Mã ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp đăng lí theo Hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam ghi nhận tại phụ lục I quyết định số 27/2018/QĐ- TTg. Với bất kì trường hợp nào có nhu cầu đăng ký doanh nghiệp đều cần phải nắm rõ mã ngành nghề kinh doanh của mình để hoàn tất về mặt thủ tục đăng ký kinh doanh. Trong bài viết sau đây, Luật Việt An sẽ cung cấp các thông tin liên quan mã ngành nghề đăng ký kinh doanh rượu theo quy định của pháp luật hiện hành.
Căn cứ pháp lý
Luật doanh nghiệp 2020;
Nghị định số 01/2021/NĐ-CP quy định về đăng ký doanh nghiệp;
Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp;
Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg quy định danh mục mã ngành nghề kinh doanh;
Nghị định 105/2017/NĐ-CP quy định về sản xuất kinh doanh rượu được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 17/2020/NĐ-CP.
Mã ngành nghề kinh doanh rượu
Kinh doanh rượu bao gồm hoạt động sản xuất và hoạt động dịch vụ.
Mã ngành 1101 – 11010: Mã ngành nghề chưng, tinh cất và pha chế các loại rượu mạnh.
Nhóm này gồm:
Sản xuất đồ uống có cồn được chưng cất hoặc pha chế các loại rượu mạnh:
Rượu whisky, rượu gin, rượu mùi, đồ uống hỗn hợp…
Pha chế các loại rượu mạnh đã chưng cất
Sản xuất rượu mạnh trung tính.
Loại trừ:
Sản xuất rượu êtilíc làm biến tính được phân vào nhóm 20114;
Sản xuất đồ uống có cồn chưa qua chưng cất được phân vào nhóm 11020 (Sản xuất rượu vang) và nhóm 11030 (Sản xuất bia và mạch nha ủ men bia);
Đóng chai, dán nhãn rượu được phân vào nhóm 463 (Bán buôn lương thực, thực phẩm, đồ uống và sản phẩm thuốc lá, thuốc lào), nếu công việc này là một phần của việc bán buôn và nhóm 82920 (Dịch vụ đóng gói) nếu được tiến hành trên cơ sở thuê hoặc hợp đồng.
Mã ngành 1102 -11020: Mã ngành nghề sản xuất rượu vang
Nhóm này gồm:
Sản xuất rượu vang.
Sản xuất rượu sủi tăm
Sản xuất rượu từ chiết xuất của nho
Sản xuất đồ uống có cồn lên men nhưng không qua chưng cất như rươuk sake, rượu táo, rượu lê, rượu mật ong, rượu hoa quả khác và đồ uống hỗn hợp chứa cồn.
Sản xuất rượu vecmut và đồ uống tương tự
Pha chế các loại rượu vang
Sản xuất rượu không cồn và có độ cồn thấp.
Loại trừ:
Sản xuất dấm được phân vào nhóm 10790 (Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu);
Đóng chai và dán nhãn được phân vào nhóm 463 (Bán buôn lương thực, thực phẩm, đồ uống và sản phẩm thuốc lá, thuốc lào) nếu công việc này là một phần của việc bán buôn, và nhóm 82920 (Dịch vụ đóng gói) nếu được tiến hành trên cơ sở thuê hoặc hợp đồng.
Mã ngành 1103 – 11030: Mã ngành nghề sản xuất bia và mạch nha ủ men bia.
Nhóm này gồm: Hoạt động của các quán rượu phục vụ khách hàng uống tại chỗ: rượu mạnh, rượu vang, rượu cocktail, bia các loại…
Loại trừ: Hoạt động cung cấp dịch vụ ăn và uống rượu, bia nhưng trong đó đồ ăn là chủ yếu được phân vào nhóm 56101 (Nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống).
Quy định về ghi mã ngành nghề trong đăng ký kinh doanh
Ghi theo mã ngành cấp 4 của Hệ thống ngành kinh tế
Hệ thống ngành kinh tế được phân hóa từ cấp 1 đến cấp 5 tương ứng với số chữ số trong mã ngành đó.
Khi chọn mã ngành để đăng ký, doanh nghiệp phải đăng ký bằng mã ngành cấp 4 – có 4 số. Sau đó ghi mã ngành cấp 5 hoặc diễn giải chi tiết ngành nghề kinh doanh.
Ví dụ:
STT
Tên ngành
Mã ngành
1
Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động
5610
2
Dịch vụ phục vụ đồ uống
(trừ quán rượu, bia, quầy bar)
5630
Ghi theo ngành nghề quy định tại các văn bản chuyên ngành.
Đối với ngành nghề kinh doanh thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện (về vốn pháp định, chứng chỉ,…), danh mục ngành nghề kinh doanh cấm kinh doanh hoặc hạn chế kinh doanh, ngoài mã ngành cấp 4, phải ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật.
Ví dụ:
STT
Tên ngành
Mã ngành
1
Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt)
Chi tiết: Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô
4931
Điều kiện kinh doanh rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên
Điều kiện sản xuất rượu công nghiệp
Sản xuất rượu công nghiệp là hoạt động sản xuất rượu trên dây chuyền máy móc, thiết bị công nghiệp. Để sản xuất rượu, doanh nghiệp phải đáp ứng:
Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
Có dây chuyền máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất rượu đáp ứng quy mô dự kiến sản xuất.
Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.
Bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định.
Đáp ứng các quy định về ghi nhãn hàng hóa rượu.
Có cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất rượu.
Điều kiện sản xuất rượu thủ công
Nhằm mục đích kinh doanh
Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm và ghi nhãn hàng hóa rượu theo quy định.
Nhằm bán cho cơ sở có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại
Có hợp đồng mua bán với doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp.
Trường hợp không bán rượu cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công phải làm thủ tục cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo quy định tại Nghị định Nghị định 105/2017/NĐ-CP .
Điều kiện phân phối rượu
Phân phối là hoạt động tổng hợp bao gồm cả bán buôn, bán lẻ. Điều kiện để cấp giấy phép phân phối rượu là:
Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
Có hệ thống phân phối rượu trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên (đã bao gồm địa bàn doanh nghiệp đặt trụ sở chính); tại mỗi địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải có ít nhất 01 thương nhân bán buôn rượu. Trường hợp doanh nghiệp có thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính để kinh doanh rượu thì không cần có xác nhận của thương nhân bán buôn rượu
Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu khác hoặc nhà cung cấp rượu ở nước ngoài.
Điều kiện bán buôn rượu
Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
Có hệ thống bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính với ít nhất 01 thương nhân bán lẻ rượu. Trường hợp doanh nghiệp có thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính để kinh doanh rượu thì không cần có xác nhận của thương nhân bán lẻ rượu.
Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu khác,
Điều kiện bán lẻ rượu
Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng.
Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu.
Điều kiện bán rượu tiêu dùng tại chỗ
Bán rượu tiêu dùng tại chỗ là hoạt động bán rượu trực tiếp cho người mua để tiêu dùng tại địa điểm bán hàng. Để được cấp giấy phép kinh doanh loại hình này, phải đáp ứng:
Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng và có đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện nơi thương nhân đặt cơ sở kinh doanh.Rượu tiêu dùng tại chỗ phải được cung cấp bởi thương nhân có Giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ rượu.
Trường hợp thương nhân tự sản xuất rượu để bán tiêu dùng tại chỗ thì phải có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp hoặc Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo quy định tại Nghị định này.
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn vềmã ngành nghề đăng ký kinh doanh rượu, thành lập công ty kinh doanh rượu, thay đổi đăng ký kinh doanh rượu, xin vui lòng liên hệ đến Công tyLuật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!