều 36 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010 về đơn kiện lại của bị đơn quy định đơn kiện lại của bị đơn phải được nộp cùng thời điểm của bản tự bảo vệ.
Từ sự kết hợp của các điều khoản trên, có thể suy ra rằng, bản tự bảo vệ không được phép gộp cùng đơn kiện. Điều này cũng có nghĩa là, tuy đơn khởi kiện lại và bản tự bảo vệ phải được nộp vào cùng một thời điểm với nhau, nhưng hai tài liệu này phải được nộp một cách tách biệt mà không được gộp chung lại với nhau.
Ngoài ra, còn một lý do khác khiến cho bản tự bảo vệ không thể gộp cùng đơn kiện lại, đó là trong trường hợp đơn kiện lại của bị đơn đề cập đến một vấn đề pháp lý mới vẫn phát sinh từ hợp đồng nhưng không liên quan đến nội dung tranh chấp mà đã được nguyên đơn đề cập. Do đó, giữa nội dung của bản tự bảo vệ và đơn kiện lại không có sự thống nhất với nhau bởi:
Bản tự bảo vệ của bị đơn trình bày về những vấn đề đã được nguyên đơn đề cập trong đơn khởi kiện của nguyên đơn.
Đơn kiện lại lại đề cập đến nội dung pháp lý mới vẫn liên quan đến hợp đồng giữa nguyên đơn và bị đơn.
Như vậy, từ những phân tích phía trên, có thể kết luận lại rằng, dù là trong trường hợp là đơn khởi kiện của nguyên đơn hay trong tình huống là đơn kiện lại của bị đơn, bản tự bảo vệ của bị đơn cũng không được nộp kèm cùng với các tài liệu này.
Quy định của VIAC về vấn đề liệu bản tự bảo vệ có gộp cùng đơn kiện được không?
Về cơ bản, trong quy tắc tố tụng của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, các quy định về vấn đề liệu bản tự bảo vệ có gộp cùng đơn kiện được không thì tương tự như các quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, trong quy tắc tố tụng trọng tài của VIAC thì vấn đề này được quy định một cách rõ ràng hơn so với quy định của pháp luật trong Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010.
Cụ thể, tại Điều 10 của Quy tắc tố tụng trọng tài của VIAC về Đơn kiện lại đã quy định rằng đơn kiện lại phải bằng văn bản riêng, độc lập với Bản tự bảo vệ. Trong khi đó, Khoản 2 Điều 36 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010 chỉ đề cập tới việc là bản tự bảo vệ và đơn kiện lại phải nộp cùng thời điểm với nhau, chứ không nói rõ về tính độc lập của đơn kiện lại với bản tự bảo vệ.
Đây là một điểm bổ sung đáng chú ý trong quy tắc tố tụng của VIAC, vì vậy, nếu quý khách hàng tham gia giải quyết tranh chấp tại VIAC thì cần nên lưu ý về vấn đề này.
Những lưu ý dành cho doanh nghiệp
Một khi các doanh nghiệp đã trở thành nguyên đơn hoặc bị đơn khi lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, thì các doanh nghiệp phải đặc biệt lưu tâm đến các vấn đề liên quan tới bản tự bảo vệ và đơn kiện.
Lý do là bởi, hai văn bản này có vai trò rất lớn, hỗ trợ rất nhiều cho quá trình giải quyết tranh chấp không chỉ giữa các bên, mà còn cả với Hội đồng trọng tài. Có những trường, các tài liệu này chính là cơ sở thiết yếu để có thể định đoạt được kết quả của vụ việc.
Đặc biệt, nếu các doanh nghiệp là bị đơn thì càng cần chú ý đến việc liệu bản tự bảo vệ có gộp cùng đơn kiện được không, bởi nếu thực hiện sai có thể dẫn tới kết quả là các văn bản này có thể trở nên vô hiệu.
Chính vì thế, khi chuẩn bị các tài liệu như đơn khởi kiện, bản tự bảo vệ và đơn kiện lại, quý doanh nghiệp nên tìm đến sự trợ giúp, hỗ trợ và tư vấn đến từ các chuyên gia có kinh nghiệm, có uy tín như đội ngũ luật sư, tư vấn viên của công ty Luật Việt An.
Quý khách hàng có bất kỳ vướng mắc liên quan đến giải quyết tranh chấp tại Việt Nam xin vui lòng liên hệ Luật Việt An để được chúng tôi hỗ trợ tốt nhất!