Thủ tục thành lập phòng khám nhãn khoa

Hiện nay, tỷ lệ người dân mắc các bệnh lý về mắt ngày càng tăng cao; nguyên nhân của điều này là do tình hình công nghệ số và công nghiệp hóa ngày càng phát triển, mắt của người dân thường xuyên phải tiếp xúc với các phương tiện điện tử, khói bụi và hóa chất ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy, nhu cầu phòng tránh và điều trị các bệnh lý về mắt của người dân ngày càng tăng cao. Trong bài viết sau đây, Luật Việt An sẽ giới thiệu thủ tục thành lập phòng khám nhãn khoa đầy đủ và chi tiết theo quy định của pháp luật hiện hành.

DKKD Phòng khám nhãn khoa

Cơ sở pháp lý

  • Biểu cam kết dịch vụ WTO.
  • Luật Đầu tư 2020;
  • Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023;
  • Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật đầu tư;
  • Nghị định 96/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023;
  • Thông tư 32/2023/TT-BYT quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

Điều kiện thành lập phòng khám nhãn khoa

Phòng khám nhãn khoa là phòng khám chuyên khoa mắt, vì vậy tổ chức, cá nhân có nhu cầu thành lập phòng khám nhãn khoa cần đáp ứng các điều kiện chung theo quy định tại Điểu 40 Nghị định 96/2023/NĐ-CP và các điều kiện riêng được quy định tại Điều 44 Nghị định trên về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, nhân sự đối với phòng khám chuyên khoa.

Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động phòng khám nhãn khoa

Căn cứ vào quy định tại Điều 51 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, cơ quan có thẩm quyền cấp mới giấy phép hoạt động của phòng khám nha khoa là cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Thủ tục thành lập phòng khám nhãn khoa

Thủ tục thành lập phòng khám nhãn khoa gồm hai giai đoạn, đó là: Giai đoạn xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với nhà đầu tư trong nước hoặc Giấy chứng nhận đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài và Giai đoạn xin cấp phép thành lập phòng khám nhãn khoa.

Giai đoạn 01: cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài và/hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với nhà đầu tư tư nhân

Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư (chỉ áp dụng với nhà đầu tư nước ngoài)

Theo biểu cam kết của Việt Nam với WTO, dịch vụ khám bệnh chuyên khoa không có hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài, tuy nhiên vốn đầu tư tối thiểu của nhà đầu tư nước ngoài khi thành lập phòng khám chuyên khoa và cụ thể trong trường hợp này là phòng khám nhãn khoa là 200 nghìn đô la Mỹ.

Ngoài ra, theo quy định tại điểm k khoản 1 Điều 16 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư thành lập phòng khám nhãn khoa sẽ được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định.

Bước 1: Nhà đầu tư gửi hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư  tới cơ quan đăng ký đầu tư

Theo quy định tại Điều 36 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm các thành phần sau:

STT Hồ sơ
1. Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận;
2. Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
3. Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
4. Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
5. Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;
6. Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
7. Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
8. Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
9. Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).
10. Giấy ủy quyền cho Luật Việt An thực hiện thủ tục

Trong trường hợp nhà đầu tư ủy quyền thực hiện thủ tục thì phải nộp kèm giấy tờ ủy quyền và giấy tờ pháp lý của bên được ủy quyền.

Bước 2: Cơ quan đăng ký đầu tư tiếp nhận hồ sơ

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nếu dự án đáp ứng được các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 36 Nghị định 31/2021/NĐ-CP.

Đối với trường hợp dự án đầu tư thuộc diện phải chấp thuận chủ trương đầu tư, thời hạn là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư.

Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với nhà đầu tư tư nhân

Theo quy định của Nghị định 96/2023/NĐ-CP thì hồ sơ đối với thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động khám chữa bệnh bao gồm Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của nhà đầu tư tư nhân hoặc Giấy chứng nhận đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài. Do vậy, việc xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là bắt buộc đối với nhà đầu tư trong nước, tuy nhiên là không bắt buộc đối với nhà đầu tư nước ngoài đã có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Bước 1: Nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Theo quy định tại Điều 19, 20, 21, 22, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm các thành phần sau:

STT Loại hình doanh nghiệp Hồ sơ
  Tài liệu chung 1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2. Bản sao giấy tờ pháp lý của nhà đầu tư, gồm:

a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;

b) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định.

3. Giấy ủy quyền cho Luật Việt An trong trường hợp nhà đầu tư ủy quyền thực hiện thủ tục và phải nộp kèm giấy tờ pháp lý của bên được ủy quyền.

1. Công ty hợp danh; Công ty trách nhiệm hữu hạn 2. Điều lệ công ty.

3. Danh sách thành viên.

2. Công ty cổ phần 2. Điều lệ công ty.

3. Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.

Bước 2: Cơ quan đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ

  • Công ty đăng ký kinh doanh cấp đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ nếu như hồ sơ hợp lệ.
  • Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
  • Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối.

Giai đoạn 02: cấp phép thành lập phòng khám nhãn khoa.

Bước 1: Cá nhân, tổ chức có nhu cầu thành lập phòng khám nhãn khoa gửi hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động về Sở Y tế nơi phòng khám đặt trụ sở.

Lưu ý: theo quy định của Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg, mã ngành nghề khi đăng ký kinh doanh cho phòng khám nhãn khoa thuộc mã ngành cấp 4 và cấp 5, cụ thể:

Mã ngành 8620: Hoạt động của các phòng khám đa khoa, chuyên khoa và nha khoa.

Nhóm này gồm: Hoạt động của các phòng khám đa khoa, chuyên khoa và phòng khám nha khoa mà bệnh nhân chủ yếu được khám và điều trị ngoại trú theo đơn của các bác sĩ, thầy thuốc giàu kinh nghiệm của phòng khám..

Thành phần hồ sơ thành lập phòng khám nhãn khoa được quy định tại Điều 60 Nghị định 96/2023/NĐ-CP như sau:

STT Tên tài liệu Yêu cầu
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 96/2023/NĐ-CP; Bản gốc
2. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với phòng khám nha khoa tư nhân hoặc Giấy chứng nhận đầu tư đối với phòng khám nha khoa có vốn đầu tư nước ngoài; Bản sao
3. Giấy phép hành nghề và giấy xác nhận quá trình hành nghề ban hành kèm theo Mẫu 11 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 96/2023/NĐ-CP của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật và người phụ trách bộ phận chuyên môn của phòng khám nha khoa (trừ trường hợp các giấy tờ này đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế); Bản sao
4. Bản kê khai cơ sở vật chất, danh mục thiết bị y tế, danh sách nhân sự đáp ứng điều kiện cấp giấy phép hoạt động; Bản sao
5. Danh sách ghi rõ họ tên, số giấy phép hành nghề của từng người hành nghề đăng ký hành nghề tại phòng khám nha khoa; Bản gốc
6. Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành; Bản gốc
7. Giấy ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của phòng khám. Bản gốc
8. Giấy ủy quyền cho Luật Việt An thực hiện thủ tục Bản gốc

Phòng khám có thể thực hiện nộp hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động phòng khám nhãn khoa bằng cách thức gửi hồ sơ qua đường bưu điện, nộp trực tiếp tại Sở Y tế hoặc nộp trực tuyến thông qua trang thông tin điện tử của Sở Y tế.

Bước 2: Sở Y tế tiếp nhận hồ sơ thành lập phòng khám nhãn khoa

  • Sở Y tế tiếp nhận và gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 96/2023/NĐ-CP cho người đề nghị.
  • Trong trường hợp Sở Y tế có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, theo quy định tại khoản 4 Điều 61 Nghị định 96/2023/NĐ-CP:
  • Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ, Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động phải gửi văn bản cho phòng khám, nêu cụ thể các tài liệu, nội dung cần sửa đổi, bổ sung;
  • Sau khi phòng khám nhãn khoa đã thực hiện sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của Sở Y tế, phòng khám gửi văn bản thông báo và tài liệu chứng minh đã hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung tới Sở Y tế.

Bước 3: Sở Y tế tiến hành thẩm định

Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động nhận đủ hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động của phòng khám nhãn khoa, Sở Y tế sẽ tiến hành thẩm định điều kiện hoạt động và danh mục kỹ thuật thực hiện tại phòng khám. Kết quả thẩm định được thể hiện trong biên bản.

Bước 4: Cấp giấy phép hoạt động

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ban hành biên bản thẩm định trong trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung. Nếu Sở Y tế có yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì phải nêu rõ trong nội dung của biên bản thẩm định. Phòng khám nhãn khoa phải tiến hành khắc phục và gửi văn bản thông báo cùng với tài liệu chứng minh đã hoàn thành việc khắc phục, sửa chữa tới Sở Y tế.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo và tài liệu chứng minh đã hoàn thành việc khắc phục, sửa chữa của cơ sở đề nghị, cơ quan cấp giấy phép hoạt động có thể tiến hành kiểm tra thực tế việc khắc phục, sửa chữa của cơ sở đề nghị trong trường hợp cần thiết hoặc thực hiện việc cấp giấy phép hoạt động. Trường hợp không cấp giấy phép hoạt động phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Một số phòng khám nhãn khoa tại Việt Nam

Dưới đây là một số phòng khám nhãn khoa nổi tiếng về chuyên môn và chất lượng dịch vụ tại Việt Nam:

1. Phòng khám mắt Tuệ Anh

Cơ sở 01: 104 Phố Huế, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Cơ sở 02: 15 Chu Văn An, The Manor Central Park, Quận Hoàng Mai, Hà Nội

SĐT: 093.110.8663 – 038.483.3663

2. Phòng khám mắt Quang Hà

Địa chỉ: 171 Phố Lò Đức, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline: 0917 291 599- 0912 460 106

3. Phòng khám mắt Bích Ngọc

Địa chỉ: 123 Phố Huế, Quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội

SĐT: 0913 081 819- 043 976 1410

4. Phòng khám DHA Healthcare

Địa chỉ: 201A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM

5. Phòng khám Mắt Bác sĩ Diệp Hữu Thắng

Địa chỉ: 211 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Thành, Quận 1, TPHCM

Dịch vụ thành lập phòng khám nhãn khoa của Luật Việt An

  • Tư vấn các cá nhân, tổ chức đáp ứng các điều kiện thành lập phòng khám nhãn khoa;
  • Soạn thảo hồ sơ thực hiện các nghĩa vụ đăng ký, báo cáo với cơ quan chuyên môn về y tế khi thành lập phòng khám nhãn khoa;
  • Đại diện theo ủy quyền của khách hàng để thực hiện các thủ tục liên quan;
  • Tư vấn thường xuyên cho khách hàng sau khi phòng khám nhãn khoa đi vào hoạt động;

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn hay tìm hiểu kỹ hơn về thủ tục pháp lý để thành lập phòng khám nhãn khoa, xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Thủ tục hành chính liên quan đến thành lập doanh nghiệp

    Thủ tục hành chính liên quan đến thành lập doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO