Bình Phước là tỉnh có diện tích lớn nhất Nam Bộ. Trên thực tế, Bình Phước là một trong những địa phương có số lượng tranh chấp đất đai phát sinh tương đối lớn. Hơn nữa, tranh chấp đất đai là loại tranh chấp khá phức tạp, việc giải quyết tranh chấp giữa luôn gặp nhiều khó khăn. Qua bài viết sau đây, Luật Việt An xin chia sẻ một số nội dung pháp lý quan trọng xoay quanh chủ để giải quyết tranh chấp đất đai tại Bình Phước.
Một số dạng tranh chấp đất đai phổ biến tại Bình Phước
Tranh chấp về ranh giới thửa đất
Tranh chấp về ranh giới thửa đất là loại tranh chấp mà các bên có sự mâu thuẫn, xung đột trong việc xác định ranh giới giữa những thửa đất liền kề. Nguyên nhân phát sinh tranh chấp có thể là do một trong các bên tự ý thay đổi ranh giới thửa đất, lấn, chiếm đất. Hoặc, nguyên nhân cũng có thể xuất phát từ sự sai sót trong quá trình cấp đất, xác định ranh giới thửa đất từ phía cơ quan có thẩm quyền dẫn đến các thửa đất được cấp chồng chéo nhau.
Ngoài ra, một số trường hợp tranh chấp về quyền sử dụng ngõ đi chung, kênh, mương, hào, rãnh, … (đóng vai trò là ranh giới giữa những thửa đất liền kề) cũng được coi là tranh chấp về ranh giới thửa đất.
Nhìn chung, tranh chấp về ranh giới thửa đất là loại tranh chấp thường thấy thường ngày nhưng đa phần đều không quá phức tạp, việc giải quyết tranh chấp cũng không gặp nhiều khó khăn. Đa phần đều có thể giải quyết thông qua thủ tục hòa giải cơ sở.
Tranh chấp đòi lại đất
Có thể nói, tranh chấp đòi lại đất là loại tranh chấp đất đai phức tạp và nan giải nhất. Trên thực tế, có những vụ án tranh chấp đòi lại đất đã kéo dài vài năm, thậm chí là trên dưới mười năm mà chưa thể giải quyết triệt để.
Bởi lẽ, tranh chấp đòi lại đất thường là những tranh chấp phát sinh từ những sự kiện đã xảy ra từ những thời kỳ trước, thường là xuất phát từ việc cho người khác mượn đất ở, canh tác, quản lý, … trong thời gian dài. Thậm chí, có những trường hợp người mượn đất đã được cấp sổ đỏ qua nhiều thời kỳ khác nhau.
Tranh chấp liên quan đến các giao dịch về đất đai
Tranh chấp liên quan đến các giao dịch về đất đai không được coi là tranh chấp đất đai nhưng có liên hệ mật thiết với tranh chấp đất đai. Khác với tranh chấp đất đai, nguyên nhân phát sinh loại tranh chấp này là những thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng (hoặc văn bản có giá trị tương tương). Ví dụ như: tranh chấp về nghĩa vụ bàn giao nhà, đất/ nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; tranh chấp về việc phân chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất; …
Giải quyết tranh chấp đất đai tại Bình Phước
Việc giải quyết tranh chấp đất đai nói chung và giải quyết tranh chấp đất đai tại Bình Phước nói riêng, về cơ bản, đều được thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:
Thương lượng
Thỏa thuận là thủ tục không bắt buộc trong giải quyết tranh chấp đất đai. Tuy nhiên, đối với hầu hết tất cả các tranh chấp phát sinh trên thực tế, các bên đều ưu tiên việc thương lương, đàm phán trước tiên và có nhiều trường hợp được áp dụng xuyên suốt quá trình giải quyết tranh chấp. Bởi lẽ, việc thương lương, đàm phán cho phép các bên chủ động về thời gian, địa điểm thực hiện cũng như đảm bảo tính bảo mật thông tin.
Ngoài ra, việc thương lượng cũng rất dễ dàng thực hiện, hầu như không bị ràng buộc bởi bất cứ thủ tục pháp lý nào.
Hòa giải
Khác với những loại tranh chấp khác, hòa giải là thủ tục các bên buộc phải thực hiện trước khi yêu cầu Tòa án hoặc Ủy ban nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.
Theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013, một trong các bên cần gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã để yêu cầu hòa giải. Sau khi tiếp nhận, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ tổ chức việc hòa giải theo quy định pháp luật.
Trong trường hợp hòa giải thành, biên bản hòa giải thành sẽ được coi là căn cứ để các bên đăng ký đất đai theo quy định nếu có sự thay đổi về ranh giới, người sử dụng đất.
Ngược lại, nếu hòa giải không thành, các bên có thể yêu cầu Tòa án hoặc Ủy ban nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo quy định
Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Theo quy định tại Điều 203 Luật Đất đai 2013, thẩm quyền giải quyết tranh chấp thuộc về Tòa án, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện, tùy theo từng trường hợp cụ thể.
Xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Ủy ban nhân dân cấp huyện
Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có giấy tờ về quyền sử dụng đất được liệt kê tại Điều 100 Luật Đất đai 2013. Đồng thời, các bên trong tranh chấp là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Tương tự như Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có giấy tờ về quyền sử dụng đất được liệt kê tại Điều 100 Luật Đất đai 2013. Tuy nhiên, có ít nhất một bên trong tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Tòa án
Theo Điều 203 Luật Đất đai 2013 và Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết tất cả các tranh chấp đất đai. Cụ thể như sau:
Thẩm quyền của Tòa án các cấp: Căn cứ Điều 35 và Điều 37 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), Tòa án cấp huyện có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp mua bán tài sản. Tuy nhiên, những tranh chấp sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp tỉnh:
Vụ án tranh chấp có yếu tố nước ngoài
Vụ án tranh chấp do Tòa án cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án cấp huyện
Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ: Theo Điều 39 Luật này, Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
Đối với tranh chấp đất đai tại Bình Phước, bạn có thể tham khảo gửi đơn khởi kiện/ yêu cầu giải quyết tranh chấp đến những Tòa án/ Ủy ban nhân dân dưới đây đây, tùy theo vị trí của bất động sản:
Tòa án/ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước
Tòa án/ Ủy ban nhân dân cấp huyện: Tòa án/ Ủy ban nhân dân thành phố Đồng Xoài, Tòa án/ Ủy ban nhân dân thị xã Phước Long, Tòa án/ Ủy ban nhân dân huyện Lộc Ninh, …
Tài liệu khách hàng cần cung cấp khi giải quyết tranh chấp đất đai
Trong trường hợp Quý khách hàng có yêu cầu Luật Việt An hỗ trợ giải quyết tranh chấp đất đai, để đảm bảo quyền lợi của mình cũng như để Luật sư, Chuyên viên tiếp cận tất cả các khía cạnh của vụ việc, Quý khách hàng cần cung cấp những tài liệu, chứng cứ như sau:
Giấy tờ về quyền sử dụng đất. Ví dụ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hồ sơ địa chính, sổ mục kê, …
Nội dung trao đổi, thỏa thuận giữa các bên. Ví dụ: văn bản thỏa thuận về việc đổi đất, cho mượn đất; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;…
Các tài liệu khác liên quan đến tranh chấp;
Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai (nếu có).
Thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp về đất đai là bao lâu?
Trong đó:
Tranh chấp phát sinh từ giao dịch dân sự mà đối tượng của hợp đồng là đất đai (hợp đồng chuyển nhượng đất, hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, …): Thời hiệu khởi kiện được tính kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Tranh chấp thừa kế mà di sản là đất đai: Thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản được tính kể từ thời điểm mở thừa kế.
Đất đang tranh chấp có được cấp sổ đỏ không?
Theo nội dung quy định tại khoản 11, Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, khi nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai về việc đã tiếp nhận đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai, tài sản gắn liền với đất, cơ quan có thẩm quyền đăng ký, cấp Giấy chứng nhận sẽ từ chối hồ sơ đề nghị đăng ký, cấp Giấy chứng nhận.
Ngoài ra, tại Điều 19 Nghị định 43/2023/NĐ-CP không quy định trực tiếp trường hợp đất đang tranh chấp không được cấp sổ đỏ.
Từ những quy định trên có thể xác định, đất đang có tranh chấp nhưng các bên vẫn chưa đưa ra cơ quan có thẩm quyền giải quyết hoặc tranh chấp chưa được thụ lý giải quyết thì vẫn có thể được cấp sổ nếu đáp ứng các điều kiện cấp sổ đỏ theo quy định của pháp luật đất đai.
Thời gian giải quyết tranh chấp đất đai là bao lâu?
Theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành, về cơ bản, thời gian để Tòa án giải quyết vụ án tranh chấp đất đai tính từ thời điểm thụ lý vụ án đến khi mở phiên tòa sơ thẩm tối đa là 08 tháng, chưa kể thời gian các đương sự hoãn hoặc vụ án bị tạm đình chỉ hoặc đình chỉ.
Tuy nhiên, đây chỉ là thời hạn xét xử sơ thẩm theo quy định của pháp luật, trên thực tế thời gian Tòa án giải quyết tranh chấp đất đai có thể kéo dài vài năm, tậm chí là trên dưới 10 năm.
Quý khách có nhu cầu tư vấn giải quyết tranh đất đai tại Bình Phước, vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được hỗ trợ hiệu quả nhất!