Thành lập doanh nghiệp SXKD giày dép có vốn trong nước hoặc nước ngoài

Ngành sản xuất và xuất khẩu giày dép của Việt Nam ngày cầng phát triển mạnh mẽ, cung ứng một sản lượng giày dép lớn trong và ngoài nước. Sản phẩm giày dép của Việt Nam có mặt trên khắp thị trường trên thế giới và có mặt tại những thị trường có yêu cầu cao về chất lượng như các nước Châu Âu, Mỹ, Canada, Úc và các nước Đông Nam Á như Sigapore, Malaysia, Hàn Quốc. Chính vì vậy công ty luật Việt An nhận được nhiều yêu cầu từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước thành lập doanh nghiệp sản xuất giày dép ngày càng nhiều.

Thành lập doanh nghiệp sản xuất giày dép

Các ngành nghề giày dép mà khách hàng hay lựa chọn:

  • Sản xuất giày dép.
  • Kinh doanh xuất nhập khẩu giày dép.
  • Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất giày dép.
  • Cung cấp các vật liệu phụ trợ cho sản xuất giày dép.
  • Thực hiện phân phối bán buôn, bán lẻ trong và ngoài nước.
  • Gia công giày dép tại Việt Nam.
  • Sản xuất bao bì.
  • Đóng gói sản phẩm.

Mã ngành nghề sản xuất giày dép:

Theo QĐ số 27  – Mã ngành nghề sản xuất, buôn bán giày dép như sau:

  • 15200 – Sản xuất giày, dép.
  • 46414 – Bán buôn giày dép.
  • 46696 – Bán buôn phụ liệu may mặc và giày dép.
  • 47712 – Bán lẻ giày dép trong các cửa hàng chuyên doanh.
  • 82990 – Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu (Hoạt động xuất nhập khẩu giày dép)

Các loại hình công ty mà doanh nghiệp giày dép hay thành lập:

Các lưu ý khi thành lập công ty sản xuất giày dép:

  • Phải tìm được địa điểm sản xuất thích hợp đủ điều kiện về sản xuất như đảm bảo về cháy nổ, môi trường.
  • Thông thường các nhà đầu tư hay tìm nơi sản xuất là các khu công nghiệp, nơi đã đảm bảo đủ các điều kiện về PCCC cũng như vệ sinh môi trường, cơ sở hạn tầng điện nước.
  • Nơi có thể thu hút được nguồn lao động dồi dào.
  • Khu công nghiệp hoặc nơi đặt công ty sản xuất giày dép thuận tiện cho vận chuyển giao thương cho việc thực hiện bán buôn, bán lẻ trong và ngoài nước
  • Các nhãn hiệu liên quan đến sản xuất giày dép cần được bảo hộ, đăng ký nhãn hiệu trước khi đưa sản phẩm ra thị trường trong nước và nước ngoài.
  • Đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm giày dép
  • Cần công bố chất lượng sản phẩm đủ điều kiện để đưa sản phẩm lưu hành trên thị trường trong nước, trong trường hợp xuất khẩu cần làm công bố chất lượng sản phẩm.
  • Đăng ký lưu hành sản phẩm giày dép
  • Đăng ký mã số mã vạch: Để quản lý các sản phẩm của công Ty theo hệ thống nội bộ, đưa sản phẩm vào các siêu thị, truy xuất nguồn gốc sản phẩm qua các ứng dụng như scan & check, là một trong những thủ tục bắt buộc khi xuất khẩu hàng hoá ra thị trường nước ngoài.
  • Là nhà đầu tư nước ngoài thì các nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư 100% vốn nước ngoài vào Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất, bán buôn bán lẻ giày dép.
  • Dự án xây dựng cơ sở sản xuất giầy dép, Công suất từ 1.000.000 đôi/năm trở lên thì không cần xin đánh giá tác động môi trường, nếu sản xuất hơn 1.000.000 đôi/năm thì phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.
  • Nếu nhà đầu tư trong và ngoài nước nếu thuê đất của nhà nước để làm cơ sở sản xuất kinh doanh thì nhà đầu tư phải xin chấp thuận chủ trương của Uỷ Ban Nhân Dân cấp tỉnh.
  • Lưu ý các loại thuế phải nộp: Thuê môn bài hàng năm theo vốn điều lệ: Lớn hơn 10 tỷ thì thuê môn bài là 3tr/năm, nhỏ hơn 10 tỷ thì thuế môn bài là 2 tr, Chi nhánh và địa điểm kinh doanh thuế môn bài là 1 tr/ năm. Theo nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 139/2016/NĐ-CP thì doanh nghiệp được thành lập 01/01/2021 được miễn thuế môn bài trong vòng 1 năm đầu, thuế sử dụng đất, thuê bảo môi trường, thuê xuất nhập khẩu giày dép.

Các bước thành lập doanh nghiệp sản xuất giày dép:

Trường hợp 1: Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước:

Bước 1: Soạn thảo hồ sơ:

  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp sản xuất giày gia
  • Dự thảo điều lệ
  • Danh sách thành viên góp vốn nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, doanh sách cổ đông sáng lập nếu thành lập công ty cổ phần.
  • Văn bản uỷ quyền của người đại diện cho người quản lý phần vốn góp nếu nhà đầu tư góp vốn là tổ chức.
  • Giấy tờ chứng thực cho cá nhân góp vốn hoặc cá nhân là đại diện uỷ quyền của tổ chức góp vốn.

Bước 2: Nộp hồ sơ và theo dõi hồ sơ, nhận kết quả hồ sơ:

  • Khi soạn thảo hồ sơ xong nhà đầu tư sẽ nộp hồ sơ online qua trang đăng ký doanh nghiệp của công thông tin quốc gia, domain: dkkd.gov.vn. Nhà đầu tư sau khi soạn thảo hồ sơ thì sẽ đăng tải hồ sơ lên trang web trên. Sau điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu theo mẫu biểu thì thực hiện thanh toán trực tuyến với mức phí là 100.000 VND.
  • Thời gian xem xét hồ sơ trong khoảng 3-4 ngày, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ thông báo nếu hồ sơ của nhà đầu tư cần bổ sung, sửa đổi thông tin để hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hoàn thiện hoặc Cơ quan đăng ký kinh doanh ra chấp thuận hồ sơ và ra văn bản cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ liên hệ để Cơ quan đăng ký kinh doanh gửi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp theo địa chỉ đã đăng ký trên hệ thống hỗ trợ doanh nghiệp. Hoặc liên hệ trực tiếp tới chuyên viên để thực hiện chuyển Giấy chứng đăng ký kinh doanh cho nhà đầu tư về địa chỉ đăng ký. Hoặc nhà đầu tư sẽ lên trực tiếp tại phòng đăng ký kinh doanh để nhận GCNĐKKD.
  • Khắc con dấu nếu doanh nghiệp có như cầu, chi phí khắc con dấu là 500.000 VNĐ.
  • Công ty luật Việt An sẽ đại diện cho doanh nghiệp theo uỷ quyền để nhận kết quá, sau đó sẽ chuyển kết quả về cho doanh nghiệp là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, con dấu doanh nghiệp và các giấy tờ liên quan.

Bước 3: Thanh lý hợp đồng dịch vụ pháp và có những lưu ý sau khi thành lập doanh nghiệp:

  • Những lưu ý về thực hiện quy định về treo bảng biển công ty.
  • Những lưu ý về thực hiện nghĩa vụ đóng thuế môn bài, kê khai thuế sau khi khi thành lập doanh nghiệp: Sau khi thành lập doanh nghiệp, công ty phải thực hiện kê khai thuế theo tháng hoặc theo quý. Luật không quy định cụ thể doanh nghiệp phải kê khai thuế hàng tháng hay theo quý nhưng với kinh nghiệm của luật sư Việt An tư vấn doanh nghiệp mới thành lập có thể lựa chọn kê khai theo quý. Cho phép doanh nghiệp kê khai trong theo quý ( 3 tháng), tuy nhiên doanh nghiệp lớn mạnh phát sinh doanh thu hơn 50 tỷ mỗi tháng thì nên kê khai thuế theo tháng.
  • Các lưu ý về kế toán và đăng ký quyền sở hữu trí tuệ như đăng ký nhãn hiệu, đăng ký sáng chế, đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho doanh nghiệp sản xuất lĩnh vực Giầy dép.

Trường hợp 2: Doanh nghiệp thành lập có vốn đầu tư nước ngoài:

Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài theo Bảng cam kết WTO thì doanh nghiệp được phép đầu tư với số vốn tối đa là 100% của nhà đầu tư nước ngoài, có thể chọn phương thức liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam đề thực hiện sản xuất giày da. Và với doanh nghiệp FDI cần thực theo các bước sau:

Bước 1: Xin giấy phép đầu tư:

Hồ sơ xin giấy phép đầu tư cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
  • Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư: bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu (nếu là cá nhân); bản sao giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương và hộ chiếu của người quản lý vốn (nếu là tổ chức);
  • Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu, quy mô và vốn đầu tư, phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế xã hội của dự án;
  • Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;

  • Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
  • Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
  • Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).

Bước 2: Xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:

  • Thủ tục bao gồm các tài liệu như công ty có vốn đầu tư trong nước.
  • Bổ sung thêm Giấy chứng nhận đầu tư đã được cấp vào HS.

Tư vấn thành lập doanh nghiệp sản xuất giầy dép:

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Pháp luật đầu tư

    Pháp luật đầu tư

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO