Trong hoạt động kinh doanh, việc xác định chính xác lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả hoạt động và xây dựng chiến lược phát triển bền vững. Lợi nhuận sau thuế không chỉ phản ánh kết quả kinh doanh thực tế sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế với Nhà nước, mà còn là cơ sở để phân chia lợi nhuận, tái đầu tư hoặc tích lũy vốn. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ quy trình và cách tính lợi nhuận sau thuế TNDN một cách chính xác. Bài viết này của Đại lý thuế Việt An sẽ giúp bạn nắm vũng công thức tính lợi nhuận sau thuế, các yếu tố ảnh hưởng cũng như những lưu ý quan trọng trong quá trình hạch toán.
Lợi nhuận sau thuế là gì?
Lợi nhuận sau thuế, hay còn gọi là lợi nhuận ròng, là một khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực tài chính – kế toán doanh nghiệp. Mặc dù đây là chỉ số quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, nhưng hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể, thống nhất về cách tính lợi nhuận sau thuế.
Về bản chất, lợi nhuận sau thuế là phần thu nhập còn lại của doanh nghiệp sau khi đã khấu trừ toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, bao gồm cả thuế thu nhập doanh nghiệp. Trên báo cáo tài chính, chỉ số này thường được thể hiện với tên gọi “lãi ròng” và đóng vai trò là thước đo chính cho hiệu quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán.
Lợi nhận sau thuế càng cao cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả và có khả năng tạo ra giá trị thực sau khi hoàn tất nghĩa vụ thuế.
Bên cạnh đó, trong các phân tích tài chính, người ta thương sử dụng thêm chỉ số tỷ suất lợi nhuận ròng (Net Profit Margin) – được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận ròng và doanh thu thuần. Đây là công cụ quan trọng giúp đánh giá mức độ sinh lời trên mỗi đồng doanh thu, từ đó phản ánh khả năng kiểm soát chi phí và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Công thức tính lợi nhuận sau thuế mới nhất 2025
Để xác định lợi nhuận sau thuế, hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều áp dụng công thức cơ bản sau:
Lợi nhuận sau thuế = Tổng doanh thu – Tổng chi phí – Thuế thu nhập doanh nghiệp
Trong đó:
Ngoài công thức trên, theo Mẫu B02-DN – Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, lợi nhuận sau thuế còn được tính theo công thức:
Lợi nhuận sau thuế TNDN = Lợi nhuận kế toán trước thuế – (Chi phí thuế TNDN hiện hành + Chi phí thuế TNDN hoãn lại)
Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ phần lợi nhuận (hoặc lỗ) ròng của doanh nghiệp sau khi hoàn thành nghĩa vụ thuế trong kỳ báo cáo.
Lợi nhuận sau thuế càng cao không chỉ cho thấy doanh nghiệp đang vận hành hiệu quả mà còn là tín hiệu tích cực về khả năng sinh lời, mở rộng đầu tư và goa tăng giá trị cho cổ đông.
Khoản thu nhập được miễn thuế TNDN theo quy định hiện hành
Căn cứ tại Điều 4 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013 và khoản 2 Điều 1 Luật Sửa đổi các luật về thuế 2014) quy định về các khoản thu nhập được miễn thuế TNDN gồm:
Thu nhập từ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp, bao gồm:
Thu nhập từ hoạt động cung cấp dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Thu nhập từ hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, bao gồm:
Sản phẩm đang trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm
Sản phẩm được tạo ra từ công nghệ mới lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam
Thu nhập của doanh nghiệp có tỷ lệ lao động đặc thù, cụ thể:
Doanh nghiệp có từ 30% số lao động bình quân trong năm trở lên là người khuyết tật, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV/AIDS.
Đồng thời, có tổng số lao động bình quân trong năm từ 20 người trở lên
Không áp dụng cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính hoặc kinh doanh bất động sản.
Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho các đối tượng yếu thế như: người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và các đối tượng thuộc diện tệ nạn xã hội.
Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong nước, sau khi đơn vị nhận vốn đã nộp thuế TNDN theo quy định.
Các khoản tài trợ nhận được, nếu được sử dụng cho các mục đích phi lợi nhuận tại Việt Nam như: giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hóa, nghệ thuật, từ thiện, nhận đạo và các hoạt động xã hội khác.
Thu nhập từ chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải (CERs) của doanh nghiệp đã được cấp chứng chỉ theo quy định.
Một số khoản thu nhập từ hoạt động thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao, bao gồm:
Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong hoạt động tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu
Ngân hàng Chính sách xã hội trong hoạt động tín dụng dành cho người nghèo và đối tượng chính sách
Các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác do Nhà nước quản lý, không hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận
Các tổ chức có 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu Nhà nước, được Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu trong hệ thống tín dụng.
Phần thu nhập không chia của:
Các cơ sở xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, y tế và các lĩnh vực xã hội hóa khác, nếu được giữ lại để tái đầu tư theo quy định tại các luật chuyên ngành
Các hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã, khi phần thu nhập này được sử dụng để hình thành tài sản không chia
Thu nhập từ hoạt động chuyển giao công nghệ, nếu thuộc lĩnh vực ưu tiên và được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tại các địa bản có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Quý khách hàng có bất kỳ khó khăn hoặc câu hỏi liên quan đếncách tính lợi nhuận sau thuế TNDN,vui lòng liên hệ Đại lý thuế Việt An để được luật sư tư vấn cụ thể nhất.