Nguồn vốn doanh nghiệp FDI thành lập mới

Năm 2024 đánh dấu một bước chuyển quan trọng trong hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam, đặc biệt là trong việc hình thành các doanh nghiệp FDI mới. Các số liệu cho thấy nguồn vốn doanh nghiệp FDI thành lập mới trong năm này có những tín hiệu tích cực, phản ánh sự hồi phục mạnh mẽ của nền kinh tế và niềm tin của các nhà đầu tư quốc tế vào môi trường đầu tư tại Việt Nam. Chính sách mở cửa, cải cách thủ tục hành chính và các ưu đãi thu hút đầu tư tiếp tục tạo ra động lực mạnh mẽ cho việc thành lập các doanh nghiệp FDI, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hội nhập quốc tế. Bài viết dưới đây, Luật Việt An phân tích giúp quý khách hiểu hơn về nguồn vốn doanh nghiệp FDI thành lập mới năm 2024.

Các hình thức thành lập mới doanh nghiệp FDI

  • Hình thức góp vốn ngay từ đầu để thành lập doanh nghiệp mới: Với hình thức này, nhà đầu tư nước ngoài sẽ góp vốn kể từ khi bắt đầu thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam. Theo đó, tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài có thể từ 1% – 100% vốn điều lệ tuỳ vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.
  • Hình thức mua cổ phần hoặc mua phần vốn góp trong doanh nghiệp: Với hình thức này, nhà đầu tư nước ngoài sẽ góp vốn vào doanh nghiệp Việt Nam. Tuỳ từng lĩnh vực, nhà đầu tư có thể góp vốn từ 1% – 100% vào doanh nghiệp Việt Nam.

Các bước thành lập mới doanh nghiệp FDI

Các bước thành lập mới doanh nghiệp FDI

Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Nhà đầu tư chuẩn bị 01 bộ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư 2020, gồm có:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.
  • Bản sao chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao giấy chứng nhân thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
  • Đề xuất dự án đầu tư
  • Văn bản chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư
  • Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức của hợp đồng BCC (nếu có)

Nhà đầu tư nộp hồ sơ nêu trên cho cơ quan đăng ký đầu tư. Trường hợp dự án được thực hiện tại 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên thì nộp hồ sơ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư của một tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi thực hiện dự án hoặc dự kiến đặt văn phòng.

Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận và thẩm định hồ sơ. 

  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì cơ quan đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. 
  • Trường hợp hồ sơ sơ không hợp lệ phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do

Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

  • Sau khi công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì tiếp tục làm thủ tục để cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ được quy định tại Chương IV Nghị định 01/2021/NĐ-CP, gồm:
    • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
    • Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp;
    • Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;
    • Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên, cổ đông sáng lập đối với cong ty cổ phần;
    • Bản sao hợp lệ: chứng minh thư, căn cước, hộ chiếu (đối với cá nhân); giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy chứng thực của người đại diện theo ủy quyền (đối với tổ chức); quyết định góp vốn đối với thành viên công ty, cổ đông công ty là tổ chức; giấy ủy quyền.
  • Nộp hồ sơ tới phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư
  • Nộp theo 1 trong 3 hình thức gồm: Trực tiếp, bưu điện hoặc trực tuyến qua Cổng đăng ký doanh nghiệp.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc (kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ). Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Bước 3: Tiến hành công bố thông tin doanh nghiệp

  • Thông tin về đăng ký doanh nghiệp phải được công khai trên Cổng thông tin quốc gia trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Cơ quan thực hiện: Bộ phận đăng bố cáo của Cơ quan đăng ký kinh doanh.
  • Thời gian làm việc: trong vòng 30 ngày

Bước 4: Thực hiện các thủ tục khác

Doanh nghiệp thực hiện các thủ tục như: Khắc con dấu, mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, • Đăng ký chữ ký số, phát hành hóa đơn điện tử, kê khai nộp thuế,…

Nguồn vốn doanh nghiệp FDI thành lập mới năm 2024

  • Theo số liệu Tổng cụ Thống kê, ổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 31/12/2024 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 38,23 tỷ USD, giảm 3,0% so với cùng kỳ năm trước.
  • Vốn đăng ký cấp mới có 3.375 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 19,73 tỷ USD, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước về số dự án và giảm 7,6% về số vốn đăng ký. Trong đó:
    • Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký đạt 13,44 tỷ USD, chiếm 68,1% tổng vốn đăng ký cấp mới; 
    • Hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 3,72 tỷ USD, chiếm 18,8%; 
    • Các ngành còn lại đạt 2,57 tỷ USD, chiếm 13,1%.
  • Trong số 80 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam năm 2024, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 6,26 tỷ USD, chiếm 31,7% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Hàn Quốc 2,89 tỷ USD, chiếm 14,6%; Trung Quốc 2,84 tỷ USD, chiếm 14,4%; Đặc khu hành chính Hồng Công (Trung Quốc) 2,17 tỷ USD, chiếm 11,0%.

Một số dự báo nguồn vốn doanh nghiệp FDI thành lập mới vào Việt Nam năm 2025

  • Trong năm 2025, các Bộ ngành, địa phương cần đẩy mạnh thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, triển khai nhanh, hiệu quả các nhiệm vụ, dự án đầu tư quy mô lớn, tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài chất lượng cao. 
  • Triển khai thực hiện mạnh mẽ các quy hoạch tỉnh, vùng, ngành tạo động lực, năng lực mới cho phát triển kinh tế năm 2025. Tập trung thúc đẩy tiến độ thi công các dự án quan trọng quốc gia, các công trình trọng điểm, hạ tầng giao thông quan trọng; phát huy nguồn lực đầu tư của các tập đoàn, doanh nghiệp Nhà nước; thu hút, sử dụng hiệu quả nguồn lực khu vực tư nhân, khu vực nước ngoài. 
  • Có chính sách ưu đãi, cạnh tranh, tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi thu hút các dự án lớn, trọng điểm quốc gia, dự án công nghệ cao…, thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia đầu tư, đặt trụ sở và thành lập các trung tâm R&D tại Việt Nam
  • Dự báo trong năm 2025, Việt Nam tiếp tục là điểm sáng thu hút dòng vốn ngoại và nằm trong nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới nhờ những thành tựu về thu hút nguồn vốn FDI trong năm 2024, khi chỉ trong 11 tháng, FDI đạt 31 tỉ USD và vốn FDI thực hiện đạt 20,4 tỉ USD, tăng 7,1%, cao nhất trong nhiều năm qua.
  • Những tỉnh như Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Bình Dương sẽ tiếp tục là những tỉnh đi đầu khi được rót vốn thành lập mới của các doanh nghiệp FDI

Một số lý do nguồn vốn doanh nghiệp FDI thành lập mới vào Việt Nam ngày càng gia tăng

Một số lý do nguồn vốn doanh nghiệp FDI thành lập mới vào Việt Nam ngày càng gia tăng

Những con số của của năm 2024 minh chứng Việt Nam đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Có rất nhiều lý do dẫn đến những thành công này.

Thứ nhất, Môi trường đầu tư hấp dẫn

Việt Nam luôn là một quốc gia ổn định vững chắc về chính trị – xã hội. Là một trong những nền kinh tế tăng trưởng năng động. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Việt Nam trong những năm qua luôn rất khả quan. Nhiều tổ chức quốc tế dự báo GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng khả quan hơn trong giai đoạn những năm tiếp theo.

Thứ hai, Việt Nam có nguồn lao động dồi dào

  • Việt Nam đang ở thời kỳ cơ cấu dân số “vàng”; có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở trung tâm của khu vực Đông Á, nơi tập trung của nhiều nền kinh tế lớn và năng động. 
  • Việt Nam là nền kinh tế thị trường, là thành viên WTO, đã và đang tham gia nhiều khuôn khổ liên kết kinh tế quốc tế, trong đó có các FTA với các đối tác trong và ngoài khu vực, đặc biệt Việt Nam đang tích cực tham gia đàm phán Hiệp định Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đây là những lợi thế cơ bản luôn hấp dẫn các nhà đầu tư.

Thứ ba, Chính phủ luôn hỗ trợ đối với các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

  • Chính phủ Việt Nam luôn cam kết và hành động nhằm tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi và bình đẳng cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng như không ngừng cải thiện khuôn khổ luật pháp và thể chế phục vụ cho các hoạt động kinh doanh và đầu tư. 
  • Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực triển khai lộ trình tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, trong đó có nỗ lực mạnh mẽ để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Trên đây là tư vấn của Luật Việt An về nguồn vốn doanh nghiệp FDI thành lập mới năm 2024. Quý khách hàng có thắc mắc liên quan hay có nhu cầu tư vấn pháp lý xung quanh đầu tư, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Pháp luật đầu tư

    Pháp luật đầu tư

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 09 79 05 77 68
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO