Thời hạn nộp báo cáo tài chính theo quý

Doanh nghiệp có trách nhiệm lập báo cáo tài chính (BCTC) theo quý và nộp theo đúng quy định và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu do mình báo cáo. Vậy doanh nghiệp, tổ chức nộp báo cáo tài chính theo quý khi nào? Thời hạn nộp báo cáo tài chính theo quý là bao giờ? Đó là câu hỏi của rất nhiều doanh nghiệp do chưa nắm rõ được về quy định nộp báo cáo tài chính cụ thể như nào? Để giải đáp thắc mắc của quý khách hàng, công ty Luật Việt An đưa ra bài viết thời hạn nộp báo cáo tài chính theo quý dưới đây.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 41/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập;
  • Thông tư số 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp;
  • Thông tư số 151/2014/TT-BTC Hướng dẫn thi hành Nghị định 91/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định quy định về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành;
  • Thông tư 133/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Báo cáo tài chính (BCTC) là gì?

Báo cáo tài chính là một loại hồ sơ bằng văn bản truyền đạt các thông tin về hoạt động kinh doanh và hiệu quả tài chính của một doanh nghiệp hoặc của một tổ chức.

Báo cáo tài chính phản ánh tình hình tài chính của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định như cuối quý hoặc cuối năm. Khi nhìn vào bản báo cáo tài chính của công ty, người đọc có thể thấy được bức tranh toàn cảnh về tình hình lãi lỗ trong doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng cùng doanh thu cũng như các chi phí cấu thành lên kết quả kinh doanh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.

Báo cáo tài chính hàng quý là gì?

Báo cáo hàng quý được phát hành bởi các công ty ba tháng một lần. Hầu hết các công ty đều có một năm tài chính kết thúc vào ngày 31 tháng 12 và quý kết thúc vào ngày 31 tháng 3, 30 tháng sáu, 30 tháng chín và 31 tháng 12.

Báo cáo hàng quý bao gồm dữ liệu kế toán và tài chính chủ chốt cho một công ty, bao gồm doanh thu, lợi nhuận ròng, chi phí hoạt động và luồng tiền.

Thời hạn nộp Báo cáo tài chính theo quý

Theo quy định tại Điều 109 Thông tư 200/2014/TT-BTC thì thời hạn nộp báo cáo tài chính theo quý như sau:

Đối với doanh nghiệp nhà nước

  • Đơn vị kế toán: Nộp báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý.
  • Công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước: Nộp BCTC chậm nhất là 45 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý.
  • Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước: Thời hạn nộp BCTC do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.

Hồ sơ báo cáo tài chính

Theo quy định tại Điều 100 Thông tư 200/2014/TT-BTC thì báo cáo tài chính theo quý sẽ bao gồm:

  • Bảng cân đối kế toán
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Bản thuyết minh báo cáo tài chính

Mức xử phạt nếu nộp châm báo cáo tài chính?

Căn cứ theo điều 10, điều 11, điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, cụ thể như sau:

Mức phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi:

  • Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định;
  • Công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định.

Mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi:

  • Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định;
  • Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính;
  • Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định;
  • Công khai báo cáo tài chính không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán báo cáo tài chính;
  • Công khai báo cáo tài chính chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định.

Mức phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng khi:

  • Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật;
  • Cung cấp, công bố các báo cáo tài chính để sử dụng tại Việt Nam có số liệu không đồng nhất trong một kỳ kế toán.

Mức phạt từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi:

  • Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Không công khai báo cáo tài chính theo quy định.

Cơ quan nộp báo cáo tài chính

  • Đối với các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải lập và nộp Báo cáo tài chính cho Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đối với doanh nghiệp Nhà nước Trung ương còn phải nộp Báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp).
  • Đối với các loại doanh nghiệp Nhà nước như: Ngân hàng thương mại, công ty xổ số kiến thiết, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty kinh doanh chứng khoán phải nộp Báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính (Vụ Tài chính ngân hàng hoặc Cục Quản lý giám sát bảo hiểm).
  • Các công ty kinh doanh chứng khoán và công ty đại chúng phải nộp Báo cáo tài chính cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán.
  • Các doanh nghiệp phải gửi Báo cáo tài chính cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý thuế tại địa phương. Đối với các Tổng công ty Nhà nước còn phải nộp Báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế).
  • Doanh nghiệp có đơn vị kế toán cấp trên phải nộp Báo cáo tài chính cho đơn vị kế toán cấp trên theo quy định của đơn vị kế toán cấp trên.
  • Đối với các doanh nghiệp mà pháp luật quy định phải kiểm toán Báo cáo tài chính thì phải kiểm toán trước khi nộp Báo cáo tài chính theo quy định. Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp đã thực hiện kiểm toán phải đính kèm báo cáo kiểm toán vào Báo cáo tài chính khi nộp cho các cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp cấp trên.
  • Cơ quan tài chính mà doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) phải nộp Báo cáo tài chính là Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở kinh doanh chính.
  • Đối với các doanh nghiệp Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, ngoài các cơ quan nơi doanh nghiệp phải nộp Báo cáo tài chính theo quy định trên, doanh nghiệp còn phải nộp Báo cáo tài chính cho các cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp thực hiện quyền của chủ sở hữu theo Nghị định số 99/2012/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.
  • Các doanh nghiệp (kể cả các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) có trụ sở nằm trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao còn phải nộp Báo cáo tài chính cho Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao nếu được yêu cầu.

Một số câu hỏi liên quan

Có thể nộp báo cáo tài chính bổ sung không?

Báo cáo tài chính làm sai được phép bổ sung và nộp lại (nhưng phải trước khi cơ quan thuế có Quyết định thanh tra).

Thời hạn chậm nhất nộp báo cáo tài chính hàng quý là bao nhiêu ngày?

Thời hạn chậm nhất nộp báo cáo tài chính hàng quý chậm nhất là 20 ngày kể từ khi kỳ kế toán quý kết thúc doanh nghiệp phải nộp báo cáo tài chính. Thời hạn này sẽ được nâng lên 45 ngày với Tổng công ty Nhà nước, Công ty mẹ.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về dịch vụ lập báo cáo tài chính theo quý xin vui lòng liên hệ Công ty luật – Đại lý thuế Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Dịch vụ kế toán thuế

    Dịch vụ kế toán thuế

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO