Phạm vi bảo hộ sáng chế

Xã hội ngày càng phát triển kéo theo đó là hội nhập quốc tế một cách sâu rộng khiến cho việc xuất hiện của những sáng chế cả trong và ngoài nước ngày càng cao. Theo đó, việc bảo hộ sáng chế là cách thức tốt nhất để có thể bảo vệ được sự sáng tạo cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu sáng chế. Tuy nhiên, khi tiến hành bảo hộ sáng chế vẫn có nhiều người chưa rõ về những phạm vi bảo hộ sáng chế. Vậy nên, để giải đáp thắc mắc của quý khách hàng, công ty Luật Việt An đưa ra bài viết về phạm vi bảo hộ sáng chế dưới đây.

Cơ sở pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022.
  • Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung lần cuối bởi Thông tư 16/2016/TT-BKHCN.

Sáng chế là gì?

Căn cứ tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022.  2022 quy định sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Theo đó, sáng chế là một trong những đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ và những văn bản luật có liên quan khác.

Sau khi đăng ký sáng chế và được cấp văn bằng sáng chế bởi Cục sở hữu trí tuệ thì chủ sở hữu sáng chế sẽ được cấp văn bằng bảo hộ sáng chế và sẽ được pháp luật bảo vệ khi có bất kỳ hành vi nào xâm phạm quyền sáng chế.

Điều kiện bảo hộ sáng chế

Theo quy định tại Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ, để có thể được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền sáng chế sẽ phải đáp ứng được đầy đủ ba điều kiện:

Sáng chế có tính mới

  • Tính mới đòi hỏi sáng chế phải có sự khác biệt đáng kể so với những cái đã được bộc lộ trước đó
  • Sáng chế đó chưa bị bộc lộ công khai.

Trình độ sáng tạo của sáng chế

  • Đây được coi là điều kiện có tính quyết định để có thể xem xét sáng chế có được bảo hộ độc quyền không.
  • Trình độ sáng tạo của sáng chế sẽ được đánh giá dựa trên cơ sở so sánh với các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai trước ngày nộp đơn hoặc trong trường hợp sáng chế được quyền ưu tiên thì sẽ là ngày ưu tiên của đơn sáng chế đó.
  • Sáng chế không đáp ứng được điều kiện về trình độ sáng tạo và không được bảo hộ là sáng chế chỉ chưa đựng sự cải tiến không đáng kể trong lĩnh vực kỹ thuật tương tự hoặc những dấu hiệu tạo nên sự khác biệt có thể suy luận từ bởi những người có hiểu biết trung bình trong cùng lĩnh vực.

Có khả năng áp dụng công nghiệp

  • Một sáng chế không thể mang nặng tính lý thuyết mà nó còn phải đem lại những lợi ích mang tính thực tiễn có thể áp dụng vào cuộc sống.
  • Sáng chế đó có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất sản phẩm hàng loạt hay áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế đó và thu lại được kết quả ổn định.

Phạm vi bảo hộ của sáng chế

Tại Điểm 23.6 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung lần cuối bởi Thông tư 16/2016/TT-BKHCN có quy định về phạm vi bảo hộ sáng chế như sau:

Phạm vi bảo hộ sáng chế (hay còn gọi là phạm vi bảo hộ hoặc yêu cầu bảo hộ) được dùng để xác định phạm vi quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế. Theo đó, phạm vi hay yêu cầu bảo hộ phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, phù hợp với phần mô tả và hình vẽ trong bản mô tả sáng chế (tài liệu tỏng hồ sơ đăng ký sáng chế), trong đó phải làm rõ những dấu hiệu mới của đối tượng yêu cầu bảo hộ và phải phù hợp với các quy định sau đây:

  • Phạm vi bảo hộ phải được phần mô tả minh họa một cách đầy đủ. Trong đó bao gồm các dấu hiệu kỹ thuật cơ bản cần và đủ để xác định được đối tượng và để đạt được mục đích đề ra và để phân biệt đối tượng yêu cầu bảo hộ với đối tượng đã biết.
  • Các dấu hiệu kỹ thuật trong phạm vi hay yêu cầu bảo hộ phải rõ ràng, chính xác và được chấp nhận trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng. Đối với các thuật ngữ được sử dụng trong phạm vi bảo hộ cũng phải rõ ràng và thống nhất với các thuật ngữ được sử dụng trong phần mô tả.
  • Phạm vi bảo hộ không được viện dẫn đến phần mô tả và hình vẽ. Trừ trường hợp viện dẫn đến những phần không thể mô tả chính xác bằng lời như trình tự nucleotit và trình tự axit amin, nhiễu xạ đồ hay giản đồ trạng thái.v.v.
  • Nếu đơn yêu cầu có hình vẽ minh họa thì dấu hiệu nêu trong phạm vi bảo hộ có thể kèm theo các số chỉ dẫn nhưng phải được đặt trong ngoặc đơn. Các số chỉ dẫn này sẽ không bị coi là làm giới hạn phạm vi bảo hộ.
  • Phạm vi bảo hộ nên được thể hiện thành hai phần (nhưng không bắt buộc) là “Phần giới hạn” và “Phần khác biệt” trong đó: Phần giới hạn bao gồm tên đối tượng và những dấu hiệu của đối tượng đó phải trùng với các dấu hiệu của đối tượng đã biết gần nhất. Những dấu hiệu đó nối với phần khác biệt bằng cụm từ “khác biệt ở chỗ” hay “đặc trưng ở chỗ” hoặc các từ tương đương. Theo đó phần khác biệt bao gồm các dấu hiệu khác biệt của đối tượng so với đối tượng đã biết gần nhất và các dấu hiệu này kết hợp với các dấu hiệu của phần giới hạn cấu thành đối tượng yêu cầu bảo hộ.
  • Phạm vi bảo hộ có thể bao gồm một hoặc nhiều điểm. Trong đó phạm vi bảo hộ nhiều điểm có thể được dùng để thể hiện một đối tượng cần bảo hộ, với điểm đầu tiên được gọi là điểm độc lập và các điểm tiếp theo được dùng để cụ thể hóa điểm độc lập hay điểm phụ thuộc hoặc thể hiện một nhóm đối tượng yêu cầu được bảo hộ với một số điểm độc lập. Theo đó, mỗi điểm độc lập thể hiện một đối tượng yêu cầu được bảo hộ trong nhóm đó, mỗi điểm độc lập này có thể có các điểm phụ thuộc. Mỗi điểm yêu cầu bảo hộ chỉ được đề cập đến một đối tượng yêu cầu bảo hộ và phải được thể hiện bằng một câu duy nhất.
  • Các điểm của phạm vi bảo hộ phải được đánh số liên tiếp bằng chữ số Ả-rập và kết thúc bằng dấu chấm.
  • Phạm vi bảo hộ nhiều điểm dùng để thể hiện một nhóm đối tượng phải đáp ứng các yêu cầu: các điểm độc lập, thể hiện các đối tượng riêng biệt và không được viện dẫn đến các điểm khác của phạm vi bảo hộ. Trừ trường hợp việc viện dẫn đó cho phép tránh được việc lặp lại hoàn toàn nội dung của điểm khác; các điểm phụ thuộc phải được thể hiện ngay sau điểm độc lập mà chúng phụ thuộc.

Một số câu hỏi liên quan đến phạm vi bảo hộ sáng chế

Thời hạn bảo hộ đối với sáng chế là bao lâu?

Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày được cấp và kéo dài đến hết 20 năm kể từ ngày nộp đơn, và có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên để duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ hàng năm thì chủ sở hữu phải đóng phí duy trì liên tục.

Tôi có thể thực hiện đăng ký sáng chế như thế nào?

Đăng ký sáng chế có thể được thực hiện bằng một trong hình thức như sau:

  • Nộp đơn đăng ký trực tiếp tại Cục sở hữu trí tuệ.
  • Đăng ký thông qua Tổ chức Đại diện sở hữu trí tuệ. Đây là cách thức bắt buộc đối với người nộp đơn sáng chế mang quốc tịch nước ngoài. Theo đó, đối với người nộp đơn sáng chế có quốc tịch Việt Nam thì nộp đơn thông qua Tổ chức Đại diện sở hữu trí tuệ như Công ty luật Việt An cũng được khuyến khích. Bởi lẽ hồ sơ đăng ký sáng chế rất chuyên biệt và đòi hỏi luật sư sở hữu trí tuệ chuyên sâu để hướng dẫn và tư vấn cụ thể.

Trên đây là bài viết về phạm vi bảo hộ sáng chế. Quý khách hàng có bất kỳ vướng mắc về các vấn đề phạm vi bảo hộ sáng chế, đăng ký sáng chế xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được chúng tôi hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tin tức doanh nghiệp

    Tin tức doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO