Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tại Hà Nội
Các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp hoạt động sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thực phẩm, dịch vụ ăn uống cần thực hiện xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Ngoài ra, đối với các cơ sở sản xuất thực đây cũng là điều kiện cơ sở để các tổ chức, cá nhân tiến hành đăng ký công bố sản phẩm sau này. Trong bài viết sau đây, Luật Việt An sẽ cung cấp các thông tin liên quan đến cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tại Hà Nội.
Căn cứ pháp lý
Luật An toàn thực phẩm 2010, sửa đổi bổ sung năm 2018;
Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 155/2018/NĐ-CP, Nghị định 85/2019/NĐ-CP;
Quyết định 28/2022/QĐ-UBND ban hành quy định phân công, phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là một loại giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho các công ty, hộ kinh doanh cá thể có phát sinh hoạt động kinh doanh thực phẩm, sản xuất thực phẩm, nhà hàng, quán cà phê, cơ sở chế biến,.. nhằm các cơ sở này đáp ứng đủ các điều kiện về vệ sinh, an toàn thực phẩm nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng đồng thời phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về thực phẩm.
Cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động.
Trừ các cơ sở pháp luật quy định không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
Sơ chế nhỏ lẻ;
Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
Nhà hàng trong khách sạn;
Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
Kinh doanh thức ăn đường phố;
Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
Tình hình quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại Hà Nội
Hiện nay, Hà Nội đã và đang triển khai việc siết chặt quản lí an toàn vệ sinh thực phẩm trong tình hình mới nhất là sau đại dịch Covid 19. Theo báo cáo của Sở Y tế, trên địa bàn Hà Nội hiện có 76.807 cơ sở sản xuất chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố. Hà Nội hiện nay đang chỉ đạo triển khai100% cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm toàn, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố trên địa bàn quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn được kiểm tra, thanh tra, giám sát định kỳ theo kế hoạch. 100% vụ ngộ độc thực phẩm báo cáo được điều tra, xử lý kịp thời; Khống chế tỷ lệ mắc ngộ độc thực phẩm cấp tính được ghi nhận dưới 7 người/trên 100.000 dân/năm. Đáng chú ý, Hà Nội yêu cầu 100% thông tin phản ánh về không bảo đảm ATTP sẽ được kiểm tra ngay lập tức.
Từ nay đến cuối năm, Sở Y tế sẽ đẩy mạnh phối hợp liên ngành, triển khai đồng bộ các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng, chống ngộ độc thực phẩm, cảnh báo nhanh sự cố về an toàn thực phẩm trên toàn thành phố, quy chế phối hợp giữa các sở, ngành và UBND quận, huyện, thị xã. Đồng thời, các sở, ngành được phân cấp quản lí theo quyết định 28/2022/QĐ-UBND sẽ xem xét và thực hiện việc xử phạt đối với các cơ sở kinh doanh trong thẩm quyền xử lí của mình.
Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Bước 1: Cơ sở gửi hồ sơ xin Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm về Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận.
Bước 2: Trong 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Bước 3: Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nếu đủ điều kiện.
Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tại Hà Nội
Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị; dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở; người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp.
Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn về sinh thực phẩm của chủ cơ sở; của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.
Cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tại Hà Nội
Hiện nay tại Hà Nội, việc cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm được thực hiện trên quy định phân công, phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm theo Quyết định 28/2022/QĐ-UBND.
Cơ quan được phân công, phân cấp quản lý cơ sở có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Phân cấp quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống giữa cấp Thành phố, cấp huyện theo nguyên tắc cấp nào cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì cấp đó quản lý cơ sở đó.
Theo quyết định của UBND thành phố Hà Nội, các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm:
Thẩm quyền quản lý
Lĩnh vực quản lý
Cơ quan thực hiện
Quy định cụ thể
Sở Y tế
Thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Tầng 5, Số 70 Nguyễn Chí Thanh, Q. Đống Đa, Hà Nội)
Ủy ban nhân dân cấp huyện
Quản lý, cấp, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở sản xuất đối với sản phẩm thực phẩm quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quy định này và cơ sở thực phẩm hỗn hợp được quy định khoản 3 Điều 3 theo phân cấp quản lý tại khoản 2 Điều 3 Quy định này (trừ cơ sở sản xuất dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm).
Thực phẩm bổ sung, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, các vi chất bổ sung vào thực phẩm
Nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, nước đá dùng liền và nước đá dùng để chế biến thực phẩm
Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
Các sản phẩm thực phẩm khác không được quy định tại danh mục các sản phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của ngành Công thương và ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Ngũ cốc
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (38 Đ. Tô Hiệu, P. Nguyễn Trãi, Hà Đông, Hà Nội)
Quản lý, cấp, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, tiếp nhận bản tự công bố sản phẩm, xác nhận bản cam kết an toàn thực phẩm, tiếp nhận bản sao giấy chứng nhận có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với cơ sở quy định tại điểm k khoản 1 Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP
Thịt và các sản phẩm từ thịt
Thủy sản và sản phẩm thủy sản (bao gồm các loài lưỡng cư)
Rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả
Trứng và các sản phẩm từ trứng
Sữa tươi nguyên liệu
Mật ong và các sản phẩm từ mật ong
Thực phẩm biến đổi gen
Muối, Gia vị, Đường, Chè, Cà phê, Ca cao, Điều
Nông sản thực phẩm khác
Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý
Phòng Kinh tế thuộc UBND cấp huyện
Tổ chức cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho hợp tác xã sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản và cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quy định này và cơ sở thực phẩm hỗn hợp được quy định khoản 3 Điều 3 theo phân cấp quản lý tại khoản 2 Điều 3 Quy định này
Nước đá sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sở Công Thương
Bia
Sở Công Thương (331 Đ. Cầu Giấy, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội)
Quản lý, cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, tiếp nhận bản tự công bố sản phẩm, tiếp nhận bản cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm (cơ sở quy định từ điểm a đến điểm e khoản 1 Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP), tiếp nhận bản sao Giấy chứng nhận có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm (quy định tại điểm k khoản 1 Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP)
Rượu, cồn và đồ uống có cồn
Nước giải khát
Sữa chế biến
Dầu thực vật
Bột, tinh bột
Bánh, mứt, kẹo
Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý
Một số câu hỏi liên quan đến cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tại Hà Nội
Thời hạn của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là bao lâu?
Thời hạn của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là 03 năm kể từ ngày cấp.
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có được gia hạn không?
Có. Pháp luật quy định trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh.
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn hoặc hỗ trợ thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tại Hà Nội, xin vui lòng liên hệ đến dịch vụ xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!