Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam ngày càng thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng cần lưu ý là tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào doanh nghiệp trong nước. Việc hiểu rõ quy định pháp luật về tỷ lệ sở hữu không chỉ giúp đảm bảo tính pháp lý mà còn tối ưu hiệu quả đầu tư. Bài viết dưới đây Luật Việt An sẽ phân tích chi tiết các quy định liên quan và lưu ý cần biết khi nhà đầu tư nước ngoài góp vốn tại Việt Nam.
Một số ngành nghề hạn chế tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài
Hoạt động in của cơ sở in
Theo Nghị định 72/2022/NĐ-CP cơ sở in bắt buộc phải:
Có chủ sở hữu là tổ chức hoặc cá nhân Việt Nam;
Người đứng đầu cơ sở in phải là công dân Việt Nam, thường trú hợp pháp tại Việt Nam.
Dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Theo Điều 2 Nghị định 126/2007/NĐ-CP, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này phải có 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam.
Kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa
Theo Điều 18 Nghị định 69/2018/NĐ-CP thì tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được phép kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa tại Việt Nam.
Dịch vụ logistics
Theo Nghị định 163/2017/NĐ-CP, nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư nhưng với tỷ lệ giới hạn theo từng dịch vụ cụ thể:
Vận tải biển: Không quá 49% vốn góp.
Xếp dỡ container: Không quá 50% vốn góp.
Vận tải đường bộ: Không quá 51% và 100% lái xe phải là công dân Việt Nam.
Thông quan, kiểm tra vận đơn, kiểm định hàng hóa,…: Bắt buộc có vốn trong nước và bị hạn chế hình thức đầu tư.
Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật
Nhà đầu tư nước ngoài chỉ được tham gia sau một thời gian nhất định, với hình thức doanh nghiệp liên doanh hoặc bị hạn chế tại một số khu vực vì lý do an ninh – quốc phòng. Tỷ lệ góp vốn bị kiểm soát chặt, đặc biệt là với các dịch vụ liên quan đến an ninh kỹ thuật, vận tải.
Sở Giao dịch hàng hóa
Theo Nghị định 158/2006/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 51/2018/NĐ-CP):
Tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài tại Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam là 49%. Tuy nhiên, họ vẫn có thể tham gia hoạt động giao dịch với tư cách khách hàng hoặc thành viên không giới hạn tỷ lệ vốn.
Các hạn chế về tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài
Khi đầu tư vào Việt Nam nhà đầu tư cần lưu ý các hạn chế sau để xác định tỷ lệ góp vốn cụ thể:
Trường hợp nhiều nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế và thuộc đối tượng áp dụng của một hoặc nhiều điều ước quốc tế về đầu tư tổng tỷ lệ sở hữu của tất cả các nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế đó không được vượt quá tỷ lệ cao nhất theo quy định của một điều ước quốc tế có quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với một ngành, nghề cụ thể;
Trường hợp nhiều nhà đầu tư nước ngoài thuộc cùng một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế thì tổng tỷ lệ sở hữu của tất cả các nhà đầu tư đó không được vượt quá tỷ lệ sở hữu quy định tại điều ước quốc tế về đầu tư áp dụng đối với các nhà đầu tư đó;
Đối với công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán hoặc quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán, trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thì thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
Trường hợp tổ chức kinh tế có nhiều ngành, nghề kinh doanh mà điều ước quốc tế về đầu tư có quy định khác nhau về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thì tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế đó không vượt quá hạn chế về tỷ lệ sở hữu nước ngoài đối với ngành, nghề có hạn chế về tỷ lệ sở hữu nước ngoài thấp nhất.
Tư vấn điều kiện thành lập công ty vốn đầu tư nước ngoài: tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; điều kiện kinh doanh các ngành nghề; địa điểm thực hiện dự án; lưu ý các thủ tục trước và sau thành lập công ty vốn đầu tư nước ngoài;
Tư vấn lựa chọn loại hình công ty phù hợp cho nhà đầu tư: Công ty TNHH hay Công ty cổ phần;
Tư vấn mở tài khoản chuyển vốn, thời hạn góp vốn;
Tư vấn hướng dẫn nhà đầu tư chuẩn bị tài liệu cần thiết để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài;
Tư vấn, soạn thảo hồ sơ thành lập công ty cho nhà đầu tư;
Đại diện nhà đầu tư làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam trong quá trình thực hiện thủ tục thành lập công ty cho nhà đầu tư (Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép kinh doanh, Giấy phép theo yêu cầu chuyên ngành, làm dấu pháp nhân, công bố mẫu dấu, thủ tục sau thành lập công ty,…;
Tư vấn toàn diện, thường xuyên, dịch vụ kế toán, pháp luật thuế trọn gói các hoạt động phát sinh trong quá trình thực hiện kinh doanh tại Việt Nam cho nhà đầu tư.