Kinh doanh vàng là một lĩnh vực thu hút nhiều nhà đầu tư quan tâm. Tuy nhiên, đây là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện yêu cầu những giấy tờ thủ tục pháp lý nhất định. Bài viết dưới đây của Luật Việt An sẽ cung cấp cho quý khách những thông tin cần thiết về điều kiện thành lập công ty kinh doanh vàng mới năm 2024.
Hoạt động kinh doanh vàng là gì?
Theo Điều 1 Nghị định 24/2012/NĐ-CP, hoạt động kinh doanh vàng bao gồm các hoạt động sau:
Hoạt động sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ;
Hoạt động kinh doanh mua, bán trang sức, mỹ nghệ;
Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng;
Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng;
Các hoạt động kinh doanh vàng khác; bao gồm cả hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản khoản và hoạt động phái sinh về vàng.
Kinh doanh vàng là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020. Vì vậy, khi thành lập công ty kinh doanh vàng, cần lưu ý những điều kiện nhất định theo quy định pháp luật.
Điều kiện chung khi thành lập công ty tại Việt Nam
Công ty kinh doanh vàng có thể được thành lập dưới một trong các loại hình doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2020. Theo đó, để thành lập công ty kinh doanh vàng, cần lưu ý những điều kiện về thành lập doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2020 như sau:
Điều kiện kinh doanh vàng
Theo Nghị định 24/2012/NĐ-CP và Thông tư 16/2012/TT-NHNN, được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 38/2015/TT-NHNN, trước khi tiến hành kinh doanh vàng, công ty kinh doanh vàng phải có Giấy phép hoạt động do Ngân hành Nhà nước cấp.
Theo đó điều kiện để được cấp giấy phép tùy tường trường hợp, cụ thể như sau:
Có đăng ký kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ.
Doanh nghiệp hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ
Có đăng ký sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
Doanh nghiệp gia công vàng trang sức, mỹ nghệ
Phải có đăng ký gia công vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng miếng
Lưu ý điều kiện xuất nhập khẩu vàng trong một số trường hợp
Điều kiện nhập khẩu vàng nguyên liệu đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ
Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
Nhu cầu nhập khẩu vàng nguyên liệu phù hợp với kế hoạch sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
Không vi phạm quy định về kinh doanh vàng trong thời hạn 12 tháng liền kề trước thời điểm đề nghị cấp và cho đến thời điểm cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu.
Có tài liệu chứng minh nguồn vàng nguyên liệu dự kiến xuất khẩu là do doanh nghiệp khai thác ở trong nước.
Không vi phạm quy định về kinh doanh vàng trong thời hạn 12 tháng liền kề trước thời điểm đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu.
Một số mã ngành nghề kinh doanh vàng
Sau đây là một số mã ngành nghề kinh doanh vàng mà khách hàng có thể tham khảo:
Mã ngành 47732: Bán lẻ vàng, bạc, đá quí và đá bán quí, đồ trang sức trong các cửa hàng chuyên doanh
Nhóm này gồm:
Bán lẻ vàng, bạc, đá quí và đá bán quí;
Bán lẻ đồ trang sức bằng vàng, bạc, đá quí và đá bán quí.
Mã ngành 24201: Sản xuất kim loại quý
Nhóm này gồm:
Sản xuất và tinh chế kim loại quý, chế tác hoặc không chế tác như: vàng, bạc, platinum… từ quặng hoặc kim loại vụn;
Sản xuất sản phẩm sơ chế từ kim loại quý;
Sản xuất vàng được cán vào kim loại cơ bản hoặc bạc;
Sản xuất platinum và kim loại nhóm platinum được cán vào vàng, bạc và kim loại cơ bản;
Sản xuất lá dát kim loại quý.
Sản xuất đồ trang sức bằng kim loại quý được phân vào nhóm 32110 (Sản xuất đồ kim hoàn và chi tiết liên quan).
Mã ngành 46624: Bán buôn vàng, bạc và kim loại quý khác
Nhóm này gồm:
Bán buôn vàng, bạc dạng bột, vảy, thanh, thỏi…;
Bán buôn kim loại quý khác.
Mã ngành 2592: Gia công cơ khí; xử lí và tráng phủ kim loại
Nhóm này gồm:
Mạ, đánh bóng kim loại…
Xử lý kim loại bằng phương pháp nhiệt;
Phun cát, trộn, làm sạch kim loại;
Nhuộm màu, chạm, in kim loại;
Phủ á kim như: Tráng men, sơn mài…
Mài, đánh bóng kim loại;…
Ví dụ:
Mã ngành nghề đăng ký của công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu (MST: 0100683952)
Lưu ý đối với nhà đầu tư nước ngoài
Để nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập công ty kinh doanh vàng tại Việt Nam, bên cạnh việc đáp ứng những điều kiện nêu trên, trước hết doanh nghiệp nước ngoài cần có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Theo đó cần tiến hành thủ tục xin giấy phép theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020 sau khi đáp ứng các điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo cam kết của Việt Nam trong WTO.
Hiện nay Việt Nam chưa cam kết về ngành nghề kinh doanh vàng mà chỉ có quy định về kinh doanh trên tài khoản của mình hoặc của khách hàng, tại sở giao dịch, trên thị trường giao dịch thoả thuận hoặc bằng vàng khối.
Do vậy, các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt đến từ các quốc gia thành viên CPTPP, vẫn có khả năng được cấp giấy chứng nhận đầu tư ở Việt Nam trong lĩnh vực này nếu đáp ứng các điều kiện tương tự nhà đầu tư trong nước.
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài cần tiến hành thủ tục xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vàng tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu của Ngân hàng Nhà nước được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Giấy phép xuất khẩu vàng nguyên liệu chỉ được cấp cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo quy định của pháp luật.
Một số câu hỏi liên quan đến điều kiện thành lập công ty kinh doanh vàng mới năm 2024
Bước 1: Xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với nhà đầu tư nước ngoài)
Bước 2: Xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vàng.
Tổ chức tín dụng có được kinh doanh vàng không?
Có. Theo Điều 10 Nghị định 24/2012/NĐ-CP, tổ chức tín dụng được kinh doanh mua, bán vàng miếng. Tuy nhiên, để được kinh doanh vàng miếng, tổ chức tín dụng phải đáp ứng các điều kiện sau để được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng:
Có vốn điều lệ từ 3.000 (ba nghìn) tỷ đồng trở lên.
Có đăng ký hoạt động kinh doanh vàng.
Có mạng lưới chi nhánh tại Việt Nam từ 5 (năm) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
Trách nhiệm báo cáo của doanh nghiệp kinh doanh vàng?
Định kỳ hàng ngày, tháng, năm hoặc khi cần thiết, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng được cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng thực hiện báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tình hình kinh doanh mua, bán vàng miếng.
Báo cáo ngày gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối).
Báo cáo tháng, năm gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố.
Định kỳ hàng quý, năm hoặc khi cần thiết, doanh nghiệp kinh doanh vàng thực hiện báo cáo tình hình kinh doanh vàng cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố.
Dịch vụ thành lập công ty của Luật Việt An
Tư vấn, đại diện ủy quyền thực hiện thủ tục thành lập công ty;
Dịch vụ xin Giấy phép đầu tư, Giấy phép doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vàng;
Dịch vụ kế toán thuế, đại diện sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp;
Tư vấn pháp lý thường xuyên cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.
Quý khách hàng có thắc mắc liên quan hoặc có nhu cầu hỗ trợ dịch vụ liên quan đến thành lập công ty kinh doanh vàng, xin vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!