Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng gia công hàng hóa
Hợp đồng gia công hàng hóa là là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao. Gia công loại hợp đồng có đối tượng là các sản phẩm gia công như đặt hàng, may mặc, cơ khí, đóng gói…, khi các sản phẩm này không đạt tiêu chuẩn gia công thì thường sẽ xảy ra tranh chấp giữa các bên. Do vậy trong bài viết dưới đây, Luật Việt An sẽ cung cấp các thông tin về vấn đề trên theo quy định của pháp luật.
Các dạng tranh chấp hợp đồng gia công hàng hóa thường gặp
Trên thực tế có khá nhiều dạng tranh chấp liên quan đến hợp đồng gia công hàng hóa, tuy nhiên có thể kể đến một số loại tranh chấp phổ biến như sau:
Đặc trưng của tranh chấp hợp đồng gia công hàng hóa là gì?
Tranh chấp hợp đồng gia công hàng hóa là sự mâu thuẫn, bất đồng ý kiến của một hoặc cả hai bên chủ thể của hợp đồng về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận trong hợp đồng gia công hàng hóa.
Tranh chấp hợp đồng gia công có những đặc điểm cơ bản như:
Phát sinh trực tiếp từ quan hệ hợp đồng;
Đối tượng tranh chấp là về gia công hàng hóa;
Mang yếu tố tài sản và gắn liền với lợi ích các bên trong tranh chấp;
Có sự vi phạm thực hiện hoặc không thực hiện của một hoặc các bên, sự vi phạm này ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bên còn lại.
Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng gia công hàng hóa
Thương lượng
Đây là phương thức thường được các chủ bên ưu tiên lựa chọn, các bên giải quyết tranh chấp thông qua việc tự nguyện bàn bạc, thỏa thuận, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào.
Ngoài ra, phương thức này không chịu sự điều chỉnh của pháp luật, không bị gò bó bởi các quy định chặt chẽ về quy trình tổ chức thương lượng, thành phần tham gia, thời gian thực hiện, cũng như không tốn kém tiền bạc.
Hòa giải
Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp có sự hiện hữu của bên thứ ba với tư cách là trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm một giải pháp giải quyết tranh chấp đã phát sinh.
Đây cũng là phương thức được các bên ưu tiên lựa chọn vì thủ tục nhanh gọn, chi phí thấp, các bên có quyền định đoạt, không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác giữa các bên, uy tín, bí mật kinh doanh được giữ kín. Tuy nhiên kết quả hòa giải cũng không được pháp luật bảo đảm thi hành, hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí của các bên.
Giải quyết tranh chấp hợp đồng gia công bằng Trọng tài thương mại
Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thống nhất thỏa thuận với nhau khi giao kết hợp đồng gia công hàng hóa. Quá trình giải quyết tranh chấp được tiến hành theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010. Phán quyết của trọng tài là chung thẩm và có giá trị thi hành ngay.
Lưu ý, các bên khi muốn giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại thì cần đáp ứng các điều kiện sau:
Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên trong hợp đồng gia công có thoả thuận trọng tài lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
Trường hợp một bên hợp đồng là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Giải quyết tranh chấp hợp đồng gia công thông qua Tòa án
Giải quyết tranh chấp tại Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp mà các bên đương sự sẽ thông qua cơ quan toà án với sự tham gia của thẩm phán để giải quyết tranh chấp.
Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng gia công được tiến hành theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Thông thường phương thức này sẽ làm kéo dài thời gian giải quyết tranh chấp. Khi có bản án hay quyết định của Tòa án về vụ tranh chấp nếu các bên tranh chấp không tự nguyện tuân thủ thì có thể bị cưỡng chế thi hành.
Hồ sơ khởi kiện tranh chấp hợp đồng gia công hàng hóa
Tùy thuộc vào các phương thức giải quyết tranh chấp, hồ sơ giải quyết tranh chấp hợp đồng gia công có thể khác nhau. Thông thường, người khởi kiện cần phải chuẩn bị hồ sơ gồm giấy tờ, tài liệu cơ bản sau:
Đơn khởi kiện;
Các tài liệu, chứng cứ bao gồm: Hợp đồng hoặc các giấy tờ, biên bản liên quan đến việc giao kết hợp đồng giao công hàng hóa…; Các tài liệu chứng cứ liên quan đến quan hệ hợp đồng; quá trình thực hiện hợp đồng và việc thực hiện/không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng của các bên; Các tài liệu chứng cứ chứng minh thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng;
Giấy tờ tùy thân của người khởi kiện và người bị kiện như chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Các loại giấy tờ khác sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
Một số câu hỏi liên quan
Mức phạt vi phạm hợp đồng gia công?
Căn cứ khoản 2 Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015 về thỏa thuận phạt vi phạm thì mức phạt vi phạm hợp đồng nói chung và hợp đồng gia công nói riêng sẽ do các bên tự thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
Theo đó, Điều 301 Luật Thương mại 2005, quy định về mức phạt vi phạm hợp đồng là Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật Thương mại 2005.
Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng gia công tại Toà án diễn ra như thế nào?
Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng gia công tại Tòa án được thực hiện theo trình tự các bước như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền.
Bước 2: Xem xét, giải quyết đơn khởi kiện.
Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí
Bước 4: Chuẩn bị và thực hiện xét xử vụ án
Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp hợp đồng gia công là bao lâu?
Theo Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015 thì thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Do đó, thời hiệu để yêu cầu giải quyết tranh chấp hợp đồng gia công là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Dịch vụ tư vấn về giải quyết tranh chấp hợp đồng gia công hàng hóa của Luật Việt An
Hỗ trợ tư vấn các quy định về hợp đồng gia công;
Tư vấn xác định căn cứ giải quyết tranh chấp và cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp hợp đồng gia công;
Tổ chức thương lượng, hòa giải các bên tranh chấp hợp đồng gia công, đại diện thương lượng hòa giải cho khách hàng;
Trao đổi và hướng dẫn khách hàng thu thập tài liệu chứng cứ, cung cấp thông tin;
Hỗ trợ khách hàng làm hồ sơ, thủ tục về giải quyết tranh chấp hợp đồng gia công;
Dịch vụ đại diện khách hàng tham gia giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan có thẩm quyền.
Trên đây là toàn bộ thông tin quy định về Giải quyết tranh chấp hợp đồng gia công. Quý khách hàng có thắc mắc liên quan hoặc có nhu cầu hỗ trợ pháp lý về hợp đồng gia công vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!