Quận 12 từng là một phần của huyện Hóc Môn trước kia. Quận 12 có nhiều địa điểm tham quan như: căn cứ Vườn Cau ở Thạnh Lộc, chùa Thiên Vân, chùa Quảng Đức, làng cá sấu, các vườn mai, vườn kiểng,… và cũng là địa điểm đặt trung tâm công nghệ thông tin lớn nhất nước là công viên phần mềm Quang Trung. Quận 12 nằm gần kề với khu vực trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh về phía Tây Bắc, cách trung tâm Thành phố hơn 10km theo đường chim bay, là quận cửa ngõ phía Bắc của khu vực trung tâm Thành phố.
Với nhiều thuận lợi về vị trí địa lý, giao thông thuỷ lợi Quận 12 trở thành một trong những trung tâm kinh tế cảu Thành phố Hồ Chí Minh. Cùng với những chính sách tốt nhằm ưu đãi và khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước bước chân vào tiến hành sản xuất kinh doanh trên địa bàn Quận 12 với mục tiêu đưa Quận 12 đi đầu trong kế hoạch phát triển kinh tế dịch vụ, công nghiệp nhằm phát huy thế mạnh của Quận. Chính vì vậy mà nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước chọn Quận 12 để làm địa điểm, trụ sở kinh doanh cho công ty của mình.
Để đáp ứng nhu cầu thành lập công ty của các nhà đầu tư. Công ty Luật Việt An cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật đầu tư, pháp luật doanh nghiệp thương mại, sở hữu trí tuệ và thành lập doanh nghiêp là một trong những thủ tục ban đầu mà nhà đâu tư phải thực hiện khi tiến hành sản xuất kinh doanh trên địa bàn Quận 12. Tp. Hồ Chí Minh.
Thành lập công ty được tiến hành trên các địa bàn của Quận 12:
Quận 12 có 11 phường: An Phú Đông, Đông Hưng Thuận, Hiệp Thành, Tân Chánh Hiệp, Tân Hưng Thuận, Tân Thới Hiệp, Tân Thới Nhất, Thạnh Lộc, Thạnh Xuân, Thới An và Trung Mỹ Tây.
Các nhà đầu tư sẽ chọn lựa một trong các đơn vị hành chính trên Quận 12. Luật sư tư vấn chúng tôi sẽ tư vấn cho các nhà đầu tư lựa chọn nơi sản xuất kinh doanh cho phù hợp với quy định của pháp luật theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020.
– Trụ sở chính của doanh nghiệp
Theo Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020, trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Như vậy, một nơi được xem là trụ sở chính có những đặc điểm:
+ Được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp;
+ Trụ sở chính doanh nghiệp phải có địa chỉ cụ thể theo địa giới hành chính;
+ Trụ sở chính không được đặt tại chung cư. Trong đó, nghiêm cấm đặt trụ sở chính của công ty tại nhà chung cư có mục đích để ở (theo khoản 11 Điều 6 Luật Nhà ở 2014; Công văn số 2544/BXD-QLN của Bộ xây dựng về việc quản lý sử dụng nhà chung cư ban hành ngày 19/11/2009 thì doanh nghiệp không được đặt địa chỉ tại chung cư, nhà tập thể );
+ Không bắt buộc phải diễn ra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
– Địa điểm kinh doanh của công ty
Theo khoản 3 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.
Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp cũng có một số đặc điểm như sau:
+ Doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh;
+ Phải làm thủ tục thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi lập địa điểm kinh doanh;
+ Phải là nơi diễn ra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
+ Không được cùng là trụ sở chính của doanh nghiệp.
Như vậy, nơi đăng ký địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp phải căn cứ vào nơi đặt trụ sở chính. Theo đó, doanh nghiệp không được phép thành lập địa điểm kinh doanh ngoài phạm vi cấp tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Về chế độ thuế, địa điểm kinh doanh không có mã số thuế riêng và phải hạch toán phụ thuộc vào công ty. Trụ sở chính có thể không tiến hành hoạt động kinh doanh còn địa điểm kinh doanh bắt buộc phải tiến hành hoạt động kinh doanh theo ngành, nghề doanh nghiệp đã đăng ký. Luật không quy định doanh nghiệp phải có trụ sở riêng biệt hay gộp chung với địa điểm kinh doanh. Nhưng “Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính.”
Hồ sơ thành lập công ty trên địa bàn Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh bao gồm:
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;
Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên hoặc danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (căn cước công dân hoặc hộ chiếu).
Văn bản uỷ quyền cho người đại diện phần vốn nếu là tổ chức góp vốn vào thành lập công ty.
Tài liệu khác trong các trường hợp đặc biệt.
Các bước tiến hành thành lập công ty tại Quận 12. Tp. Hồ Chí Minh:
Ngay sau khi luật sư tiếp nhận đủ thông tin và tư vấn các vấn đề liên quan đến tên công ty, trụ sở công ty, ngành nghề kinh doanh dự kiến của công ty, thông tin về thành viên, cổ đông sáng lập của công ty, vốn điều lệ công ty, thông tin người đại diện theo pháp luật của công ty. Trên cơ sở các thông tin Quý khách hàng cung cấp, Công ty Luật Việt An tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan, soạn thảo hồ sơ thành lập công ty để chuyển Quý khách hàng trong thời gian tối đa 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ thông tin của khách hàng.
Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập công ty và nộp lệ phí công bố thông tin doanh nghiệp
Công ty Luật Việt An tiến hành nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp qua Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Thời gian hoàn thành: 03 ngày làm việc.
Bước 3: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Sau 03 ngày làm việc Quý khách hàng sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, do Giấy chứng nhận hiện nay 100% được trả theo đường bưu điện nên thường khách hàng sẽ được nhận chậm hơn chút do quá trình chuyển phát.
Bước 4: Thực hiện khắc con dấu (mộc tròn) công ty
Ngay khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế công ty, Luật Việt An sẽ tiến hành khắc dấu cho doanh nghiệp.
Thời gian thực hiện: Ngay trong ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 thì doanh nghiệp tự khắc con dấu, tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng con dấu pháp nhân của công ty. Do dó, công ty không phải đăng bố cáo thông báo mẫu dấu như trước đây. Đây cũng là một điểm rất mới của Luật Doanh nghiệp 2020 nhưng cũng là điểm lo ngại của nhiều doanh nghiệp trong vấn đề tự quản lý và sử dụng dấu của doanh nghiệp không có sự giám sát từ phía cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến con dấu.
Bước 5: Hoàn thiện chuyển kết quả cho khách hàng và hướng dẫn khách hàng thủ tục thực hiện sau thành lập công ty
Sau khi đã thực hiện các thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, công ty Luật Việt An chuyển các kết quả dịch vụ cho khách hàng như Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, con dấu, hồ sơ lưu. Đồng thời, tư vấn các thủ tục và những lưu ý sau khi thành lập doanh nghiệp.
Bước 6: Hỗ trợ, tư vấn cho khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động công ty và kê khai thuế theo yêu cầu của khách hàng
Kết quả dịch vụ thành lập công ty được chuyển tới khách khách hàng, luật sư, chuyên gia tư vấn thuế của Công ty luật Việt An có những lưu ý với Quý khách hàng về thuế (kê khai thuế), những lưu ý liên quan đến công việc cần thực hiện sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Luật Việt An sẽ cung cấp dịch vụ liên quan đến dịch vụ kế toán thuế, kê khai thuế, tư vấn các vấn đề liên quan đến tư vấn tài chính, thương hiệu, soạn thảo hợp đồng và tranh chấp công ty.
Đối với các ngành nghề có yêu cầu điều kiện sau thành lập công ty và giấy phép con như: vận tải, du lịch, nhà hàng, cho thuê lao động, giáo dục, y tế, xây dựng, chuyển phát nhanh, bưu chính,…: Xin các giấy phép đủ điều kiện hoạt động theo quy định pháp luật chuyên ngành.
Thành lập công ty là thủ tục quan trọng ban đầu mà bất cứ nhà đầu tư nào khi tiến hành kinh doanh tại Quận 12 sẽ lựa chọn tiến thành lập pháp nhân để quản lý vận hành bộ máy kinh doanh sản xuất của mình. Việc thành lập thật đơn giản khi bạn sử dụng dịch vụ thành lập công ty của Công ty Luật Việt An. Liên hệ: 0961675566