Dự án đầu tư mới là dự án đầu tư thực hiện lần đầu hoặc dự án đầu tư độc lập với dự án đầu tư đang hoạt động. Khi bắt đầu một dự án đầu tư mới, có rất nhiều yếu tố cần phải cân nhắc và lập kế hoạch chi tiết để đảm bảo thành công. Bài viết dưới đây sẽ tư vấn về thành lập dự án đầu tư mới cho quý khách, một số bước cơ bản giúp quý khách triển khai và quản lý một dự án đầu tư mới.
Vai trò của dự án đầu tư mới
Dự án đầu tư mới đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp và nền kinh tế nói chung, cụ thể:
Đối với doanh nghiệp:
Dự án mới giúp doanh nghiệp vượt qua giới hạn hiện tại, khai thác các thị trường mới, tăng doanh thu và lợi nhuận.
Thúc đẩy doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới, cải tiến quy trình sản xuất, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ độc đáo và đáp ứng nhu cầu thị trường.
Nâng cao năng lực cạnh tranh.
Đối với nền kinh tế:
Các dự án đầu tư mới thường đi kèm với việc tuyển dụng nhân lực, góp phần giải quyết vấn đề việc làm.
Góp phần vào tăng trưởng GDP, tăng thu nhập quốc dân và cải thiện đời sống người dân.
Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ, cơ sở hạ tầng góp phần vào sự phát triển của đất nước.
Lưu ý khi thành lập dự án đầu tư mới
Thành lập một dự án đầu tư mới là một quyết định quan trọng đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng mà quý khách cần cân nhắc khi thành lập dự án đầu tư mới:
Đánh giá kỹ lưỡng về nhu cầu của thị trường, đối thủ cạnh tranh, tiềm năng phát triển của sản phẩm/dịch vụ.
Xây dựng kế hoạch chi tiết bao gồm mô hình kinh doanh, chiến lược marketing, dự báo tài chính.
Hoàn thiện các thủ tục đăng ký kinh doanh, xin giấy phép hoạt động (nếu cần), đăng ký thuế.
Xác định nguồn vốn phù hợp và xây dựng kế hoạch huy động vốn.
Tìm kiếm và tuyển dụng những người có năng lực, kinh nghiệm phù hợp với dự án.
Các bước cơ bản để thành lập dự án đầu tư mới
Bước 1: Lập kế hoạch kinh doanh chi tiết
Phân tích thị trường bao gồm thị trường mục tiêu, đối thủ cạnh tranh, cơ hội và thách thức;
Phân tích sản phẩm/dịch vụ bao gồm ưu điểm, nhược điểm, khả năng cạnh tranh;
Kế hoạch sản xuất kinh doanh bao gồm quy trình sản xuất, nguồn cung ứng nguyên liệu, dự báo doanh thu, chi phí;
Kế hoạch tài chính bao gồm nguồn vốn, dự báo dòng tiền, phân tích điểm hòa vốn;
Bước 2: Chọn hình thức pháp lý
Các hình thức pháp lý phổ biến: Công ty TNHH, công ty cổ phần, hộ kinh doanh…
Nếu cần thiết, xin giấy phép đầu tư từ cơ quan có thẩm quyền.
Bước 4: Tuyển dụng nhân sự
Xây dựng bộ máy tổ chức
Quy trình tuyển dụng và đào tạo nhân viên
Bước 5: Triển khai dự án
Lập kế hoạch triển khai chi tiết
Quản lý tiến độ và rủi ro
Đánh giá và điều chỉnh kế hoạch
Thắc mắc của khách hàng về tư vấn về thành lập dự án đầu tư mới
Ngày: 19/05/202x
1/ Công ty đã lập dự án đầu tư và hoạt động tại Vũng Tàu từ năm 2015. Tất cả thù tục góp vốn đã hoàn tất. Tuy nhiên đến năm 202x bên em lại chuyển dự án đầu tư vào Long An (lập dự án đầu tư mới tại Long An và đóng dự án đầu tư tại Vũng Tàu), luật sư cho em hỏi trường hợp này công ty em có cần góp thêm vốn đầu tư cho đủ với số vốn điều lệ đã đăng ký trên giấy phép kinh doanh không ạ (do máy móc tại vũng tàu mới, còn ở long an thì đã khấu hao dần nên giá trị không còn nguyên như số vốn góp ban đầu).
2/ Trường hợp công ty Việt Nam là công ty con của công ty mẹ tại Nhật Bản. Bên em có vay vốn từ công ty mẹ 10.000 USD, luật sư tư vấn giúp em số tiền vay này mình có thể chuyển thành góp vốn đầu tư được không ạ.
Về vấn đề nhập khẩu phế liệu sắt về Việt Nam, luật Việt An xin đưa ra tư vấn sơ bộ cho khách hàng như sau:
Câu hỏi 1: Có phải góp thêm vốn điều lệ trong trường hợp trên không:
Theo quy định tại khoản 3, điều 23, Luật Đầu tư 2020 thì: “Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam nếu có dự án đầu tư mới thì được làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết phải thành lập tổ chức kinh tế mới.”
Do đó, khách hàng không phải lập công ty mới khi đóng dự án đầu tư cũ, thay vào đó, công ty tiếp tục hoạt động bình thường và thực hiện xin cấp phép dự án đầu tư mới.
Tuy nhiên cần phải phân biệt vốn điều lệ công ty với vốn đăng ký dự án đầu tư là không đồng nhất, trong nhiều trường hợp một công ty có thể đăng ký nhiều dự án đầu tư. Thực tế, công ty có thể đăng ký số vốn dự án đầu tư mới nhỏ hơn số vốn điều lệ công ty hiện nay. Do đó, khách hàng tiến hành xin cấp phép dự án đầu tư mới trong đó số vốn có thể để thấp hơn/ tương đương/ cao hơn vốn điều lệ công ty tùy thuộc vào nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp.
Công ty mẹ góp vốn vào dự án đầu tư:
Công ty con và công ty mẹ là hai pháp nhân độc lập về tài sản, hoạt động kinh doanh,… do đó, công ty mẹ hoàn toàn có thể góp 10.000 USD vào dự án đầu tư mới dưới tên của công ty mẹ.
Chuyện nợ thành vốn góp là một phương pháp được khá nhiều doanh nghiệp áp dụng mà ở đó thay vì thu hồi khoản nợ đã cho vay, chủ nợ sẽ lấy chính tiền nợ mua phần vốn góp của doanh nghiệp hoặc dự án đầu tư. Chủ nợ lấy chính khoản nợ để mua vốn góp dự án. Điều này có thể làm giảm gánh nặng trả nợ của công ty con đồng thời công ty mẹ có thể góp vốn vào dự án đầu tư.
Trên đây là nội dung của Luật Việt An tư vấn về thành lập dự án đầu tư mới. Nếu có bất kỳ khó khăn nào liên quan khách hàng vui lòng liên hệ cho Công ty Luật Việt An để được tư vấn cụ thể hơn.