Quyết định công nhận hoà giải thành tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai là một trong những tranh chấp phổ biến hiện nay. Ban hành quyết định công nhận hoà giải thành tranh chấp đất đai là một trong những căn cứ giải quyết tranh chấp được ghi nhận trong trong Bộ luật Tố tụng dân sự và Luật Đối thoại tại toà án. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều khách hàng gặp khó khăn khi không xác định được chức năng, tính chất của loại quyết định này. Để giải đáp thắc mắc của quý khách hàng, Công ty Luật Việt An xin đưa ra bài viết quyết định công nhận hoà giải tranh chấp đất đai sau đây.

Tranh chấp đất đai

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
  • Luật Đất đai năm 2013.
  • Luật Hoà giải ở cơ sở năm 2013;
  • Luật Hoà giải đối thoại tại Toà án năm 2020;

Hoà giải là gì?

Hòa giải được hiểu là giải quyết các tranh chấp bằng việc các bên dàn xếp, thương lượng với nhau có sự tham gia của bên thứ ba (không phải là bên tranh chấp). Theo đó, các cơ quan, tổ chức, cá nhân với tư cách là người thứ ba (người hòa giải) hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên có tranh chấp tự nguyện thỏa thuận giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp dân sự một cách ổn thỏa.

Hoà giải là phương thức giải quyết tranh chấp dân sự được sử dụng thường xuyên và phổ biến, và là một trong những hình thức giải quyết tranh chấp đất đai. Hoà giải bao gồm:

  • Hoà giải tại Toà án: được thực hiện theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và Luật Hoà giải đối thoại tại Toà án năm 2020. Việc hoà giải được thực hiện bởi Hoà giải viên trước khi Toà án thụ lý vụ việc dân sự, hỗ trợ các bên thoả thuận giải quyết vụ việc dân sự.
  • Hoà giải ngoài Toà án: Luật Đất đai có quy định ba hình thức hòa giải ngoài tòa án gồm tự hòa giải, hòa giải tại cơ sở và hòa giải tại UBND xã. Hòa giải tại cơ sở được thực hiện theo trình tự, thủ tục và quy định tại Luật Hoà giải ở cơ sở năm 2013. Hòa giải tại UBND xã được thực hiện sau khi các hình thức hòa giải còn lại không đạt được kết quả, và là một trong các điều kiện để khởi kiện tại tòa án (bước kế tiếp nếu việc hòa giải không thành) đối với các tranh chấp đất đai.

Ưu điểm của hòa giải gồm:

  • Hòa giải thành sẽ chấm dứt mâu thuẫn, xung đột hoặc xích mích, tranh chấp một cách ổn thỏa nhất;
  • Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp tiết kiệm nhất;
  • Hòa giải đảm bảo được bí mật, ít ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cá nhân, pháp nhân;
  • Hòa giải góp phần tăng cường khối đoàn kết trong nhân dân, góp phần giữ gìn an ninh trật tự.

Tranh chấp đất đai là gì?

Đất đai là một vùng đất có ranh giới, vị trí, diện tích cụ thể và có các thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi nhưng có tính chu kỳ, có thể dự đoán được, có ảnh hưởng tới việc sử dụng đất trong hiện tại và tương lai của các yếu tố tự nhiên, kinh tế – xã hội như: thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa chất, thuỷ văn, thực vật, động vật cư trú và hoạt động sản xuất của con người.

Theo quy định của pháp luật, tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

Quyết định công nhận hoà giải thành

Hòa giải thành là thông qua hòa giải, các bên tham gia hòa giải tự nguyện thỏa thuận về việc giải quyết toàn bộ hoặc một phần vụ việc dân sự mà phần này không liên quan đến những phần khác của vụ việc dân sự đó. Biên bản hòa giải thành không có tính ràng buộc các bên phải thi hành trừ khi được công nhận bởi Tòa án theo yêu cầu của các bên.

Sau khi ghi nhận kết quả hòa giải, biên bản hoà giải thành sẽ được chuyển cùng tài liệu kèm theo cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp đất đai để ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành trong trường hợp các bên có yêu cầu. Việc thi hành nội dung hòa giải được cưỡng chế bởi quyền lực nhà nước theo quy định của luật thi hành án dân sự.

Như vậy quyết định công nhận hoà giải thành tranh chấp đất đai được hiểu là quyết định được ban hành bởi Toà án có thẩm quyền, nhằm công nhận nội dung hòa giải thành ngoài tòa án giữa các bên về việc giải quyết tranh chấp đất đai. Quyết định này được ban hành dựa trên nguyên tắc tôn trọng sự định đoạt của các đương sự.

Điều kiện để công nhận kết quả hoà giải thành

Để được công nhận kết quả hoà giải thành, phải đáp ứng các điều kiện sau:

Hoà giải tại Toà án

  • Các bên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  • Các bên là người có quyền, nghĩa vụ đối với nội dung thỏa thuận, thống nhất;
  • Nội dung thỏa thuận, thống nhất của các bên là hoàn toàn tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;
  • Trường hợp nội dung thỏa thuận hòa giải, thống nhất đối thoại của các bên liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người khác nhưng người đó không có mặt tại phiên hòa giải, đối thoại thì thỏa thuận, thống nhất chỉ được công nhận khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của họ;
  • Trường hợp các bên thỏa thuận, thống nhất được một phần tranh chấp dân sự, một phần khiếu kiện hành chính thì chỉ được công nhận khi nội dung thỏa thuận, thống nhất không liên quan đến các phần khác của tranh chấp đó.

Hoà giải ngoài Toà án

  • Các bên tham gia thỏa thuận hòa giải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
  • Các bên tham gia thỏa thuận hòa giải là người có quyền, nghĩa vụ đối với nội dung thỏa thuận hòa giải.
  • Trường hợp nội dung thỏa thuận hòa giải thành liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người thứ ba thì phải được người thứ ba đồng ý. Một hoặc cả hai bên có đơn yêu cầu Tòa án công nhận.
  • Nội dung thỏa thuận hòa giải thành của các bên là hoàn toàn tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba.

Hiệu lực của quyết định công nhận kết quả hoà giải thành

Quyết định công nhận kết quả hoà giải thành có hiệu lực pháp luật, không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án được thi hành theo pháp luật về thi hành án dân sự.

Thủ tục ra quyết định công nhận kết quả hoà giải thành

Thủ tục công nhận kết quả hoà giải thành ngoài toà án

Thủ tục nhận và xử lý đơn yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án được thực hiện theo quy định tại các điều 363, 364 và 365 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, theo đó:

  • Bước 1: Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 15 ngày, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu; hết thời hạn này, Tòa án phải ra quyết định mở phiên họp xét đơn yêu cầu. Thời hạn mở phiên họp xét đơn yêu cầu là 10 ngày, kể từ ngày Tòa án ra quyết định mở phiên họp.
  • Bước 2: Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, Thẩm phán được phân công xét đơn có quyền sau đây:
  • Yêu cầu bên tham gia hòa giải, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có ý kiến về yêu cầu của người có đơn đề nghị Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành; làm rõ nội dung yêu cầu hoặc bổ sung tài liệu, nếu xét thấy cần thiết;
  • Yêu cầu cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền tiến hành hòa giải cung cấp cho Tòa án tài liệu làm cơ sở cho việc xét đơn yêu cầu của đương sự, nếu xét thấy cần thiết;
  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân được Tòa án yêu cầu có trách nhiệm trả lời Tòa án trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án.
  • Bước 3: Những người tham gia phiên họp xét đơn yêu cầu, thủ tục tiến hành phiên họp xét đơn yêu cầu được thực hiện theo quy định tại Điều 367 và Điều 369 của Bộ luật Tố tụng dân sự.
  • Bước 4: Thẩm phán ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 417. Quyết định của Tòa án phải có các nội dung quy định tại Điều 37.

Thủ tục công nhận kết quả hoà giải thành tại toà án

Theo quy đinh của pháp luật, thủ tục ra quyết định công nhận kết quả hoà giải thành tại toà án được tiến hành theo các bước sau:

  • Bước 1: Sau khi lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, hòa giải viên chuyển biên bản cùng tài liệu kèm theo cho Tòa án có thẩm quyền để ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành trong trường hợp các bên có yêu cầu.
  • Bước 2: Thời hạn chuẩn bị ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành là 15 ngày kể từ ngày Tòa án nhận được biên bản và tài liệu kèm theo. Trong thời hạn này, Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công xem xét ra quyết định có các quyền sau đây:
  • Yêu cầu một hoặc các bên trình bày ý kiến về kết quả hòa giải thành, đối thoại thành đã được ghi tại biên bản;
  • Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền cung cấp cho Tòa án tài liệu làm cơ sở cho việc ra quyết định, nếu xét thấy cần thiết. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được Tòa án yêu cầu có trách nhiệm trả lời Tòa án trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án.
  • Bước 3: Hết thời hạn quy định nêu trên, thẩm phán phải ra một trong các quyết định sau đây:
  • Trường hợp có đủ điều kiện quy định tại Điều 33 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 thì Thẩm phán ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành;
  • Trường hợp không có đủ điều kiện quy định tại Điều 33 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 thì Thẩm phán ra quyết định không công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành và nêu rõ lý do. Thẩm phán chuyển quyết định, biên bản và tài liệu kèm theo cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật về tố tụng.

Quyết định công nhận hoà giải thành tranh chấp đất đai là căn cứ quan trọng trong giải quyết tranh chấp đất đai. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về giải quyết tranh chấp đất đai, xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Dịch vụ tư vấn pháp luật đất đai

    Dịch vụ tư vấn pháp luật đất đai

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title