Quá trình nghị án trọng tài

Trọng tài thương mại là hình thức được ưa chuộng trong giới kinh doanh khi đêm lại nhiều tiện lợi cho các doanh nghiệp. Quá trình nghị án trọng tài là giai đoạn quan trọng sau khi thủ tục tố tụng trọng tài kết thúc, đánh dấu việc Hội đồng Trọng tài xem xét, thảo luận và đưa ra quyết định cuối cùng cho vụ tranh chấp. Bài viết dưới đây của Luật Việt An sẽ giúp giải đáp thắc mắc của Quý khách hàng liên quan tới chủ đề trên.

Phán quyết

Cơ sở pháp lý

  • Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015;
  • Luật Trọng tài thương mại 2010;
  • Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam.

Nghị án trọng tài là gì?

Thuật ngữ “nghị án” trong tố tụng có thể hiểu là quá trình mà Hội thẩm và Thẩm phán thảo luận trong phòng nghị án để giải quyết những vấn đề liên quan đến vụ án dựa trên những chứng cứ, tài liệu đã được thẩm tra tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện chứng cứ của vụ án, ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác.

Hiện nay, chưa có định nghĩa cụ thể nào về quá trình nghị án trọng tài, tuy nhiên từ định nghĩa trên về nghị án thì có thể hiểu quá trình nghị án chính là quá trình xem xét, thảo luận, đánh giá và từ đó các thành viên trong Hội đồng trọng tài đưa ra phán quyết cuối cùng nhằm giải quyết tranh chấp.

Ngoài ra giải quyết tranh chấp trọng tài thương mại là một phương thức giải quyết tranh chấp tư được mở ra theo sự thỏa thuận của các bên nhằm giải quyết tranh chấp đang tồn tại hoặc có thể sẽ phát sinh bởi một Hội đồng trọng tài gồm một hoặc nhiều trọng tài viên. Chính vì vậy quá trình nghị án cũng không có quy định rõ ràng vì phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như số lượng trọng tài viên, văn hóa, vấn đề tranh luận, luật áp dụng…

Quá trình nghị án trọng tài

Từ khái niệm đã phân tích ở trên, trong quá trình nghị án, thì các thành viên trong Hội đồng trọng tài sẽ phải xem xét toàn bộ quá trình tranh chấp giữa các bên dựa trên những chứng cứ, tài liệu được cung cấp, trình bày của các bên tại phiên hòa giải, phiên họp giải quyết tranh chấp…Thông thường một quá trình nghị án trọng tài sẽ trải qua những bước như sau:

Thu thập thông tin và đánh giá lập luận của các bên:

  • Trong quá trình nghị án, để có thể có những phân tích và nhận xét hợp lý thì thành viên của Hội đồng trọng tài sẽ phải đánh giá dựa trên các thông tin, tài liệu thu thập được (đơn khởi kiện, đơn phản hồi, chứng cứ, ý kiến của các bên…)
  • Muốn đưa ra được những phán quyết chính xác và công bằng, Hội đồng trọng tài còn cần phải đánh giá tính hợp lệ và thuyết phục của các lập luận mà các bên đưa ra dựa trên luật pháp và sự thật.
  • Trên thực tế, rất nhiều vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài sẽ thường lựa chọn giải quyết bằng phương thức Trọng tại thương mại và luật áp dụng đối với các trường hợp này cũng sẽ khác so với cách áp dụng của Tòa án.
  • Theo pháp luật Việt Nam thì căn cứ quy định tại Điều 14 Luật Trọng tài thương mại 2010, đối với tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết tranh chấp.
  • Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài sẽ xem xét áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn; nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng trọng tài quyết định áp dụng pháp luật mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất.

Lưu ý: Trường hợp pháp luật Việt Nam, pháp luật do các bên lựa chọn không có quy định cụ thể liên quan đến nội dung tranh chấp thì Hội đồng trọng tài được áp dụng tập quán quốc tế để giải quyết tranh chấp nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Phân tích và thảo luận

Căn cứ quy định tại Điều 39 Luật Trọng tài thương mại 2010, Thành phần Hội đồng trọng tài có thể bao gồm một hoặc nhiều Trọng tài viên theo sự thỏa thuận của các bên. Trường hợp các bên không có thoả thuận về số lượng Trọng tài viên thì Hội đồng trọng tài bao gồm ba Trọng tài viên.

Như vậy Hội đồng trọng tài thường sẽ có nhiều Trọng tài viên tham gia và họ sẽ cùng nhau xem xét giải quyết vấn đề. Các thành viên sẽ tiến hành trao đổi quan điểm của mình với các thành viên còn lại trước khi họ đi đến bước bỏ phiếu phương án giải quyết.

Biểu quyết

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 60 Luật Trọng tài thương mại 2010, Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc đa số. Thông thường các thành viên trong Hội đồng trọng tài sẽ thực hiện biểu quyết bằng cách bỏ phiếu.

Các thành viên trong Hội đồng trọng tài sau khi đã thảo luận, phân tích với nhau thì sẽ đi đến bước bỏ phiếu cho phương án giải quyết và từ đó đưa quyết định chung của Hội đồng trọng tài.

Soạn thảo và công bố phán quyết

Soạn thảo Phán quyết trọng tài cũng là một khâu vô cùng quan trọng trong quá trình nghị án. Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 61 Luật Trọng tài thương mại 2010, Phán quyết trọng tài phải được lập thành văn bản và có những nội dung chủ yếu như sau:

  • Ngày, tháng, năm và địa điểm ra phán quyết;
  • Tên, địa chỉ của nguyên đơn và bị đơn;
  • Họ, tên, địa chỉ của Trọng tài viên;
  • Tóm tắt đơn khởi kiện và các vấn đề tranh chấp;
  • Căn cứ để ra phán quyết, trừ khi các bên có thoả thuận không cần nêu căn cứ trong phán quyết;
  • Kết quả giải quyết tranh chấp;
  • Thời hạn thi hành phán quyết;
  • Phân bổ chi phí trọng tài và các chi phí khác có liên quan;
  • Chữ ký của Trọng tài viên.

Nguyên tắc đưa ra phán quyết trọng tài

Căn cứ quy định tại Điều 60 Luật Trọng tài Thương mại 2020 thì nguyên tắc đưa ra phán quyết trọng tài sẽ dựa trên nguyên tắc đa số. Trường hợp biểu quyết không đạt được đa số thì phán quyết trọng tài được lập theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trọng tài.

Thực tế tại Việt Nam, Quy tắc tố tụng trọng tài  của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) hay Trung tâm Trọng tài Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh thì đều có quy định về nguyên tắc đưa ra phán quyết trọng tài dựa trên quy định của pháp luật Việt Nam. Căn cứ quy định tại Điều 31 Quy tắc Tố tụng trọng tài của VIAC, nguyên tắc lập Phán quyết trọng tài và các Quyết định của Hội đồng Trọng tài cụ thể như sau:

“Trong trường hợp Hội đồng Trọng tài gồm ba Trọng tài viên, Phán quyết trọng tài và các Quyết định của Hội đồng Trọng tài được lập theo nguyên tắc đa số. Nếu không đạt được đa số, Phán quyết trọng tài và các Quyết định của Hội đồng Trọng tài được quyết định bởi Chủ tịch Hội đồng Trọng tài.”

Dịch vụ tư vấn pháp luật của Luật Việt An

  • Tư vấn pháp luật về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại;
  • Tiến hành tư vấn lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp;
  • Soạn thảo văn bản, hồ sơ, tài liệu để có căn cứ giải quyết tại Trung tâm Trọng tài;
  • Đại diện theo ủy quyền, tiến hành các thủ tục pháp lý tại Trung tâm Trọng tài;
  • Giải đáp các vấn đề về thi hành phán quyết trọng tài.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật doanh nghiệp, giải quyết tranh chấp thông qua phương thức trọng tài thương mại xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được các luật sư có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao hỗ trợ nhanh nhất, hiệu quả nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

    Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO