Tư vấn đăng ký địa điểm kinh doanh công ty tại Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế sôi động nhất cả nước, thu hút hàng nghìn doanh nghiệp thành lập mới mỗi năm. Một trong những bước quan trọng khi đăng ký công ty là lựa chọn và đăng ký địa chỉ kinh doanh hợp pháp, bởi đây không chỉ là nơi hoạt động chính của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến các thủ tục pháp lý và nghĩa vụ thuế. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng nắm rõ quy định pháp luật về địa chỉ kinh doanh, đặc biệt với những ngành nghề có yêu cầu cụ thể về địa chỉ đặt trụ sở. Dịch vụ tư vấn đăng ký địa chỉ kinh doanh công ty tại Hồ Chí Minh sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn địa chỉ phù hợp, đảm bảo tuân thủ pháp luật và tối ưu hóa chi phí hoạt động. Bài viết sau của Luật Việt An sẽ cung cấp các thông tin cần thiết về chủ đề này.
Địa chỉ kinh doanh là gì?
Theo khoản 3 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, địa chỉ kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.
Doanh nghiệp thành lập phải thông báo địa chỉ kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020.
Quy định về địa điểm kinh doanh
Các yêu cầu về tên địa chỉ kinh doanh
Theo Điều 20 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:
Tên địa chỉ kinh doanh thực hiện theo quy định tại Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể:
Tên địa chỉ kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
Tên địa chỉ kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Địa chỉ kinh doanh”
Tên địa chỉ kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở địa chỉ kinh doanh.
Ngoài tên bằng tiếng Việt, địa chỉ kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
Phần tên riêng trong tên địa chỉ kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
Đối với những doanh nghiệp 100% vốn nhà nước khi chuyển thành đơn vị hạch toán phụ thuộc do yêu cầu tổ chức lại thì được phép giữ nguyên tên doanh nghiệp nhà nước trước khi tổ chức.
Điều kiện để địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hợp lệ
Theo pháp luật, địa chỉ đăng ký kinh doanh của một doanh nghiệp phải có trụ sở để đảm bảo diễn ra các hoạt động kinh doanh. Căn cứ tại Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020 về trụ sở chính của doanh nghiệp. Theo đó, để được xem là hợp lệ thì địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:
Đặt trên lãnh thổ Việt Nam;
Là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp
Được xác định theo địa giới đơn vị hành chính.
Trong đó, địa giới hành chính sẽ được phân cấp theo đơn vị hành chính như: xã/phường, quận/huyện, tỉnh/thành phố…
Có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
01 Địa chỉ hợp lệ được dùng để đăng ký trụ sở chính cho tối đa bao nhiêu doanh nghiệp?
Như đã phân tích ở trên thì trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Theo đó, hiện nay pháp luật về doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn liên quan không đặt ra yêu cầu 01 Địa chỉ hợp lệ được dùng để đăng ký trụ sở chính cho tối đa bao nhiêu doanh nghiệp.
Hay nói cách khác, một địa chỉ hợp lệ có thể đăng ký trụ sở chính cho nhiều doanh nghiệp.
Trình tự, thủ tục thông báo lập địa điểm kinh doanh
Theo Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP trình tự, thủ tục thông báo lập địa chỉ kinh doanh được quy định như sau:
Hồ sơ thông báo lập địa điểm kinh doanh
Thông báo lập địa chỉ kinh doanh theo Mẫu Phụ lục II-7 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT:
Trường hợp địa chỉ kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp thì thông báo địa chỉ kinh doanh do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký.
Trường hợp địa chỉ kinh doanh trực thuộc chi nhánh thì thông báo địa chỉ kinh doanh do người đứng đầu chi nhánh ký.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Trình tự thông báo lập địa điểm kinh doanh
Bước 1: Gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định lập địa chỉ kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa chỉ kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa chỉ kinh doanh.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ:
Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về địa chỉ kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa chỉ kinh doanh cho doanh nghiệp.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.
Rủi ro khi địa chỉ kinh doanh không hợp lệ tại TP.HCM
Địa chỉ kinh doanh hợp lệ là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp hoạt động ổn định và tuân thủ pháp luật. Nếu doanh nghiệp đăng ký địa chỉ không hợp lệ, có thể gặp nhiều rủi ro pháp lý và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Dưới đây là các rủi ro phổ biến khi địa chỉ kinh doanh công ty không hợp lệ tại TP.HCM.
Không được cấp Giấy phép kinh doanh: Nếu doanh nghiệp đăng ký địa chỉ tại khu vực không cho phép đặt trụ sở công ty (ví dụ: chung cư không có chức năng kinh doanh), cơ quan đăng ký kinh doanh có thể từ chối cấp giấy phép.
Bị xử phạt hành chính: Nếu doanh nghiệp đã đăng ký địa chỉ nhưng bị phát hiện không hợp lệ, cơ quan chức năng có thể xử phạt hành chính theo Nghị định 122/2021/NĐ-CP với mức phạt lên đến 15 triệu đồng.
Không được xuất hoá đơn hợp pháp: Nếu địa chỉ đăng ký không hợp lệ, doanh nghiệp có thể không được cơ quan thuế chấp nhận phát hành hóa đơn, ảnh hưởng đến giao dịch với khách hàng.
Gây khó khăn trong thủ tục hành chính: Doanh nghiệp có thể gặp khó khăn khi mở tài khoản ngân hàng, ký kết hợp đồng, vay vốn hoặc thực hiện các thủ tục pháp lý khác do địa chỉ không đúng quy định.
Ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp: Việc đăng ký địa chỉ không hợp lệ có thể khiến đối tác, khách hàng mất niềm tin, đặc biệt khi thông tin bị công khai trên hệ thống đăng ký doanh nghiệp.
Tư vấn đăng ký địa điểm kinh doanh công ty tại Hồ Chí Minh của Luật Việt An
Luật Việt An hỗ trợ doanh nghiệp từ A-Z trong việc đăng ký địa chỉ kinh doanh tại TP.HCM, bao gồm:
Tư vấn lựa chọn địa chỉ hợp lệ
Kiểm tra địa chỉ có phù hợp với quy định pháp luật không.
Hỗ trợ doanh nghiệp thuê văn phòng thực hoặc văn phòng ảo hợp pháp.
Hướng dẫn thủ tục thay đổi địa chỉ nếu cần.
Soạn thảo hồ sơ đăng ký kinh doanh
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
Điều lệ công ty.
Biên bản họp về địa chỉ đăng ký kinh doanh (nếu cần).
Giấy tờ liên quan đến địa chỉ trụ sở (hợp đồng thuê, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…).
Thay đổi địa chỉ kinh doanh khi cần
Nếu địa chỉ đăng ký không hợp lệ, Luật Việt An hỗ trợ doanh nghiệp chuyển địa chỉ nhanh chóng mà không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
Hỗ trợ xin cấp giấy phép con nếu địa chỉ yêu cầu điều kiện đặc biệt
Đối với ngành nghề đặc thù (giáo dục, y tế, sản xuất…), Luật Việt An tư vấn và hỗ trợ xin giấy phép bổ sung để đáp ứng yêu cầu pháp lý.
Cách liên hệ luật sư tại Tp.Hồ Chí Minh
Nếu bạn đang cần tư vấn hoặc hỗ trợ hãy liên hệ ngay với Luật sư thuộc Công ty Luật Việt An, Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh bằng những cách như sau:
Trao đổi trực tiếp với Công ty Luật Việt An, Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh tại địa chỉ: P. 04.68 và P. 04.70, Tầng 4, Sảnh A, Khu văn phòng: Tòa nhà RiverGate Residence, 151-155 Bến Vân Đồn, Phường 6, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh hoặc liên hệ qua điện thoại trên website:luatvietan.vn.
Trên đây là tư vấn của Luật Việt An về Tư vấn đăng ký địa chỉ kinh doanh công ty tại Hồ Chí Minh. Quý khách hàng có thắc mắc liên quan hay có nhu cầu hỗ trợ, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!