Thuế thu nhập cá nhân là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. Với những thay đổi liên tục của luật thuế và sự phức tạp của các quy định, việc tự mình tính toán và nộp thuế có thể gây ra nhiều khó khăn. Chính vì vậy, dịch vụ tư vấn thuế ra đời, giúp người nộp thuế giảm bớt gánh nặng. Bài viết sau của Luật Việt An sẽ giúp quý khách hàng tư vấn pháp luật thuế thu nhập cá nhân nhằm đảm bảo khách hàng tuân thủ pháp luật và tối ưu hóa lợi ích cá nhân.
Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân
Theo Điều 2 Luật Thuế Thuế thu nhập cá nhân 2007 (sửa đổi, bổ sung 2014) thì đối tượng phải nộp thuế TNCN là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam. Cụ thể cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau:
Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
Khoản thu nhập phải chịu thuế thu nhập cá nhân
Theo Điều 3 Luật Thuế Thu nhập cá nhân 2007 (sửa đổi, bổ sung 2014), đối tượng phải nộp thuế TNCN khi có các khoản thu nhập sau:
Thu nhập từ kinh doanh (Thu nhập từ kinh doanh không gồm thu nhập của cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống);
Thu nhập từ tiền lương, tiền công, gồm:
Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công (dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền);
Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản sau: phụ cấp, trợ cấp về ưu đãi người có công; phụ cấp quốc phòng, an ninh; phụ cấp độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật…
Thu nhập từ đầu tư vốn, gồm: Tiền lãi cho vay; lợi tức cổ phần…;
Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, gồm: Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế; chuyển nhượng chứng khoán…
Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản;
Thu nhập từ trúng thưởng, gồm: Trúng thưởng xổ số; trúng thưởng trong các hình thức khuyến mại…;
Thu nhập từ bản quyền, gồm: Từ chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ; chuyển giao công nghệ;
Thu nhập từ nhượng quyền thương mại;
Thu nhập từ nhận thừa kế;
Thu nhập từ nhận quà tặng.
Cách tính thuế thu nhập cá nhân
Đối với cá nhân cư trú
Công thức tính thuế này áp dụng cho người lao động có hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên.
Thuế Thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ
Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn
Khoản giảm trừ bao gồm:
Căn cứ Theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14, các khoản giảm trừ gia cảnh đối với đối tượng nộp thuế áp dụng năm 2024 là 11 triệu/ tháng, đối với người phụ thuộc (đã đăng ký) là 4,4 triệu/tháng;
Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện;
Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.
Thuế suất
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, cụ thể như sau:
Căn cứ điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC, cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng mà có thu nhập từ tiền lương, tiền công mỗi lần nhận từ 02 triệu đồng trở lên phải nộp thuế với mức 10%, trừ trường hợp làm cam kết theo Mẫu 08/CK-TNCN nếu đủ điều kiện.
Số thuế phải nộp được tính như sau:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 10% x Tổng thu nhập trước khi trả
Đối với cá nhân không cư trú
Theo Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định như sau:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công x Thuế suất (20%)
Trong đó, thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định như đối với thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn
Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn được xác định bằng giá bán trừ giá mua và các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn.
Thuế TNCN phải nộp = Giá bán – (Giá mua + Các khoản chi phí liên quan)
Đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán, thu nhập chịu thuế được xác định là giá chuyển nhượng từng lần;
Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn là thời điểm giao dịch chuyển nhượng vốn hoàn thành theo quy định của pháp luật.
Thời điểm tính thuế thu nhập cá nhân
Thời điểm tính thuế thu nhập cá nhân là thời điểm chi trả thu nhập.
Phương pháp tính thuế
Có 2 phương pháp tính thuế:
Tính theo biểu lũy tiến: áp dụng đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao độngtừ 03 tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ 03 tháng trở lên tại nhiều nơi;
Khấu trừ 10% áp dụng trong thường hợp lao động không ký hợp đồng, hoặc ký hợp đồng dưới 3 tháng có mức trả thu nhập từ 2.000.000 đồng/lần trở lên;
Khấu trừ 20% áp dụng cho trường hợp cá nhân không cư trú.
Dịch vụ tư vấn pháp luật thuế thu nhập cá nhân của Luật Việt An
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thuế, Luật Việt An đã giúp hàng ngàn khách hàng giải quyết thành công các vấn đề liên quan đến thuế thu nhập cá nhân. Cùng với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc về luật thuế, chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng dịch vụ tư vấn thuế thu nhập cá nhân chuyên nghiệp, hiệu quả và tận tâm nhất.
Dịch vụ về thuế TNCN của Luật Việt An bao gồm nhưng không giới hạn các công việc sau:
Tư vấn, thực hiện thủ tục đăng ký mã số thuế TNCN, đăng ký người phụ thuộc;