Lưu ý khi thành lập công ty điện lực

Thành lập công ty điện lực là một quá trình đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng về pháp lý, kỹ thuật và tài chính. Đây là một lĩnh vực kinh doanh đặc biệt, đòi hỏi nhiều giấy phép và thủ tục phức tạp hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác. Để giúp quý khách có cái nhìn tổng quan và tránh những rủi ro không đáng có khi thành lập công ty điện lực, bài viết dưới đây của Luật Việt An sẽ cung cấp một số lưu ý khi thành lập công ty điện lực. 

Tại sao nên thành lập công ty điện lực?

  • Nhu cầu năng lượng ngày càng tăng do sự phát triển kinh tế – xã hội;
  • Cơ hội đầu tư lớn bởi nhiều nước đang đầu tư mạnh vào xây dựng và nâng cấp hệ thống điện, sử dụng năng lượng điện tái tạo, năng lượng mặt trời,  năng lượng gió…;
  • Các công ty điện lực có thể đóng góp vào việc bảo vệ môi trường bằng cách phát triển các nguồn năng lượng sạch;
  • Cung cấp điện năng ổn định cho sản xuất và sinh hoạt, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội;
  • Giá điện thường có xu hướng tăng theo thời gian, mang lại lợi nhuận ổn định cho các công ty điện lực. Ngoài ra, các công ty điện lực có thể cung cấp thêm các dịch vụ gia tăng khác như tư vấn năng lượng, lắp đặt hệ thống điện thông minh…

Ngành nghề đăng ký kinh doanh điện lực

Để kinh doanh điện lực, doanh nghiệp có thể đăng ký kinh doanh một số ngành nghề như:

Tên ngành nghề Mã ngành nghề
Sản xuất, truyền  tải và phân phối điện 351
Bán buôn điện Điều 32 Nghi định 137/2013/NĐ-CP
Bán lẻ điện Điều 33 Nghi định 137/2013/NĐ-CP
Xuất, nhập khẩu điện Điều 34 Nghi định 137/2013/NĐ-CP
Tư vấn đầu tư xây dựng công trình nhà máy thủy điện Điều 39 Nghi định 137/2013/NĐ-CP
Tư vấn đầu tư xây dựng công trình nhà máy thủy điện Điều 41 Nghi định 137/2013/NĐ-CP
Tư vấn giám sát thi công công trình nhà máy thủy điện Điều 42 Nghi định 137/2013/NĐ-CP
Tư vấn giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp Điều 44 Nghi định 137/2013/NĐ-CP

Lưu ý: Văn bản pháp luật cần cập nhật theo bản mới nhất hiện hành (đã được sửa đổi bổ sung theo từng thời điểm).

Lưu ý thành lập công ty điện lực

thủ tục thành lập công ty điện lực

Để kinh doanh điện lực cần phải thực hiện thủ tục thành lập công ty điện lực theo quy định của pháp luật doanh nghiệp (có ngành nghề kinh doanh điện lực ở treen0 và sau đó thực hiện thủ tục xin giấy phép hoạt động điện lực. Cụ thể như sau:

Giai đoạn 1: Thành lập công ty điện lực

Hồ sơ thành lập công ty điện lực khách hàng cần cung cấp cho Luật Việt An gồm các tài liệu:

  • Danh sách thành viên và số vốn góp trong công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức;
  • Bản sao hộ chiếu, chứng minh nhân dân, căn cước công dân đối với cá nhân.
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập đối với tổ chức.

Thời gian xử lý hồ sơ: 03 ngày làm việc từ khi nộp hồ sơ hợp lệ, không bao gồm thời gian xử lý hồ sơ do sai sót và có thông báo từ Phòng đăng ký kinh doanh

Giai đoạn 2: Thủ tục xin giấy phép hoạt động điện lực

Theo quy định của Nghị định 137/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật điện lực và Luật điện lực sửa đổi, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 08/2018/NĐ-CP, Nghị định 17/2020/NĐ-CP, thủ tục xin giấy phép hoạt động điện lực gồm:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép hoạt động điện lực

Hồ sơ xin giấy phép hoạt động điện lực sẽ có sự khác biệt đối với 2 nhóm lĩnh vực là nhóm công ty hoạt động trong lĩnh vực truyền tải điện, phân phối điện và nhóm hoạt động trong lĩnh vực bán buôn điện, bán lẻ điện. Cụ thể:

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép trong lĩnh vực truyền tải điện, phân phối điện bao gồm:

  • Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo mẫu;
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận thành lập (đối với các tổ chức không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) của tổ chức đề nghị cấp giấy phép;
  • Danh sách trích ngang người trực tiếp quản lý kỹ thuật, đội ngũ trưởng ca vận hành theo mẫu; bản sao bằng tốt nghiệp của người trực tiếp quản lý kỹ thuật, đội ngũ trưởng ca vận hành; tài liệu về kết quả tập huấn sát hạch đạt yêu cầu về an toàn hoặc thẻ an toàn điện; giấy chứng nhận vận hành được cấp điều độ có quyền điều khiển cấp;
  • Danh mục các hạng mục công trình lưới điện chính và phạm vi lưới điện do tổ chức đang quản lý. Trường hợp mua bán, sáp nhập, bàn giao không hoàn vốn tài sản lưới điện phải có Biên bản nghiệm thu theo quy định hoặc Biên bản bàn giao tài sản;
  • Bản sao thỏa thuận đấu nối vào hệ thống điện quốc gia theo quy định; bản đồ ranh giới lưới điện và phạm vi hoạt động.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép trong lĩnh vực buôn điện, bán lẻ điện

  • Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo mẫu;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận thành lập (đối với các tổ chức không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) của tổ chức đề nghị cấp giấy phép;
  • Danh sách trích ngang người trực tiếp quản lý kinh doanh theo mẫu; bản sao bằng tốt nghiệp của người có tên trong danh sách.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Trước 15 ngày làm việc kể từ ngày dự kiến chính thức vận hành thương mại, tổ chức tham gia hoạt động phát điện phải nộp đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực tại cơ quan có thẩm quyền là Bộ Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Bước 3: Cấp giấy phép hoạt động điện lực

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp phép có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép hoạt động điện lực. Giấy phép hoạt động điện lực gồm 3 bản, 01 bản giao cho đơn vị được cấp giấy phép, 02 bản lưu tại cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực. 

Thách thức khi thành lập công ty điện lực

Ngoài các thủ tục thành lập công ty điện lực phức tạp, doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều thách thức khác nhau như:

  • Ngành điện đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, việc tuyển dụng và đào tạo nhân lực là một thách thức lớn đối với doanh nghiệp;
  • Thị trường điện lực có tính cạnh tranh cao đòi hỏi doanh nghiệp phải có những giải pháp kinh doanh hiệu quả;
  • Việc xây dựng các nhà máy điện, đường dây truyền tải, mua sắm các thiết bị, quá trình vận hành và bảo trì đòi hỏi vốn đầu tư lớn;
  • Các sự cố về lưới điện có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng về kinh tế và xã hội. Đảm bảo an toàn cho người lao động và người dân là một trong những thách thức lớn nhất của ngành điện.
  • Các quy định pháp luật liên tục cập nhật, đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật thông tin. 

Trên đây là một số lưu ý khi thành lập công ty điện lực mà Luật Việt An gửi đến quý khách. Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Thủ tục hành chính liên quan đến thành lập doanh nghiệp

    Thủ tục hành chính liên quan đến thành lập doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO