Soạn thảo hợp đồng gia công phần mềm

Công nghệ thông tin ngày càng phát triển, kéo theo là nhu cầu về phần mềm cho các sản phẩm công nghệ của các doanh nghiệp ngày càng nhiều, nhiều doanh nghiệp không đủ trang thiết bị cũng như nguồn nhân lực để thực hiện gia công phần mềm. Vậy nên việc tạo ra các hợp đồng gia công phần mềm là cực kì cần thiết. Vậy, hợp đồng gia công phần mềm là gì? Để giải đáp thắc mắc của quý khách hàng, công ty Luật Việt An trình bày khái quát về soạn thảo hợp đồng gia công phần mềm như sau.

Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật Dân sự 2015.
  • Luật Thương mại 2005.
  • Nghị định 71/2007/NĐ-CP hướng dẫn Luật công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin.

Hợp đồng gia công phần mềm là gì?

Theo quy định căn cứ tại khoản 9 Điều 3 Nghị định 71/2007/NĐ-CP quy định thì hợp đồng gia công phần mềm là sự thoả thuận giữa các bên, trong đó bên nhận gia công sẽ thực hiện công việc sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ phần mềm hoặc thực hiện một số công đoạn để hoàn thành sản phẩm, dịch vụ phần mềm theo yêu cầu của bên đặt gia công.

Phân biệt gia công phần cứng và gia công phần mềm

Tiêu chí Gia công phần cứng Gia công phần mềm
Căn cứ pháp lý Điều 8 Nghị định 71/2007/NĐ-CP Điều 9 Nghị định 71/2007/NĐ-CP
Định nghĩa Gia công phần cứng bao gồm các loại hình thiết kế, chế tạo sản phẩm phần cứng, lắp ráp theo yêu cầu của bên đặt gia công. Gia công phần mềm là hoạt động thiết kế, sản xuất và cung cấp sản phẩm và dịch vụ phần mềm theo yêu cầu của bên đặt gia công, bao gồm sản xuất phần mềm đóng gói, phần mềm nhúng.
Các loại sản phẩm gia công Các loại sản phẩm được gia công bao gồm:

  • Máy tính, thiết bị mạng, thiết bị ngoại vi.
  • Điện tử nghe nhìn
  • Điện tử gia dụng
  • Điện tử chuyên dùng
  • Thông tin – viễn thông, thiết bị đa phương tiện
  • Phụ tùng, linh kiện điện tử
  • Các sản phẩm phần cứng khác.
Các loại sản phẩm phần mềm được gia công bao gồm:

  • Phần mềm hệ thống.
  • Phần mềm ứng dụng.
  • Phần mềm tiện ích.
  • Phần mềm công cụ.
  • Các phần mềm khác.

 

Hình thức của hợp đồng gia công phần mềm

Căn cứ theo quy định của Luật Thương mại 2005 thì hợp đồng gia công phần mềm phải được lập thành văn bản hoặc bằng các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Nội dung hợp đồng gia công phần mềm

Đối tượng của hợp đồng gia công phần mềm

Đối tượng của hợp đồng gia công phần mềm chính là sản phẩm phần mềm (như phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng, phần mềm tiện ích, phần mềm công cụ…), tên sản phẩm gia công, chất lượng và chức năng của sản phẩm phần mềm. Theo đó, những sản phẩm phần mềm và tài liệu kèm theo này có thể được thể hiện hay lưu trữ ở bất kỳ một dạng vật thể nào.

Quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công phần mềm

Tại Điều 544 và Điều 545 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ và quyền bên đặt gia công phần mềm như sau:

Nghĩa vụ của bên đặt gia công:

  • Cung cấp nguyên vật liệu, giấy tờ theo đúng số lượng, chất lượng, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận cho bên nhận gia công phần mềm.
  • Chỉ dẫn cho bên nhận gia công thực hiện hợp đồng và trả tiền công đúng thỏa thuận

Quyền của bên đặt gia công:

  • Nhận sản phẩm gia công theo đúng số lượng, chất lượng, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận.
  • Có thể đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bên nhận gia công vi phạm nghiêm trọng hợp đồng.

Ngoài ra, hợp đồng gia công phần mềm thuộc gia công trong thương mại thì quyền và nghĩa vụ sẽ được quy định tại Điều 181 Luật Thương mại 2005 cụ thể như sau:

  • Giao một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu gia công theo đúng hợp đồng gia công hoặc giao tiền để mua vật liệu theo số lượng, chất lượng và mức giá thỏa thuận.
  • Nhận lại toàn bộ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn sau khi thanh lý hợp đồng gia công, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
  • Cử chuyên gia để hướng dẫn, kiểm tra kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công theo thoả thuận trong hợp đồng gia công.
  • Chịu trách nhiệm đối với tính hợp pháp về quyền sở hữu trí tuệ của hàng hoá gia công, nguyên liệu, vật liệu, máy móc, thiết bị dùng để gia công chuyển cho bên nhận gia công phần mềm.

Quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công phần mềm

Căn cứ tại Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ và quyền của bên nhận gia công phần mềm như sau:

Nghĩa vụ của bên nhận gia công:

  • Bảo quản nguyên vật liệu do bên đặt gia công cung cấp.
  • Báo cho bên đặt gia công biết để đổi nguyên vật liệu khác, nếu nguyên vật liệu không đảm bảo chất lượng.
  • Từ chối thực hiện gia công, nếu biết việc sử dụng nguyên liệu có thể tạo ra nguy hại cho xã hội.
  • Giao sản phẩm cho bên đặt gia công đúng số lượng, chất lượng, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận.
  • Giữ bí mật thông tin về quy trình gia công và sản phẩm tạo ra.
  • Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm. Trừ trường hợp sản phẩm không đảm bảo chất lượng do nguyên vật liệu mà bên đặt gia công cung cấp hoặc do sự chỉ dẫn không hợp lý của bên đặt gia công.

Quyền của bên nhận gia công:

  • Yêu cầu bên đặt gia công giao nguyên vật liệu đúng theo những gì đã thỏa thuận.
  • Từ chối sự chỉ dẫn không hợp lý của bên đặt gia công nếu thấy chỉ dẫn đó có thể làm giảm chất lượng sản phẩm.
  • Yêu cầu bên đặt gia công trả đủ tiền công như đã thỏa thuận.

Ngoài ra, hợp đồng gia công phần mềm còn được quy định tại Điều 182 Luật Thương mại 2005 như sau:

  • Cung ứng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu để gia công theo thỏa thuận với bên đặt gia công phần mềm.
  • Nhận thù lao và các chi phí hợp lý khác.
  • Trường hợp nhận gia công cho nhà đầu tư nước ngoài, bên nhận gia công được xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công, các nguyên liệu có liên quan theo uỷ quyền của bên đặt gia công. Và bên nhận gia công sẽ được miễn thuế nhập khẩu với máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu để thực hiện hợp đồng gia công.

Lưu ý về khi soạn thảo gia công phần mềm

Trong quá trình thực hiện theo hợp đồng gia công phần mềm có thể sẽ phát sinh nhiều vướng mắc và vấn đề. Do vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành cũng như để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên thì hợp đồng gia công phần mềm cần lưu ý những quy tắc như sau:

  • Quy định về thời hạn hoàn thành sản phẩm, chất lượng sản phẩm: sản phẩm phải được quy định rõ các tiêu chuẩn nhằm đảm bảo chất lượng, thời gian dự kiến hoàn thành sản phẩm phần mềm.
  • Thời hạn hoàn thành các tính năng cụ thể của phần mềm: Trong hợp đồng cần quy định các khoảng thời gian hoàn thành cho từng tính năng sản phẩm để thuận tiện cho việc theo dõi tiến độ công việc.
  • Thanh toán theo từng giai đoạn trong hợp đồng: Theo đó, cần quy định điều khoản thanh toán theo từng giai đoạn để xác định các nhiệm vụ đã hoàn thành và thanh toán
  • Hỗ trợ bảo hành sản phẩm sau khi chuyển giao: Theo đó, hợp đồng sẽ nêu rõ thời hạn mà bên phát triển, gia công phần mềm hỗ trợ cho sản phẩm mà họ tạo ra và cung cấp. Điều này nhằm bảo đảm niềm tin, chất lượng trong quá trình xây dựng phần mềm tạo ra sản phẩm hoạt động tốt và ít xảy ra sự cố.
  • Điều khoản bảo mật: Điều khoản bảo mật giúp đảm bảo tính độc quyền, giúp cho sản phẩm không bị sao chép, đánh cắp thông tin.
  • Bồi thường khi có thiệt hại xảy ra: quy định nhằm mục đích phân chia trách nhiệm rủi ro giữa đơn vị thuê gia công phần mềm và đơn vị được thuê gia công phần mềm.
  • Điều khoản chấm dứt hợp đồng: điều khoản nêu rõ các trường hợp nếu một bên vi phạm hợp đồng trong trường hợp nào thì bên còn lại có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.
  • Giải quyết vấn đề phát sinh: Cần quy định rõ cơ quan có thẩm quyền giải quyết khi tranh chấp xảy ra.

Một số câu hỏi về hợp đồng gia công phần mềm

Nếu chậm giao nhận gia công phần mềm thì xử lý như nào?

Căn cứ tại Bộ luật Dân sự hiện hành có quy định về chậm giao nhận như sau:

  • Trong trường hợp bên nhận gia công chậm giao sản phẩm thì bên đặt gia công có thể gia hạn thêm thời gian, nếu hết thời hạn đó mà bên nhận gia công vẫn chưa hoàn thành công việc thì bên đặt gia công có quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
  • Trường hợp bên đặt gia công chậm nhận sản phẩm thì bên nhận gia công có thể gửi sản phẩm đó tại nơi nhận gửi giữ và phải báo ngay cho bên đặt gia công và bên đặt gia công phải chịu mọi chi phí phát sinh từ việc gửi giữ.

Cần làm gì khi xảy ra tranh chấp hợp đồng gia công phần mềm?

Khi xảy ra tranh chấp thì các bên tranh chấp cần trao đổi, thỏa thuận để thống nhất hướng giải quyết tốt nhất, giảm thiểu thiệt hại của các bên. Nếu phương thức thương lượng, hòa giải không thành công thì dựa vào điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng mà giải quyết bằng Trọng tài thương mại hay bằng Tòa án thì các bên tiến hành thủ tục giải quyết. Đặc biệt là đối với hợp đồng gia công có yếu tố nước ngoài. Như là bên đặt gia công là công ty nước ngoài hay có vốn nước ngoài… thì các bên có thể lựa chọn pháp luật nước ngoài điều chỉnh hợp đồng và cơ quan giải quyết tranh chấp nước ngoài.

Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin về tư vấn soạn thảo hợp đồng gia công phần mềm xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được chúng tôi hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn hợp đồng

    Tư vấn hợp đồng

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO