Trong quá trình đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp một lượng lớn không nhỏ người lao động bị dôi dư. Và để giải quyết vấn đề cho những đối tượng này, Nhà nước đã ban hành nhiều ban hành nhiều chính sách đảm bảo quyền lợi cho người lao động, trong đó có chính sách bảo hiểm xã hội đối với lao động dôi dư. Vậy chính sách bảo hiểm xã hội đối với lao động dôi dư là gì? Bài viết dưới đây, Luật Việt An sẽ cũng cấp thông tin về vấn đề này theo pháp luật hiện hành.
Lao động đôi dư là gì?
Theo Khoản 1 Điều 3 Thông tư 35/2016/TT-BLĐTBXH quy định khái niệm người lao động đôi dư như sau:
Người lao động dôi dư là người có tên trong danh sách lao động của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi (đang làm việc hoặc đang chờ việc) tại thời điểm chuyển sang công ty cổ phần, đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi đã tìm mọi biện pháp nhưng không bố trí được việc làm.
Theo đó, những hình thức doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại bao gồm:
Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa hoặc bán toàn bộ doanh nghiệp.
Như vậy, trên đây là những trường hợp mà trong quá trình chuyển đội loại hình doanh nghiệp thì đã vô tình xuất hiện những đối tượng gọi là lao động dôi dư.
Đối tượng lao động dôi dư được hưởng chính sách BHXH
Căn cứ Điều 2 Nghị định 97/2022/NĐ-CP những đối tượng được hưởng chính sách BHXH dành cho lao động dôi dư khi công ty TNHH MTV do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm:
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, có tên trong danh sách lao động và được tuyển dụng lần cuối cùng vào doanh nghiệp trước ngày 21/4/1998;
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, có tên trong danh sách lao động và được tuyển dụng lần cuối cùng vào doanh nghiệp trước ngày 26/4/2002;
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, có tên trong danh sách lao động và được tuyển dụng lần cuối cùng vào doanh nghiệp từ ngày 21/4/1998 trở về sau;
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, có tên trong danh sách lao động và được tuyển dụng lần cuối cùng vào doanh nghiệp từ ngày 26/4/2002 trở về sau;
Người đại diện phần vốn của doanh nghiệp, tại thời điểm sắp xếp lại, hết thời hạn ủy quyền mà doanh nghiệp không bố trí được việc làm.
Trách nhiệm của doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại lao động dôi dư
Theo điều 9 Nghị định 97/2022/NĐ-CP thì doanh nghiệp khi thực hiện sắp xếp lại lao động dôi dư cần có trách nhiệm:
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách lao động dôi dư đến người lao động trong doanh nghiệp trước và trong quá trình xây dựng phương án sử dụng lao động.
Xây dựng phương án sử dụng lao động theo quy định tại Bộ luật Lao động
Phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để lấy ý kiến về phương án sử dụng lao động; trình cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt; công khai cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được phê duyệt.
Đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết chế độ cho người lao động dôi dư hưởng chính sách quy định.
Báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu tình hình giải quyết chế độ đối với người lao động dôi dư theo quy định trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hoàn thành việc giải quyết chế độ đối với người lao động dôi dư.
Chế độ bảo hiểm xã hội đối với lao động dôi dư
Căn cứ Điều 3 Nghị định 97/2022/NĐ-CP quy định Chính sách chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 21/04/1998 hoặc trước ngày 26/04/2002 như sau:
Lao động dôi dư có tuổi thấp hơn từ đủ 1 – 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu, có đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên
Không bị trừ tỉ lệ hưởng lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi;
Trợ cấp 3 tháng tiền lương/năm (đủ 12 tháng, không tính tháng lẻ) nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu;
Hỗ trợ khoản tiền bằng 0,4 mức lương tối thiểu tháng tính bình quân cho mỗi năm làm việc có đóng BHXH.
Lao động dôi dư có tuổi thấp hơn dưới 1 tuổi so với tuổi nghỉ hưu, có đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên
Không bị trừ tỉ lệ hưởng lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi;
Hỗ trợ khoản tiền bằng 0,2 mức lương tối thiểu một tháng bình quân cho mỗi năm làm việc có đóng BHXH.
Lao động dôi dư đủ tuổi nghỉ hưu nhưng còn thiếu thời gian đóng BHXH bắt buộc tối đa 6 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu
Đối với trường hợp này sẽ được Nhà nước đóng một lần cho số tháng còn thiếu vào quỹ hưu trí và tử tuất để giải quyết chế độ hưu trí.
Tổng số tiền nhà nước đóng một lần = Mức đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất thuộc trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động của tháng liền kề x Số tháng còn thiếu.
Như vậy, so với Nghị định số 63/2015/NĐ-CP, Nghị định 97/2022/NĐ-CP đã sửa cách tính tiền thêm cho người lao động dôi dư đã có đủ số năm đóng BHXH bắt buộc từ hệ số nhân với mức lương cơ sở sang hệ số nhân với mức lương tối thiểu tháng tính bình quân như quy định trên.
Thời gian làm việc và tiền lương làm căn cứ tính chế độ
Thời gian làm việc để làm căn cứ tính chế độ BHXH
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 97/2022/NĐ-CP, quy định về thời gian làm việc để làm căn cứ tính chế độ BHXH là Thời gian làm việc có đóng BHXH làm căn cứ tính khoản tiền hỗ trợ là thời gian tính hưởng chế độ BHXH bắt buộc theo quy định của pháp luật về BHXH;
Tiền lương làm căn cứ tính chế độ BHXH
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định 97/2022/NĐ-CP thì tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp cho lao động dôi dư là tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tính bình quân của 05 năm cuối cùng trước khi nghỉ việc.
Chế độ hưu trí hưởng bảo hiểm xã hội với lao động dôi dư
Căn cứ tại Mục 3 Công văn 11/BHXH-CSXH năm 2023 hướng dẫn thực hiện về giải quyết chế độ hưu trí quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2, khoản 3 Điều 3 Nghị định 97/2022/NĐ-CP như sau:
Thời điểm hưởng lương hưu của người lao động
Đối với người nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 3 Nghị định 97/2022/NĐ-CP: Là thời điểm hưởng lương hưu được ghi tại văn bản chấm dứt hợp đồng lao động do người sử dụng lao động lập khi đã đủ điều kiện theo quy định và thể hiện tại Danh sách đã được phê duyệt.
Đối với người lao động nghỉ hưu theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 97/2022/NĐ-CP: Là từ tháng đóng đủ BHXH cho những tháng còn thiếu vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Hồ sơ giải quyết hưởng lương hưu
Sổ BHXH.
Văn bản chấm dứt hợp đồng lao động của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền.
Danh sách người nghỉ hưu đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (Mẫu số 07, 08 ban hành kèm theo Nghị định 97/2022/NĐ-CP) do đơn vị sử dụng lao động chuyển đến.
Bổ sung vào phần căn cứ trong Quyết định về việc hưởng chế độ hưu trí hàng tháng (mẫu số 07A-HSB) dòng: “Căn cứ Nghị định 97/2022/NĐ-CP ngày 29/11/2022 của Chính phủ”, đồng thời thay cụm từ “Hưu trí” tại góc trên bên phải quyết định bằng cụm từ “HƯU TRÍ – NĐ 97”.
Trên đây là toàn bộ thông tin quy định về Bảo hiểm xã hội đối với lao động dôi dư. Quý khách hàng có thắc mắc liên quan hoặc có nhu cầu hỗ trợ pháp lý về lao động dôi dư vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!