Với xu hướng đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ tại các thành phố lớn tại Việt Nam như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng,… hàng loạt tòa nhà, căn hộ chung cư được đầu tư xây dựng với mục đích đáp ứng nhu cầu của người dân và tổ chức kinh tế. Không chỉ dừng lại ở mục để ở hoặc làm văn phòng hay trung tâm thương mại, các công trình nhằm kinh doanh sản xuất cũng liên tục được đầu tư phát triển. Do đó, hoạt động thiết kế – xây dựng tăng trưởng mạnh mẽ. Đối với nhà đầu tư nước ngoài, hiện tại, các hạn chế về hiện diện thương mại theo Biểu cam kết của Việt Nam với WTO không còn. Tuy nhiên để hợp pháp thực hiện cung cấp dịch vụ thiết kế – xây dựng – là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, cả nhà đầu tư nước ngoài và trong nước phải đáp ứng các điều kiện pháp luật quy định.
Căn cứ pháp lý
Luật Doanh nghiệp năm 2020;
Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021;
Luật Xây dựng năm 2014 và Luật sửa đổi, bổ sung năm 2020;
Nghị định 15/2021/NĐ – CP ngày 03/3/2021.
Mã ngành nghề đăng ký kinh doanh
Để kinh doanh xây dựng nói chung và dịch vụ thiết kế, thẩm tra thiết kế nói riêng, Quý Khách hàng có thể tham khảo các mã ngành, nghề kinh doanh sau:
STT
Tên ngành nghề
Mã ngành
1.
Xây dựng nhà để ở
4101
2.
Xây dựng nhà không để ở
4102
3.
Xây dựng công trình đường sắt
4211
4.
Xây dựng công trình đường bộ
4212
5.
Xây dựng công trình điện
4221
6.
Xây dựng công trình cấp, thoát nước
4222
7.
Xây dựng công trình viễn thông, thông tin liên lạc
4223
8.
Xây dựng công trình công ích khác
4229
9.
Lắp đặt hệ thống xây dựng khác.
4329
10.
Phá dỡ
4311
11.
Chuẩn bị mặt bằng
4312
12.
Lắp đặt hệ thống điện
4321
13.
Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống sưởi và điều hoà không khí
4322
14.
Lắp đặt hệ thống xây dựng khác
4329
15.
Hoàn thiện công trình xây dựng
4330
16.
Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác
4390
17.
Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
4663
18.
Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan
Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (nếu là công ty cổ phần); Danh sách thành viên (nếu là công ty TNHH hai thành viên);
Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu (nếu là cá nhân); quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương và thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu kèm văn bản ủy quyền cho người quản lý vốn tại Việt Nam (nếu là tổ chức);
Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp;
Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Thời hạn: 03 – 06 ngày làm việc.
Công bố nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp:
Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định của pháp luật. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:
Ngành, nghề kinh doanh;
Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần (nếu có).
Phí công bố: Việc đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp và nộp phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp được thực hiện tại thời điểm doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp không được cấp đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ được hoàn trả phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Mức lệ phí công bố là 100.000 đồng theo qui định tại Thông tư 47/2019/TT-BCT.
Dấu của doanh nghiệp:
Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.
Xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng