Công ty FDI (Foreign Direct Investment) được hiểu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo Luật Đầu tư năm 2020, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông. Trong quá trình hoạt động, công ty FDI phải thực hiện nghĩa vụ báo cáo với cơ quan nhà nước, một trong số đó đó là báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư. Sau đây Luật Việt An sẽ tư vấn cho quý khách hàng về báo cáo giám sát công ty FDI.
Các loại báo cáo giám sát đầu tư phải nộp?
Theo Khoản 6 Điều 100 Nghị định 29/2021/NĐ-CP, nhà đầu tư các dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công lập và gửi cơ quan chủ quản, người có thẩm quyền quyết định đầu tư và đơn vị đầu mối thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư các loại báo cáo sau:
Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ được quy định như thế nào?
Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ nộp 6 tháng và cả năm.
Công ty FDI báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư, gồm các nội dung sau: vốn đầu tư thực hiện, kết quả hoạt động đầu tư kinh doanh, thông tin về lao động, nộp ngân sách nhà nước, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, xử lý và bảo vệ môi trường, các chỉ tiêu chuyên ngành theo lĩnh vực hoạt động
Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh chương trình, dự án
Khi tiến hành hoạt động giám sát, đánh giá đầu tư cần phải thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự án đầu tư sử dụng vốn nước ngoài.
Báo cáo giám sát và đánh giá trước khi điều chỉnh dự án đầu tư là một tài liệu chứa thông tin, dữ liệu và đánh giá liên quan đến việc điều chỉnh một dự án đầu tư. Bản báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự án đầu tư được sử dụng để thông báo, thuyết phục và cung cấp thông tin cho các bên liên quan, bao gồm chủ đầu tư, các cơ quan quản lý, nhà đầu tư, và các bên có quyền quyết định về việc điều chỉnh dự án.
Báo cáo giám sát, đánh giá kết thúc chương trình, dự án
Khi kết thúc chương trình, dự án đầu tư cũng cần lập mẫu báo cáo giám sát, đánh giá kết thúc chương trình, dự án đầu tư.
Báo cáo giám sát, đánh giá kết thúc chương trình, dự án nhằm đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, kết quả huy động các nguồn lực, tiến độ thực hiện, đánh giá về lợi ích của dự án,…
Báo cáo đánh giá khác
Báo cáo đánh giá chương trình, dự án đầu tư do mình tổ chức thực hiện
Báo cáo tổng hợp công tác giám sát, đánh giá hàng năm các chương trình, dự án đầu tư do mình quản lý.
Lưu ý trường hợp dự án sử dụng vốn khác
Nhà đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn khác lập và gửi cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan đầu mối thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư của địa phương nơi thực hiện dự án đầu tư các loại báo cáo sau:
Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ: 6 tháng và cả năm;
Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự án;
Báo cáo đánh giá kết thúc (nếu có);
Thời gian báo cáo giám sát công ty FDI là khi nào?
Thời gian báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư quy định tại điểm a khoản 11 Điều 100 Nghị định 29/2021/NĐ-CP như sau:
Gửi báo cáo 6 tháng: Trước ngày 10/7 của năm báo cáo
Gửi báo cáo hàng năm: Trước ngày 10/02 năm sau
Gửi báo cáo còn lại: Trước khi trình điều chỉnh chương trình dự án
Mẫu báo cáo, giám sát đầu tư được quy định như thế nào?
Trường hợp dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công
Mẫu báo cáo giám sát, đánh giá dự án đầu tư công theo Khoản 2 Điều 4 Thông tư 05/2023/TT-BKHĐT. Cụ thể:
Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ theo mẫu số 03:
Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh chương trình, dự án theo mẫu số 05:
Báo cáo giám sát, đánh giá kết thúc chương trình, dự án theo mẫu số 07:
Báo cáo đánh giá chương trình, dự án đầu tư do mình tổ chức thực hiện theo mẫu số 09:
Báo cáo tổng hợp công tác giám sát, đánh giá hàng năm các chương trình, dự án đầu tư do mình quản lý theo mẫu số 10:
Trường hợp dự án sử dụng vốn khác
Mẫu báo cáo giám sát, đánh giá dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác, bao gồm:
Mẫu số 13: Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ trong giai đoạn thực hiện đầu tư (6 tháng, cả năm):
Mẫu số 15: Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự án đầu tư:
Mẫu số 16: Báo cáo đánh giá kết thúc:
Báo cáo giám sát đầu tư được nộp đến cơ quan nào?
Hiện có 2 cơ quan tiếp nhận Báo cáo Giám sát đầu tư là: Sở Kế hoạch và Đầu tư và Ban quản lý các khu công nghiệp. Cụ thể:
Sở Kế hoạch và Đầu tư: đối với dự án ngoài KCN, KCX, KCNC.
Ban quản lý các khu công nghiệp: đối với dự án trong KCN, KCX, KCNC.
Hướng dẫn thủ tục báo cáo giám sát định kỳ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư
Bước 1: Nộp trực tuyến
Đăng nhập và kê khai thông tin trên Cổng thông tin dịch vụ công của Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh
Đính kèm Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư (mẫu số 13, mẫu số 17) theo đúng kỳ báo cáo (6 tháng đầu năm, cả năm)
Hoàn tất/Lưu
Bước 2: Nộp trực tiếp
Nộp Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư (mẫu số 13, mẫu số 17) trực tiếp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Chuyên viên Phòng Kinh tế đối ngoại sẽ rà soát, đối chiếu nội dung kê khai trực tuyến và thông tin kê khai tại Biểu mẫu Báo cáo giám sát đánh giá đầu tư (Mẫu số 13, Mẫu số 17) theo Thông tư số 05/2023/TT-BKHĐT, trong trường hợp sau:
Trường hợp đủ thông tin, chuyên viên Phòng Kinh tế đối ngoại sẽ xuất biên nhận xác nhận Đã nộp Báo cáo
Trường hợp chưa đủ thông tin, đề nghị nhà đầu tư tiến hành kê khai và nộp lại.
Một số câu hỏi liên quan
Các quy định pháp luật điều chỉnh về báo cáo giám sát công ty FDI?
Luật Đầu tư năm 2020;
Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư;
Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
Thông tư 05/2023/TT-BKHĐT quy định về mẫu báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư; chế độ báo cáo trực tuyến và quản lý vận hành Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước.
Không thực hiện nghĩa vụ báo cáo giám sát thì bị xử phạt như thế nào?
Theo Điều 15 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng (mức phạt áp dụng đối với tổ chức) đối với một trong các hành vi sau:
Lập báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư không đúng thời hạn hoặc không đầy đủ nội dung theo quy định;
Không thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư định kỳ theo quy định.
Đồng thời phải chịu biện pháp khắc phục hậu quả Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc bổ sung các nội dung còn thiếu trong trường hợp báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư không đầy đủ nội dung
Buộc thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư định kỳ.
Trách nhiệm của chủ đầu tư trong giám sát và đánh giá chương trình, dự án đầu tư?
Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá chương trình, dự án;
Xây dựng khung giám sát, đánh giá dự án trước khi khởi công dự án;
Thiết lập hệ thống thông tin nội bộ, thu thập và lưu trữ đầy đủ thông tin, dữ liệu, hồ sơ, tài liệu, sổ sách, chứng từ của dự án, báo cáo của các nhà thầu;
Báo cáo kịp thời cơ quan quản lý cấp trên xử lý các vướng mắc, phát sinh vượt thẩm quyền;
Lập báo cáo giám sát và đánh giá dự án theo quy định;
Cập nhật đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin báo cáo vào Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư;
Trên đây là tư vấn của Luật Việt An về báo cáo giám sát công ty FDI. Qúy khách hàng có thắc mắc liên quan, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!