Tại sao phải gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Gia hạn nhãn hiệu là thủ tục hành chính nhằm mục đích kéo dài thêm thời hạn bảo hộ nhãn hiệu khi văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hết hạn sau thời hạn 10 năm luật định. Tuy vậy nhiều chủ sở hữu còn chưa quan tâm đến việc gia hạn đúng hạn dẫn đến bị mất quyền đối với nhãn hiệu hợp pháp của mình. Vậy tại sao phải gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu? Bài viết dưới đây, Luật Việt An sẽ cung cấp thông tin về vấn đề này theo quy định pháp luật.

Thế nào là giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu?

Căn cứ khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về khái niệm nhãn hiệu như sau: Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Theo đó, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hay còn gọi là văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là kết quả cuối cùng của thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, là văn bản pháp lý cao nhất nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu.

Tại sao phải gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu?

Theo khoản 6 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, thời hạn bảo hộ nhãn hiệu là 10 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần, mỗi lần 10 năm. Vì vậy, cứ sau mỗi 10 năm, để tiếp tục được sử dụng và sở hữu nhãn hiệu, Chủ sở hữu nhãn hiệu cần thực hiện thủ tục gia hạn nhãn hiệu. Việc gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là cần thiết bởi

  • Thực hiện đầy đủ quyền đối với nhãn hiệu mình sở hữu: Khi gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, chủ sở hữu có thể tiếp tục sử dụng nhãn hiệu cho nhóm sản phẩm/dịch vụ mà mình đăng ký trước đó. Hoặc, cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu của mình thông qua hợp đồng cho phép sử dụng nhãn hiệu.
  • Tránh các rủi ro pháp lý: Tổ chức, cá nhân xây dựng nhãn hiệu nếu không thực hiện việc đăng ký bảo hộ sẽ có thể dẫn đến những rủi ro pháp lý như việc nhãn hiệu này đã bị trùng hoặc cá nhân, tổ chức khác lợi dụng nhãn hiệu để thu lợi bất chính.

Trường hợp chủ sở hữu nhãn hiệu không sử dụng nhãn hiệu trong thời gian dài hoặc không kịp thời gia hạn trược ngày hết hạn thì:

  • Nhãn hiệu sẽ bị chấm dứt hiệu lực theo điểm a khoản 1 Điều 95 Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Đồng thời trong trường hợp này bất cứ ai sử dụng nhãn hiệu sẽ không bị coi là xâm phạm, chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ không có cơ sở pháp lý để xử lý hoặc ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu của mình.
  • Nhãn hiệu không được còn bảo hộ: khi chủ sở hữu khác nộp đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu trùng lặp/ tương tự với nhãn hiệu đã hết hạn trước đó và được cấp văn bằng bảo hộ thì chủ thể đó có quyền ngăn cấm không cho chủ sở hữu ban đầu sử dụng nhãn hiệu.

Chính vì vậy, việc gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là vô cùng cần thiết.

Thời điểm cần gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là khi nào?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 31 Nghị định 65/2023/NĐ-CP:

“Trong thời hạn 06 tháng tính đến ngày văn bằng hết hiệu lực, chủ sở hữu phải nộp đơn yêu cầu gia hạn, phí thẩm định, phí sử dụng văn bằng bảo hộ, lệ phí gia hạn và phí công bố quyết định gia hạn văn bằng đến Cục Sở hữu trí tuệ để thực hiện gia hạn hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.”

Đơn yêu cầu gia hạn bảo hộ nhãn hiệu có thể nộp trễ hơn so với thời gian quy định, tuy nhiên không được quá 06 tính từ ngày văn bằng hết hiệu lực. Đồng thời khi nộp muộn, chủ sở hữu phải nộp thêm 10% lệ phí gia hạn cho mỗi tháng nộp muộn.

Ví dụ:

  • Nhãn hiệu hết hạn vào ngày 1.1.2025, chủ sở hữu sẽ tiến hành gia hạn nhãn hiệu từ 1.6.2024 đến 31.12.2024 là đúng thời hạn quy định.
  • Nhãn hiệu hết hạn vào ngày 1.1.2025, nếu chủ sở hữu sẽ tiến hành gia hạn nhãn hiệu từ 2.1.2025 đến 30.06.2025 bị coi là nộp muộn nhưng trong thời hạn cho phép. Trường hợp này chủ sở hữu sẽ phải trả thêm chi phí gia hạn muộn là 10%/tổng phí/01 tháng gia hạn muộn (tối đa 6 tháng).

Đối tượng được phép gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Căn cứ khoản 2 Điều 94 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, quy định về gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ như sau:

“Để gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí gia hạn hiệu lực.”

Như vậy, người có quyền gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ là chủ văn bằng bảo hộ.

Trường hợp nhãn hiệu được sở hữu bởi hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng sở hữu thì người đi gia hạn sẽ là người đại diện được tất cả đồng chủ sở hữu tán thành và nhân danh họ đi gia hạn.

Thủ tục gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Bước 1: Nộp hồ sơ yêu cầu gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Chủ sở hữu chuẩn bị và tiến hành nộp hồ sơ gia hạn theo khoản 2 Điều 31 Nghị định 65/2023/NĐ-CP giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đến Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 2: Tiếp nhận và xem xét hồ sơ

Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu gia hạn, Cục Sở hữu trí tuệ xem xét hồ sơ yêu cầu gia hạn.

Bước 3: Ra quyết định và đăng bạ công bố quyết định gia hạn

Thời hạn 60 ngày kể từ ngày ra quyết định.

Lưu ý khi gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Lưu ý khi gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

  • Nếu chủ sở hữu nhãn hiệu không liên tục sử dụng nhãn hiệu trong vòng 05 năm kể từ ngày cấp văn bằng bảo hộ, văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có thể bị hủy bởi một bên thứ ba.
  • Sau khi văn bằng bảo hộ của nhãn hiệu hết hiệu lực, trong vòng 03 năm, chủ sở hữu vẫn có quyền ưu tiên đăng ký lại nhãn hiệu đó.
  • Trường hợp hồ sơ gia hạn nhãn hiệu bị từ chối, Cục Sở hữu trí tuệ ấn định thời hạn 02 tháng để chủ đơn sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản hồi. Nếu chủ đơn không sửa chữa, không có ý kiến, hoặc sửa chữa không đạt yêu cầu, ý kiến không xác đáng, thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối gia hạn.

Thẩm quyền gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Căn cứ khoản 4 Điều 31 Nghị định 65/2023/NĐ-CP, quy định về gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu như sau:

“Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu gia hạn, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp xem xét hồ sơ và thực hiện … ra quyết định gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào văn bằng bảo hộ (nếu có yêu cầu), đăng bạ và công bố quyết định gia hạn hiệu lực … Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu trên Công báo Sở hữu công nghiệp…”

Theo quy định trên, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp hiện nay là Cục Sở hữu trí tuệ, do vậy thẩm quyền gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là Cục Sở hữu trí tuệ.

Lệ phí gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Lệ phí gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Căn cứ Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 263/2016/TT-BTC thì lệ phí gia hạn nhãn hiệu cho 01 nhóm sản phẩm/dịch vụ sẽ gồm những khoản chi phí sau:

Như vậy, tổng lệ phí gia hạn nhãn hiệu tối thiểu sẽ vào khoảng 1.100.000 VND/01 nhãn hiệu/01 nhóm.

Trên đây là toàn bộ thông tin quy định về Tại sao phải gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Quý khách hàng có thắc mắc liên quan hoặc có nhu cầu hỗ trợ pháp lý về đăng ký nhãn hiệu vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    100 câu hỏi liên quan đến đăng ký nhãn hiệu năm 2023, 2024

    100 câu hỏi liên quan đến đăng ký nhãn hiệu năm 2023, 2024

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title