Soạn thảo hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế

Ngày nay, hoạt động vận chuyển hàng hóa giữa các quốc gia diễn ra ngày càng sôi nổi. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang đối diện với nhiều khó khăn khi thực hiện việc soạn thảo hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế. Để giải quyết vấn đề này, công ty Luật Việt An đã tổng hợp một số tư vấn quan trọng liên quan đến việc soạn thảo hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế như sau.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật dân sự năm 2015;
  • Luật thương mại năm 2005.

Vận chuyển hàng hóa quốc tế là gì?

Vận chuyển hàng hóa quốc tế là hình thức vận chuyển hàng hóa từ một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ sang một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác trên toàn thế giới, vượt ra ngoài biên giới lãnh thổ của quốc gia. Điều này bao gồm việc sử dụng nhiều phương tiện và phương thức khác nhau, bao gồm đường bộ, đường biển, đường hàng không và đường sắt, để chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng hoặc từ nơi xuất khẩu đến nơi nhập khẩu. Vận chuyển hàng hóa quốc tế có hai hình thức phổ biến như sau:

  • Vận chuyển quốc tế trực tiếp: Đây là hình thức vận chuyển được tiến hành giữa hai nước có chung biên giới quốc gia.
  • Vận chuyển quốc tế quá cảnh là hình thức vận chuyển được tiến hành qua lãnh thổ của ít nhất một nước thứ ba (gọi là nước cho quá cảnh).

Trong thực tiễn thương mại nói chung và thương mại quốc tế nói riêng, có nhiều tiêu chí để phân loại vận chuyển hàng hóa.

  • Căn cứ tiêu chí môi trường và điều kiện sản xuất, vận chuyển hàng hóa quốc tế được chia thành vận tải đường bộ, vận tải đường biển, vận tải đường hàng không, vận tải đường sắt.
  • Căn cứ cách thức tổ chức vận chuyển hàng hoá, vận tải quốc tế được chia thành vận tải đơn phương thức (Unimodal transport) và vận tải đa phương thức (Multimodal transport). Vận tải đơn phương thức là phương thức vận tải trong đó hàng hoá được chuyển từ nơi đi tới nơi đến bằng một loại phương tiện vận tải duy nhất. Vận tải đa phương thức là việc vận chuyển hàng hoá từ nơi đi tới nơi đến bằng ít nhất hai loại phương tiện vận tải trở lên nhưng chỉ sử dụng một loại chứng từ vận tải duy nhất do một người vận chuyển chịu trách nhiệm trong toàn bộ quá trình vận chuyển.

Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế là gì?

Vận chuyển hàng hóa quốc tế được thực hiện thông qua hình thức hợp đồng. Đây là loại hợp đồng vận tải có yếu tố nước ngoài. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế có mối quan hệ hữu cơ với hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Hiểu một cách đơn giản nhất thì hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế là sự thỏa thuận giữa các bên. Trong đó bên vận chuyển có nghĩa vụ vận chuyển hàng hóa từ quốc gia hoặc vùng lãnh thổ này đến địa điểm đã định theo thỏa thuận tại một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác để giao hàng hóa đó cho người có quyền nhận, bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển.

Đặc điểm của hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế

Tính quốc tế của hợp đồng

Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế là một loại hợp đồng dịch vụ có tính chất quốc tế. Pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có quy định cụ thể về hợp đồng có tính chất quốc tế, tuy nhiên tính chất quốc tế của hợp đồng liên quan đến các dấu hiệu chủ thể, khách thể và sự kiện pháp lý. Do đó tính chất quốc tế của hợp đồng vận chuyển hàng hoá thể hiện ở các dấu hiệu sau:

  • Thứ nhất, các bên chủ thể tham gia giao kết hợp đồng không cùng quốc tịch, không cùng nơi cư trú hoặc nơi đóng trụ sở;
  • Thứ hai, hợp đồng được ký kết hoặc thực hiện ở nước ngoài;
  • Thứ ba, đối tượng của hợp đồng là hàng hoá tồn tại ở nước ngoài;
  • Thứ tư, hàng hoá được vận chuyển ra khỏi biên giới quốc gia hoặc vùng lãnh thổ.

Chủ thể của hợp đồng

Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế được ký kết giữa người vận chuyển hàng hóa và người thuê vận chuyển hàng hóa hay người gửi hàng.

  • Người vận chuyển: là người tự mình hoặc uỷ quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hoá với người thuê vận chuyển. Như vậy, người vận chuyển có thể thực hiện toàn bộ hay một phần việc vận chuyển hàng hoá, nhưng cũng có thể uỷ thác cho người khác thực hiện toàn bộ hay một phần việc vận chuyển, người vận chuyển được uỷ thác này gọi là người vận chuyển thực tế.
  • Người thuê vận chuyển: là người tự mình hoặc uỷ quyền cho người khác gia kết hợp đồng vận chuyển hàng hoá với người vận chuyển. Trong trường hợp hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển, người thuê vận chuyển được gọi là người gửi hàng.

Nội dung của hợp đồng

Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế là hợp đồng song vụ có đền bù. Hai bên trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế là bên vận chuyển và bên thuê vận chuyển đều có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với nhau. Bên vận chuyển có nghĩa vụ bảo quản và vận chuyển hàng hóa đến đúng địa điểm, đúng thời gian đã thỏa thuận. Bên thuê vận chuyển thanh toán chi phí vận chuyển cho bên vận chuyển theo thỏa thuận.

Những lưu ý khi soạn thảo hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế

Khi soạn hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế, có một số lưu ý quan trọng mà các bên cần xem xét để đảm bảo rằng hợp đồng được xây dựng chặt chẽ và bảo vệ được quyền lợi của tất cả các bên liên quan. Dưới đây là một số điểm quan trọng cần lưu ý:

Xác định các bên liên quan

Hợp đồng cần chỉ định rõ các bên tham gia, bao gồm bên gửi hàng (người xuất khẩu), bên nhận hàng (người nhập khẩu), và bên vận chuyển. Điều này giúp xác định rõ trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên.

Mô tả hàng hóa

Hợp đồng cần cung cấp thông tin chi tiết về hàng hóa, bao gồm tên gọi của hàng hóa, mô tả, số lượng, giá trị, trọng lượng, kích thước, và bất kỳ thông tin nào khác liên quan đến việc vận chuyển hàng.

Điều kiện vận chuyển

Hợp đồng cần xác định rõ các điều kiện và quy tắc vận chuyển, bao gồm loại phương tiện vận chuyển được sử dụng (tàu, thuyền, ô tô, xe lửa,…) và phương thức vận chuyển (biển, hàng không, đường bộ, đường sắt), thời gian giao hàng dự kiến, điểm nhận hàng và điểm giao hàng. Đồng thời lưu ý đến bất kỳ điều khoản đặc biệt nào (ví dụ: vận chuyển hàng dễ vỡ).

Giá cước và thanh toán

Hợp đồng cần xác định giá cước, phương thức thanh toán và thời hạn thanh toán. Điều này có thể bao gồm chi phí vận chuyển, bảo hiểm, phí hải quan và bất kỳ khoản phí nào khác liên quan đến vận chuyển. Ngoài ra, vì đây là hợp đồng có tính chất quốc tế nên các bên cần ghi nhận đồng tiền thanh toán để tránh những tranh chấp có thể xảy ra.

Bảo hiểm

Hợp đồng cần xác định liệu bên nào sẽ chịu trách nhiệm và chi phí cho bảo hiểm hàng hóa trong trường hợp hỏa hoạn, mất mát hoặc hư hại trong quá trình vận chuyển.

Thời gian giao hàng

Xác định rõ thời gian dự kiến cho việc giao hàng, bao gồm ngày và giờ. Nếu các bên không thể giao kết ngày, giờ cụ thể thì các bên có thể giao kết theo khoảng thời gian, ví dụ: Tuần cuối cùng của tháng 12.

Thủ tục hải quan và cơ chế tính thuế

Xác định rõ các quy định liên quan đến hải quan và thuế, xác định bên chịu trách nhiệm về các thủ tục hải quan và chi phí liên quan để ước tính chi phí vận chuyển trong khả năng cho phép của hợp đồng.

Trên đây là bài viết trình bày chi tiết về soạn thảo hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế. Nếu có bất kì khó khăn vướng mắc liên quan tới tư vấn soạn thảo hợp đồng, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được tư vấn chi tiết!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn hợp đồng

    Tư vấn hợp đồng

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO