Giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại quốc tế

Xã hội ngày càng phát triển, các tranh chấp trong hợp đồng thương mại quốc tế lại xuất hiện càng nhiều. Do đó, ngày càng nhiều doanh nghiệp quan tâm hơn tới việc giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại quốc tế. Chính vì thế, để giải đáp cho các thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới vấn đề này, công ty Luật Việt An sẽ đưa ra bài viết dưới đây.

Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015;
  • Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010.

Hợp đồng thương mại quốc tế là gì?

Hợp đồng thương mại quốc tế là sự kết hợp của các yếu tố sau:

  • Hợp đồng;
  • Tính thương mại;
  • Tính quốc tế.

Hợp đồng

Theo quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015 về khái niệm hợp đồng, hợp đồng được định nghĩa là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Nói cách khác, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về một vấn đề trong một lĩnh vực, theo đó, các bên sẽ trói buộc lẫn nhau bằng các quyền và nghĩa vụ được đặt ra trong hợp đồng.

Về nguyên tắc theo Điều 119 Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, hợp đồng có thể tồn tại dưới một trong ba hình thức: Lời nói; Văn bản; Hành vi.

Tuy nhiên, không phải tất cả các loại hợp đồng đều có thể lựa chọn một trong ba hình thức trên, có một số loại hợp đồng buộc phải lập thành văn bản theo quy định của pháp luật như:

  • Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Điều 27 Luật Thương mại 2005)
  • Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại (Điều 110 Luật Thương mại 2005)
  • Hợp đồng mua trả chậm hoặc trả dần (Điều 453 Bộ luật Dân sự 2015);
  • Hợp đồng trao đổi tài sản (Điều 455 Bộ luật Dân sự 2015);
  • Hợp đồng tặng cho bất động sản (Điều 459 Bộ luật Dân sự 2015).

Thương mại

Tính thương mại là việc thể hiện giao dịch giữa các bên nhằm mục đích sinh lời. Do đó, để xác định liệu xem liệu có tính thương mại, thì cần xét đến mục đích của các bên có nhằm mục đích sinh lời hay không. Nếu có mục đích sinh lời thì tức là có tính thương mại, và ngược lại nếu không có mục đích sinh lời thì giao dịch giữa các bên không được coi là có tính thương mại.

Quốc tế

Tính quốc tế của hợp đồng thương mại quốc tế thường được xác định dựa trên các tiêu chí như:

  • Quốc tịch của các bên tham gia hợp đồng. Chẳng hạn, nếu các bên tham gia hợp đồng đều có quốc tịch giống nhau thì không được coi là có tính quốc tế;
  • Trụ sở thương mại của các bên tham gia hợp đồng. Tức là, các bên trong hợp đồng phải có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau thì mới được coi là có tính quốc tế.
  • Nơi giao kết/thực hiện hợp đồng. Cụ thể, nếu các bên trong hợp đồng có trụ sở thương mại ở cùng một quốc gia, nhưng nơi giao kết/thực hiện hợp đồng lại ở một quốc gia khác thì có thể coi là có tính quốc tế.

Hợp đồng thương mại quốc tế

Từ những phân tích trên, hợp đồng thương mại quốc tế có thể hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên ở các quốc gia khác nhau về các vấn đề thương mại, theo đó, các bên sẽ xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ trong quan hệ một thương mại.

Giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại quốc tế

Khái niệm

Giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại quốc tế là việc các mâu thuẫn được bắt nguồn từ hợp đồng thương mại quốc tế giữa các bên được các bên trong hợp đồng thỏa thuận sử dụng các phương thức giải quyết tranh chấp để giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại quốc tế.

Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế

Giái quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài thương mại quốc tế

Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài thương mại quốc tế là việc các bên trong tranh chấp thỏa thuận với nhau về việc mang tranh chấp giữa họ ra trọng tài thương mại quốc tế để giải quyết, để Hội đồng trọng tài thương mại quốc tế ra phán quyết cuối cùng, ràng buộc các bên trong tranh chấp phải thực hiện theo.

Trọng tài thương mại quốc tế có thể được phân loại thành các loại trọng tài sau:

  • Trọng tài vụ việc: là trọng tài được thành lập để giải quyết vụ tranh chấp dựa trên sự thỏa thuận lựa chọn của các bên tranh chấp. Sau khi vụ việc kết thúc, Hội đồng trọng tài sẽ tự giải thể. Đây là loại trọng tài không có quy chế hoạt động riêng, cũng như không có các quy tắc tố cụ thể.
  • Trọng tài quy chế: là tổ chức trọng tài có cơ chế hoạt động riêng và có các quy tắc tố tụng cụ thể. Đây là loại trọng tài có cơ cấu tổ chức riêng và hoạt động thường xuyên. Sau khi giải quyết xong vụ tranh chấp, tổ chức trọng tài này vẫn sẽ tiếp tục hoạt động.

Pháp luật Việt Nam cũng có quy định về hai loại trọng tài này tại Khoản 6, Khoản 7 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010.

Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài thương mại quốc tế có những ưu điểm nhất định. Cụ thể:

  • Trọng tài thương mại quốc tế là một cơ chế giải quyết tranh chấp tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, thỏa thuận của các bên sẽ thường được ưu tiên trước nhất. Điều này tạo ra sự tin tưởng của các bên tranh chấp giành cho phương thức giải quyết tranh chấp này.
  • Trọng tài thương mại quốc tế có thể là các tổ chức phi chính phủ, do đó, quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp sẽ không bị ràng buộc quá nhiều vào các quy định pháp luật của các quốc gia, nên có thể đánh giá đây là một phương thức giải quyết tranh chấp linh hoạt.
  • Nếu các bên không có thỏa thuận khác, quá trình xét xử bằng trọng tài thương mại quốc tế sẽ là quá trình xét xử kín, do đó, có thể giữ được những bí mật có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các bên tranh chấp, và tránh gây ra những hậu quả khó có thể khắc phục được cho các bên.

Bên cạnh những ưu điểm trên, việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài thương mại quốc tế vẫn tồn tại những nhược điểm. Chẳng hạn:

  • Các tổ chức trọng tài thương mại quốc tế thường là những tổ chức có sự tự chủ tài chính, không được hỗ trợ kinh tế từ ngân sách nhà nước. Do đó, để có thể duy trì hoạt động của tổ chức, chi phí giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại quốc tế sẽ cao hơn so với các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế khác.
  • Phán quyết của trọng tài thương mại quốc tế có giá trị chung thẩm, do đó các bên trong tranh chấp sẽ không thể yêu cầu trọng tài thương mại quốc tế xét xử lại vụ việc lần hai. Cũng chính vì điều này, nếu phán quyết của trọng tài được đưa ra là quyết định sai thì có thể tạo ra áp lực rất lớn cho bên thua kiện không chỉ về tài chính mà còn về uy tín trên trường quốc tế.

Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế bằng phương thức hòa giải

Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế bằng phương thức hòa giải là việc các bên tranh chấp trong hợp đồng thương mại quốc tế thỏa thuận với nhau về việc mang tranh chấp ra bên thứ ba là hòa giải viên, để hòa giải viên hỗ trợ các bên tìm ra phương án thích hợp để giải quyết tranh chấp của họ.

Các hòa giải viên giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế phải có những đặc điểm sau:

  • Hòa giải viên phải là bên thứ ba độc lập, không có mối liên hệ với bất cứ bên tranh chấp nào;
  • Hòa giải viên phải là các cá nhân, tổ chức, hoặc quốc gia có uy tín;
  • Hòa giải viên phải có kinh nghiệm, kiến thức trong lĩnh vực liên quan đến vấn đề tranh chấp của các bên;
  • Hòa giải viên chỉ hỗ trợ, trợ giúp các bên tìm ra phương án thích hợp cho cả đôi bên, chứ không đưa ra phán quyết là bên nào đúng, bên nào sai.

Sử dụng phương thức hòa giải để giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế có những ưu điểm sau:

  • Các hòa giải viên được các bên lựa chọn tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế là những cá nhân/tổ chức/ quốc gia có nhiều kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn trong vấn đề mà các bên xảy ra tranh chấp. Do đó, các bên có thể yên tâm về việc hòa giải viên sẽ hiểu về vấn đề của các bên và đưa ra được một phương có thuận lợi nhất cho tất cả các bên.
  • Chi phí để tổ chức một buổi hòa giải để giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại quốc tế thường không quá cao so với khả năng tài chính của các bên. Chính vì thế, các bên tranh chấp có thể tiết kiệm được một phần chi so với việc giải quyết tranh chấp của mình bằng các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế khác.
  • Nếu các bên không có thỏa thuận khác, tiến trình hòa giải cũng như những thông tin trong quá trình hòa giải sẽ được hoàn toàn giữ bí mật. Do đó, các bên sẽ không phải lo lắng về việc thông tin của mình có thể bị lộ ra, và bị lợi dụng dùng cho những mục đích không tốt.

Ngoài các ưu điểm trên, giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại quốc tế bằng hòa giải cũng có những nhược điểm nhất định như:

  • Khuyến nghị, kiến nghị của trọng tài viên chỉ có giá trị tham khảo, không mang tính bắt buộc. Vì thế, các bên tranh chấp trong hợp đồng thương mại quốc tế hoàn toàn có thể tự quyết định xem có tuân thủ theo các kiến nghị của hòa giải viên hay không. Dẫn đến việc dù đã hòa giải thành nhưng các bên lại không thực hiện theo.
  • Không giống như trọng tài hay tòa án, hòa giải là phương thức có tỉ lệ thành công trong giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế thấp hơn. Bởi lẽ, so với trọng tài hay tòa án, hòa giải không có cơ quan hay cơ chế nào giúp thi hành án.

Khuyến nghị dành cho doanh nghiệp

Tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế thường là những tranh chấp phức tạp liên quan đến hợp đồng thương mại quốc tế. Loại tranh chấp này phức tạp bởi một phần của tranh chấp mang tính quốc tế, liên quan tới các thể nhân cũng như pháp nhân có quốc tịch khác nhau. Do đó, để có thể giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế một cách hiệu quả, các doanh nghiệp cần phải nắm chắc về các phương thức dùng để giải quyết loại tranh chấp này.

Quý khách hàng có bất kỳ vướng mắc về giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được chúng tôi hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Giải quyết tranh chấp

    Giải quyết tranh chấp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO