Hiện nay, hợp đồng phần mềm (đặc biệt là hợp đồng liên quan đến quyền tác giả, bí mật kinh doanh) nhận được nhiều sự quan tâm từ các cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên, chính vì sự gia tăng về như cầu giao kết, thực hiện mà loại hợp đồng này xuất nhiều nhiều tranh chấp. Tranh chấp hợp đồng phần mềm là việc xảy ra mâu thuẫn về lợi ích của các bên trong hợp đồng phần mềm. Trong bài viết dưới đây, Luật Việt An sẽ cung cấp một số tư vấn khái quát về dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng phần mềm để giúp các bên xử lý tranh chấp hợp đồng một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Nội dung các tranh chấp hợp đồng phần mềm phổ biến
Các tranh chấp hợp đồng phần mềm xảy ra khi các điều khoản liên quan đến nội dung, quyền, nghĩa vụ của các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng bị xâm phạm.
Tranh chấp hợp đồng phần mềm có các hình thức sau:
Tranh chấp hợp đồng giữa hai bên hoặc nhiều bên.
Tranh chấp hợp đồng trong nước và phạm vi quốc tế.
Tranh chấp hợp đồng về các nội dung: Quyền tác giả, bí mật kinh doanh,…
Tranh chấp hợp đồng theo giai đoạn: Đàm phán/thương lượng, giao kết, thực hiện hợp đồng.
Các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng phần mềm có đặc trưng sau:
Xảy ra do các vi phạm trong hợp đồng
Xảy ra khi có bên vi phạm lợi ích của các bên khác
Xảy ra do vi phạm các quy định giao kết hợp đồng
Vấn đề pháp lý khi giải quyết tranh chấp hợp đồng phần mềm
Hợp đồng phần mềm thường liên quan đến đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ: bản quyền tác giả, bí mật kinh doanh. Do vậy, trước khi giải quyết tranh chấp hợp đồng phần mềm, các bên và cơ quan giải quyết tranh chấp cần xác định: Ai là chủ sở hữu quyền tác giả đối với phần mềm. Trong nhiều trường hợp, tranh chấp phát sinh từ chính quyền sở hữu này.
Để chứng minh quyền SHTT đối với phần mềm, người có quyền có thể dựa vào một số tài liệu sau:
GCN đăng ký quyền tác giả tại cơ quan có thẩm quyền;
Bằng chứng về ngày công bố công khai/ rộng rãi phần mềm đến công chúng và người công bố;
Bằng chứng về ngày phát hành phần mềm và người phát hành;
Bằng chứng về ngày công bố tại Hội thảo, hội nghị liên quan;
Chủ thể yêu cầu giải quyết tranh chấp hợp đồng phần mềm
Chủ thể có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp hợp đồng phần mềm là các cá nhân, tổ chức có tư cách là các bên trong quan hệ được xác lập bởi hợp đồng phần mềm đã được giao kết mà có căn cứ cho rằng trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng có vi phạm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng phần mềm
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp bao gồm:
Hòa giải viên;
Hội đồng trọng tài;
Tòa án nhân dân.
Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng phần mềm
Thương lượng
Thương lượng là biện pháp đầu tiên mà các bên lựa chọn để giải quyết tranh chấp hợp đồng phần mềm. Các bên có thể thỏa thuận về cách giải quyết tranh chấp mà không bị ràng buộc bởi chủ thể nào. Tuy nhiên, kết quả của việc thương lượng phụ thuộc vào sự thiện chí của các bên.
Ưu điểm:
Nhanh chóng, đơn giản, thủ tục linh hoạt, tiết kiệm chi phí;
Giữ bí mật kinh doanh, không làm ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp;
Duy trì mối quan hệ và khả năng hợp tác sau này;
Nhược điểm:
Trường hợp không đạt được kết quả như mong đợi, các bên phải tìm cách giải quyết tranh chấp bằng cách khác.
Kết quả thương lượng không được đảm bảo bằng cơ chế pháp lý.
Hòa giải
Hòa giải là phương thức mà các bên tranh chấp tự thỏa thuận với nhau dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ của hòa giải viên, người có năng lực, kinh nghiệm và uy tín.
Ưu điểm:
Nhanh chóng, đơn giản, tiết kiệm chi phí;
Giữ bí mật kinh doanh và uy tín doanh nghiệp;
Đảm bảo được sự tự nguyện, nghiêm túc phối hợp hòa giải của các bên;
Nhược điểm:
Việc hòa giải không được thực hiện nếu không có sự đồng ý của các bên.
Việc thỏa thuận hòa giải không mang tính bắt buộc thi hành.
Nguy cơ Bên có quyền lợi bị vi phạm mất quyền khởi kiện nếu đối tác lợi dụng thủ tục hòa giải để chậm trễ việc thực hiện nghĩa vụ.
Trọng tài
Các bên tranh chấp tự thỏa thuận chọn Hội đồng trọng tài để giải quyết tranh chấp hợp đồng, bắt buộc thỏa thuận trọng tài duới dạng văn bản.
Ưu điểm:
Đây là phương thức giải quyết tranh chấp nhanh chóng, linh hoạt, tạo sự chủ động cho các bên trong việc giải quyết tranh chấp. Phán quyết của trọng tài có giá trị ràng buộc với các bên tranh chấp.
Trọng tài có thể theo dõi quá trình tranh chấp của các bên để hiểu rõ và đưa ra phương án giải quyết tốt nhất.
Xét xử kín, giữ bí mật kinh doanh.
Nhược điểm:
Chi phí cao.
Tính cưỡng chế thi hành không cao.
Khi có khiếu nại của một trong các bên, phán quyết của Trọng tài có thể bị hủy bỏ.
Khó khăn trong việc lấy thông tin, xác minh, thu thập chứng cứ
Tòa án
Sau khi việc thương lượng không đạt được kết quả như mong muốn, các bên thường lựa chọn tòa án để giải quyết tranh chấp. Giải quyết tranh chấp tại tòa án là phương thức được thực hiện theo thủ tục tố tụng chặt chẽ, được thực hiện bởi cơ quan tư pháp, nhân danh nhà nước giải quyết tranh chấp hợp đồng.
Phương thức này có ưu điểm là bản án quyết định của tòa án mang tính cưỡng chế, buộc các bên phải thi hành. Tuy nhiên, biện pháp này cũng tồn tại nhược điểm là các bên tranh chấp thường mất nhiều thời gian, tiền bạc.
Thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng phần mềm là bao lâu?
Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng phần mềm liên quan đến sở hữu trí tuệ và yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Ngoại lệ: Căn cứ theo Điều 156, Bộ luật Dân sự 2015, thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện như sau:
Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.
Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa có người đại diện khác thay thế.
Dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng phần mềm của công ty Luật Việt An
Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, Luật Việt An sẽ cung cấp cho quý khách hàng các dịch vụ tư vấn, đại điện và tranh tụng trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng phần mềm.
Tư vấn pháp luật
Luật Việt An sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật, giải đáp thắc mắc về các vấn đề liên quan đến giải quyết tranh chấp hợp đồng phần mềm như:
Các quy định về hợp đồng phần mềm: Quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ các bên trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng; các điều khoản cơ bản và cần có trong hợp đồng để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp; hình thức; điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.
Các quy định về quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp.
Tư vấn giải quyết qua hòa giải, thương lượng
Luật Việt An cung cấp dịch vụ tư vấn, đề xuất phương án hòa giải, thương lượng có hiệu quả. Theo đó, căn cứ vào sự ủy quyền của quý khách hàng sẽ tiến hành đại diện xử lý các cuộc đàm phán và thông tin liên lạc với các bên liên quan, như công ty bảo hiểm, đối tác hoặc bên thứ ba. Đồng thời, chúng tôi cung cấp dịch vụ hỗ trợ đại diện tham gia hòa giải hoặc thương lượng để đảm bảo lợi ích tối đa của quý khách hàng trong vụ khiếu nại bồi thường bảo hiểm thông qua việc nghiên cứu, xây dựng các phương án thỏa thuận giảm thấp nhất tác động tiêu cực.
Tư vấn giải quyết qua Trọng tài, Tòa án
Luật Việt An theo ủy quyền của quý khách hàng sẽ đại diện trong các vụ kiện tụng hoặc trọng tài liên quan đến tranh chấp hợp đồng phần mềm, hỗ trợ liên hệ, làm việc với các cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể, Luật Việt An sẽ tư vấn soạn thảo các văn bản pháp lý đúng thể thức và yêu cầu, tham gia các phiên họp và tranh tụng trước các cơ quan tòa án hoặc trọng tài.
Tại sao nên lựa chọn dịch vụ tư vấn pháp luật bảo hiểm của Luật Việt An
Hỗ trợ đảm bảo quyền và hợp ích hợp pháp
Luật Việt An với nhiều kinh nghiệm làm việc và có kiến thức rộng trong nhiều lĩnh vực sẽ hỗ trợ các nhu cầu dịch vụ bảo hiểm của khách hàng thông qua việc tư vấn pháp luật, đại diện thực hiện các thủ tục với các cơ quan có thẩm quyền cũng như hỗ trợ tư vấn giải quyết khi có tranh chấp phát sinh. Từ đó, góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của quý khách hàng.
Tiết kiệm thời gian, chi phí
Với dịch vụ tư vấn pháp lý các quy định của pháp luật, dịch vụ đại diện theo ủy quyền cũng như các dịch vụ pháp lý khác được cung cấp bởi Luật Việt An, quý khách có thể căn cứ theo nhu cầu thực tế để lựa chọn dịch vụ áp dụng phù hợp. Nhờ có sự tư vấn kịp thời và chính xác của đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, quý khách có thể tránh được những vi phạm dễ mắc phải, đảm bảo thực hiện các thủ tục nhanh chóng, dễ dàng.
Trên đây là phân tích về dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng phần mềm Quý khách hàng cóthắc mắc liên quan hay có nhu cầu tư vấn các quy định của pháp luật, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!