Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh xảy ra nhiều tranh chấp về thừa kế. Hiểu được nhu cầu khách hàng cần có đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ trong quá trình giải quyết tranh chấp thừa kế. Trong bài viết dưới đây, Luật Việt An sẽ cung cấp một số thông tin bổ ích liên quan giải quyết tranh chấp thừa kế tại Hồ Chí Minh.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Dân sự 2015;
Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015;
Luật Đất đai 2013;
Luật Hòa giải ở cơ sở 2013.
Cách loại tranh chấp thừa kế phổ biến tại Hồ Chí Minh
Tranh chấp về thừa kế là tranh chấp giữa những người thừa kế về quyền thừa kế hoặc di sản thừa kế do người mất để lại. Các tranh chấp thừa kế thường liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau và xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, ở đây chúng ta chia các tranh chấp thừa kế thành các loại chính như sau:
Tranh chấp về quyền thừa kế
Hiện nay, người thừa kế được xác định theo di chúc và theo pháp luật. Ngoài ra, pháp luật còn có quy định về thừa kế thế vị cũng như các quy định có liên quan đến trường hợp từ chối nhận di sản hoặc những người thừa kế không được hưởng di sản.
Tranh chấp về về quyền thừa kế là tranh chấp phát sinh từ việc xác định ai là người thừa kế đối với phần di sản người chết để lại.
Tranh chấp về di sản thừa kế
Thông thường di sản do thừa kế do người mất để lại bao gồm tài sản riêng của người đã mất, phần tài sản của người đã mất trong tài sản chung với người khác trường hợp thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng.
Tranh chấp về phân chia di sản thừa kế
Tranh chấp về phân chia di sản thừa kế là tranh chấp được phát sinh từ việc xác định phần di sản thừa kế của người đã mất đã để lại cho mỗi người thừa kế trong trường hợp không xác định được phần thừa kế của mỗi người thừa kế.
Tranh chấp về thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại
Theo quy định pháp luật, người thừa kế có nghĩa vụ thực hiện các nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người mất để lại. Nếu di sản do người mất để lại đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện phần nghĩa vụ do người chết để lại tương ứng với phần tài sản đã nhận.
Tranh chấp về việc thực hiện nghĩa vụ tài sản do người mất để lại thường xảy ra khi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình.
Các phương thức giải quyết tranh chấp thừa kế
Hiện nay, các bên có thể lựa chọn giải quyết tranh chấp thừa kế theo một trong các hình thức sau:
Thương lượng
Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp phụ thuộc vào thỏa thuận và định đoạt của các bên trong tranh chấp tranh chấp. Theo đó, các bên sẽ bàn bạc việc bàn bạc để đi đến một thỏa thuận nhất định về việc giải quyết tranh chấp.
Hòa giải
Tương tự như thương lượng, hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận với nhau. Tuy nhiên, khi tiến hành hòa giải, bên cạnh sự tham gia của các bên tranh chấp thì còn có sự tham gia của một bên thứ ba làm trung hòa giải. Do hòa giải về tranh chấp thừa kế ít mang tính thương mại, nên các quy định điều chỉnh về thủ tục, thẩm quyền được thực hiện theo Luật Hòa giải cơ sơ.
Khởi kiện tại Tòa án
Khi các bên trong tranh chấp không thể thương lượng hay hòa giải thì các bên tranh chấp có thể tiến hành khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.
Ưu điểm, nhược điểm của các phương thức giải quyết tranh chấp thừa kế
Mỗi phương thức giải quyết tranh chấp sẽ có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Tùy thuộc vào tính chất của tranh chấp, cũng như yêu cầu của các bên tranh chấp mà các bên có thể lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp.
Phương thức
Thương lượng
Hòa giải
Khởi kiện tại Tòa án
Ưu điểm
Việc giải quyết tranh chấp tự do và linh hoạt;
Thuận tiện, nhanh chóng, chi phí thấp.
Dễ dàng tiến hành, linh hoạt và ít tốn kém;
Dễ đạt được thỏa thuận do có sự hỗ trợ từ trung gian hào giải.
Là thủ tục giải quyết tranh chấp theo quy định pháp luật;
Bản án, quyết định của Tòa án có giá trị pháp lý bắt buộc.
Nhược điểm
Kết quả giải quyết tranh chấp phụ thuộc vào ý chí của các bên;
Kết quả thương lượng không ràng buộc pháp lý.
Kết quả giải quyết tranh chấp phụ thuộc vào ý chí của các bên;
Phải có sự có mặt của trung gian hào giải.
Kết quả hòa giải không ràng buộc pháp lý.
Tốn kém thời gian và chi phí trong quá trình giải quyết tranh chấp.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế
Thẩm quyền hòa giải
Khi xảy ra tranh chấp các bên có thể giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải viên cơ sở theo quy định tại Luật Hòa giải ở cơ sở 2013.
Trường hợp các bên tranh chấp di sản là bất động sản và không hòa giải được thì phải hòa giải bắt buộc tại ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản nếu muốn khởi kiện tại Tòa án hoặc đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết theo quy định tại Luật Đất đai 2013.
Thẩm quyền của Tòa án
Theo quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, tranh chấp về thừa kế là một trong những tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân. Do đó, nếu các bên không thể giải quyết tranh chấp theo phương thức thương lượng hoặc hòa giải thì các bên trong tranh có thể yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo trình tự bộ luật tố tụng dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc là Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế. Trường hợp tranh chấp tài sản thừa kế là bất động sản thì Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản là Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế.
Nếu tranh chấp về thừa kế có đương sự hoặc tài sản thừa kế ở nước ngoài hoặc cần ủy thác tư pháp cho các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh là Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
Đồng thời, Tòa án nhân dân cấp tỉnh cũng giải quyết những tranh chấp thừa kế thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.
Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp thừa kế
Để khởi kiện giải quyết tranh chấp thừa kế, các bên trong tranh chấp thực hiện thủ tục như sau:
Bước 1: Bên khởi kiện nộp đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền;
Hồ sơ khởi kiện bao gồm Đơn khởi kiện và các tài liệu chứng mình quyền, bằng chứng liên quan. Người khởi kiện nộp đơn lên tòa án có thẩm quyền thụ lý theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Tòa án tiếp nhận và thụ lý vụ án;
Khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án cấp giấy xác nhận đơn cho người khởi kiện, nếu đơn được qua dịch vụ bưu chính thì Tòa án thông báo trong 02 ngày làm việc.
Sau khi nhận đơn khởi kiện, trong vòng 03 ngày làm việc, Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và tiến hành thụ lý vụ án trong 05 ngày.
Sau khi thụ lý vụ án, Tòa án thông báo cho người khởi kiện thanh toán tiền tạm ứng án phí. Người khởi kiện đóng tiền tạm ứng án phí trong 07 ngày, sau khi nhận được biên lai nộp tiền tạm ứng án phí, tòa án thụ lý vụ án. Thẩm phán thông báo bằng văn bản về việc đã thụ lý vụ án đến các bên trong thời hạn 03 ngày.
Trong 03 ngày kể từ khi tòa án thụ lý vụ án, chánh án tòa án phân công thẩm phán giải quyết vụ án.
Bước 3: Chuẩn bị xét xử
Thời hạn chuẩn bị xét xử tính từ ngày thụ lý vụ án đối với tranh chấp thừa kế là 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Nếu tranh chấp có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng.
Bước 4: Xét xử sơ thẩm
Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án mở phiên tòa sơ thẩm xét xử kiện giải quyết tranh chấp thừa kế. Nếu có lý do chính đáng, thời hạn mở phiên tòa sơ thẩm được kéo dài thêm 02 tháng.
Nếu bản án sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị thì bản án sơ thẩm sẽ có hiệu lực sau 01 tháng kể từ ngày tuyên án.
Bước 5: Xét xử phúc thẩm
Nếu bản án, quyết định của Tòa án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị thì Tòa án sẽ xét xử phúc thẩm.
Trong thời gian 03 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, Tòa án thông báo bằng văn bản cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm sát về việc Tòa án đã thụ lý vụ án.
Trong thời hạn 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án, tùy từng trường hợp, Tòa án ra quyết định tạm đình, đình chỉ hoặc đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.
Nếu vụ án tranh chấp có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì có thể quyết định kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử thêm không quá 01 tháng.
Trong 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án mở phiên tòa xét xử phúc thẩm. Nếu có lý do chính đáng thì thời hạn mở phiên tòa là 02 tháng.
Như vậy, tính từ thời điểm người khởi kiện nộp đơn khởi kiện, tổng thời gian tiến hành kiện giải quyết tranh chấp thừa kế rơi vào khoảng 07 tháng. Thực tế hiện nay có nhiều vụ án về tranh chấp thừa kế đã được thụ lý và giải quyết nhanh chóng. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn tồn tại các vụ án còn nhiều bất cập, có nhiều vụ án kéo dài nhiều năm, phải tạm đình chỉ, tạm ngưng phiên tòa nhiều lần.
Khi tham gia vào tranh chấp, các bên nên nhờ đến sự hỗ trợ của đội ngũ Luật sư có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm để góp phần đảm bảo quyền lợi trong quá trình giải quyết tranh chấp, đồng thời tiết kiệm thời gian và chi phí.
Dịch vụ giải quyết tranh chấp thừa kế của Công ty Luật Việt An
Tư vấn các quy định pháp luật liên quan đến quyền thừa kế, người thừa kế, di chúc;
Chuẩn bị đơn khởi kiện và tài liệu liên quan đến tranh chấp;
Nghiên cứu hồ sơ, thu thập tài liệu, chứng cứ;
Đại diện cho khách hàng hoặc là luật sư bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho khách hàng tại Tòa án;
Dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của khách hàng.
Quý khách hàng có thắc mắc liên quan hoặc có đến giải quyết tranh chấp thừa kế tại Hồ Chí Minh, xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được đội ngũ luật sư của chúng tôi hỗ trợ tốt nhất!