Quy trình Liên thông Trọng tài và Hòa giải

Hiện nay, kinh doanh thương mại ngày càng phát triển kéo theo đó là những tranh chấp về quyền lợi giữa các cá nhân, tổ chức. Vậy đâu là phương thức giải quyết  tranh chấp tối ưu và triệt để nhất. Trong bài viết dưới đây, Luật Việt An sẽ giải đáp thắc mắc của Quý khách hàng qua bài viết về Quy trình Liên thông Trọng tài và Hòa giải.

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010;
  • Nghị định số 22/2017/NĐ-CP về Hòa giải thương mại;
  • Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về Hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Trọng tài thương mại.

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là gì?

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là việc các bên tranh chấp tiến hành thỏa thuận rằng bên thứ ba trọng tài sẽ đứng ra để giải quyết vụ việc của họ và một trong các bên đưa vấn đề ra trọng tài để được Hội đồng trọng tài đưa ra phán quyết cuối cùng. Phán quyết này của Hội đồng trọng tài có giá trị bắt buộc, buộc các bên tranh chấp phải tuân thủ.

Hòa giải thương mại là gì?

Hòa giải thương mại là một phương thức giải quyết tranh chấp với sự giúp đỡ của một bên thứ ba trung lập. Các bên tranh chấp tự nguyện thỏa thuận giải quyết những mâu thuẫn, bất đồng hay xung đột về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh thương mại, phù hợp với quy định của pháp luật, truyền thống đạo đức xã hội.

Quy trình Liên thông Trọng tài – Hòa giải là gì?

Quy trình Liên thông Trọng tài – Hòa giải – Trọng tài (Arb – Med – Ard) là sản phẩm đặc thù được thiết kế nhằm hỗ trợ và khuyến khích các bên hòa giải và thực thi kết quả hòa giải, đồng thời mang đến cho các bên phương án dự phòng trong trường hợp không hòa giải thành. Tính đặc thù của Quy trình này được thể hiện ở cơ chế phối hợp giữa Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) và Trung tâm hòa giải (VMC) trong khi hai thủ tục tố tụng trọng tài và thủ tục hòa giải được tiến hành độc lập và song song.

Mục đích của quy trình Liên thông Trọng tài – Hòa giải

  • Thứ nhất, khuyến khích các bên tranh chấp giải quyết tranh chấp bằng hòa giải;
  • Thứ hai, đảm bảo kết quả hòa giải được thi hành ở Việt Nam và nước ngoài;
  • Thứ ba, trong trường hợp không hòa giải thành thì các bên ngay lập tức có thể tiếp tục tố tụng trọng tài với kết quả là một phán quyét trọng tài ràng buộc các bên.

Đối tượng của quy trình Liên thông Trọng tài – Hòa giải

  • Cá nhân, doanh nghiệp muốn sử dụng hòa giải nhưng vẫn cần đảm bảo thời hiện khởi kiện
  • Cá nhân, doanh nghiệp muốn sử dụng hòa giải và cần thi hành kết quả hòa giải tại nước ngoài.

Quy trình Liên thông Trọng tài – Hòa giải

Quy trinh Liên thông Trọng tài – Hòa giải như sau:

  • Tố tụng trọng tài bắt đầu trước, thủ tục hoà giải bắt đầu sau;
  • Sau khi bắt đầu, tố tụng trọng tài và thủ tục hoà giải được tiến hành song song và độc lập bởi Ban thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) và Ban thư ký Trung tâm hòa giải (VMC). Cụ thể: Tại thời điểm nguyên đơn nộp khởi kiện lên Hội đồng Trọng tài để bắt đầu quá trình tố tụng trọng tài và thành lập Hội đồng Trọng tài, nếu các bên có nhu cầu sử dụng quy trình Liên thông Trọng tài – Hòa giải thì Hội đồng Trọng tài sẽ thông qua Ban thư ký để ra thông báo tạm dừng một số bước tố tụng trọng tài để các bên có cơ hội cùng nhau đưa ra hòa giải.

Khi đó, Trung tâm Hòa giải (VMC) sẽ đại diện tiến hành giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải cho các bên tranh chấp, một số trường hợp có thể xảy ra trong quá trình giải quyết hòa giải bao gồm:

  • Trong trường hợp hòa giải thành, Ban Thư ký của Trung tâm Hòa giải (VMC) sẽ trực tiếp thông báo cho Ban Thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) để ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành. Kết quả hòa giải thành sẽ ghi nhận các nội dung thỏa thuận của hai bên và mang tính cưỡng chế các bên phải thực hiện.
  • Còn nếu rơi vào trường hợp hòa giải không thành, Ban Thư ký của Trung tâm Hòa giải sẽ thông báo cho Ban Thư ký của Trung tâm Quốc tế Việt Nam về kết quả hòa giải không thành và các quy trình tố tụng trọng tài để giải quyết tranh chấp sẽ tiếp tục được thực hiện.

Theo đó, quy trình Liên thông Trọng tài – Hòa giải đã tối ưu được những lợi ích cho các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp thương mại cũng như hạn chế được tối đa các vấn đề phát sinh khi giải quyết không thành. Đây cũng được xem là một quy trình liên thông giúp tiết kiệm chi phí và thời gian cho các bên tranh chấp.

Ưu điểm của quy trình Liên thông Trọng tài – Hòa giải

Quy trình Liên thông Trọng tài – Hòa giải có những ưu điểm như sau:

  • Thứ nhất, thủ tục hoà giải và tố tụng trọng tài để giải quyết tranh chấp thương mại được tiến hành song song và độc lập bởi hai Ban thư ký VIAC và VMC. Theo đó, quy trình hòa giải sẽ được diễn ra nhanh chóng hơn bởi trong quá trình hoà giải, việc tồn tại song song một thủ tục tố tụng trọng tài trong trạng thái “chờ sẵn” cũng như dưới sức ép của thời gian sẽ góp phần thúc đẩy các bên khẩn trương hơn trong việc hợp tác hết sức để đạt được thoả thuận. Thêm vào đó, hầu nhưu các bên có thể yên tâm rằng trong trường hợp xấu nhất là hoà giải không thành thì vẫn có phương án dự phòng là trọng tài mà không hết thời hiệu khởi kiện và không tốn thời gian chờ thủ tục ban đầu như nộp phí và thành lập Hội đồng Trọng tài.
  • Thứ hai, về mặt kết quả, Quy trình Liên thông đảm bảo rằng trong mọi trường hợp, dù là hoà giải thành (một phần hoặc toàn bộ) hay không, tranh chấp của các bên sẽ được giải quyết một cách triệt để. Khi hoàn tất Quy trình Liên thông, các bên sẽ có một văn bản về kết quả hoà giải thành hoặc một Quyết định công nhận hoà giải thành ghi nhận nội dung thoả thuận của các bên, hoặc một một Phán quyết trọng tài. Quyết định công nhận hoà giải thành có giá trị như một Phán quyết trọng tài và có thể được công nhận và thi hành tại nước ngoài theo Công ước New York về Công nhận và Thi hành Phán quyết trọng tài nước ngoài năm 1958.
  • Thứ ba, xét về khía cạnh chi phí, trong mọi trường hợp, các bên sẽ đều được hưởng một khoản hoàn phí nhất định, bao gồm phí hoà giải và/hoặc phí trọng tài. Đây có thể xem là ưu điểm lớn giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được phần chi phí đáng kể để giải quyết tranh chấp thương mại.
  • Thứ tư, xét về khía cạnh thời gian, thủ tục hoà giải và tố tụng trọng tài được tiến hành song song, một số bước cơ bản được thực hiện đồng thời, nên các bên sẽ tiết kiệm được một khoảng thời gian đáng kể so với việc thực hiện toàn bộ thủ tục hoà giải và tố tụng trọng tài riêng rẽ.

Ưu đãi về phí khi áp dụng Quy trình Liên thông Trọng tài – Hòa giải

Khi kết thúc Quy trình Liên thông, các bên tranh chấp sẽ được hoàn phí hoà giải và/hoặc phí trọng tài, tuỳ vào kết quả đạt được, cụ thể như sau:

Trường hợp Hòa giải thành tại Trung tâm hòa giả Công nhận kết quả hòa giải thành tại Trung tâm Quốc tế Việt Nam Hoàn phí hòa giải (không bao gồm phí đăng ký hòa giải) Hoàn phí trọng tài
(i) 15% 30%
(ii) 15% Theo biểu phí Trọng tài VIAC
(iii)     30%

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về Quy trình Liên thông Trọng tài và Hòa giải, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

    Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO