Thủ tục hưởng trợ cấp tai nạn lao động

Tai nạn lao động là một rủi ro của người lao động không thể tránh khỏi. Khi bị tai nạn lao động, người lao động sẽ được hưởng quyền lợi theo quy định của pháp luật. Vậy người lao động cần lưu ý những thủ tục gì để được hưởng chế độ này. Sau đây, Luật Việt An sẽ phân tích thủ tục hưởng trợ cấp tai nạn lao động theo quy định của pháp luật.

Pháp luật lao động

Căn cứ pháp lý

  • Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015;
  • Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc;
  • Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về chế độ đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
  • Quyết định số 896/QĐ-BHXH ngày 16/09/2021 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Các quyền lợi của chế độ tai nạn lao động

Theo Khoản 8 Điều 3 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015, tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định các quyền lợi của chế độ tai nạn lao động bao gồm:

  • Giám định mức suy giảm khả năng lao động
  • Trợ cấp một lần
  • Trợ cấp hằng tháng
  • Trợ cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình
  • Trợ cấp phục vụ
  • Trợ cấp khi người lao động chết do tai nạn lao động
  • Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật
  • Các quyền lợi khác
  • Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động khi trở lại làm việc;
  • Hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động.

Thủ tục hưởng chế độ tai nạn lao động đối với trường hợp tai nạn lao động lần đầu

Thủ tục này được quy định tại Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015, Nghị định 88/2020/NĐ-CP và được hướng dẫn cụ thể tại Mục III.4.1 của Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số Quyết định số 896/QĐ-BHXH.

Thành phần hồ sơ

Đối với người lao động:

  • Bản sao Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động (trường hợp điều trị nội trú);
  • Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa;
  • Chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng, dụng cụ chỉnh hình (nếu có);
  • Hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện giám định y khoa (trường hợp thanh toán phí giám định y khoa);

Đối với đơn vị sử dụng lao động: Bản chính văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động của đơn vị sử dụng lao động.

Cách thức thực hiện

Đơn vị sử dụng lao động nộp hồ sơ bằng một trong các hình thức sau:

  • Qua giao dịch điện tử: lập hồ sơ điện tử, ký số và gửi lên Cổng Dịch vụ công của Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN; trường hợp không chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi hồ sơ giấy cho cơ quan Bảo hiểm xã hội qua bưu chính trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động.
  • Qua Bưu chính.
  • Trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội.

Trình tự thực hiện

Bước 1. Lập, nộp hồ sơ.

  • Người lao động lập hồ sơ theo quy định; nộp hồ sơ cho đơn vị sử dụng lao động;
  • Đơn vị sử dụng lao động: tiếp nhận hồ sơ từ người lao động; lập Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động, nộp cho cơ quan BHXH nơi đơn vị sử dụng lao động đón BHXH; trường hợp người lao động sau khi về hưu mới đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động thì người sử dụng lao động nơi người bị tai nạn lao động lập thủ tục hồ sơ chuyển cơ quan BHXH nơi chi trả lương hưu trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động.

Bước 2. Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định.

Theo Điều 59 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 3. Nhận kết quả giải quyết

Đơn vị sử dụng lao động nhận hồ sơ giấy tờ liên quan theo hình thức đã đăng ký để trả cho người lao động (trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc qua bưu chính hoặc qua giao dịch điện tử)

Người lao động nhận trợ cấp bằng một trong các hình thức sau:

  • Thông qua tài khoản cá nhân;
  • Trực tiếp tại cơ quan BHXH (đối với nhận trợ cấp một lần) hoặc thông qua bưu chính.

Thủ tục hưởng chế độ tai nạn lao động do thương tật, bệnh tật tái phát

Thủ tục này được quy định tại Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015, Nghị định 88/2020/NĐ-CP và được hướng dẫn cụ thể tại  Mục III.5.1 của Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số Quyết định số 896/QĐ-BHXH.

Trường hợp áp dụng

  • Người lao động tham gia BHXH bắt buộc bị tai nạn lao động có mức suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên, khi thương tật tái phát đã điều trị ổn định.
  • Người lao động bị tai nạn lao động mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật.

Thành phần hồ sơ

  • Bản chính Sổ BHXH (trong trường hợp bảo lưu thời gian đóng BHXH mà chưa có dữ liệu trong hệ thống hoặc chưa được cấp mã BHXH) đối với trường hợp bị tai nạn lao động đã được Giám định y khoa nhưng không đủ điều kiện về mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp.
  • Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động lần trước gần nhất của Hội đồng Giám định y khoa đối với trường hợp đã được giám định nhưng không đủ điều kiện về mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp.
  • Biên bản giám định lại mức suy giảm khả năng lao động sau khi điều trị thương tật, bệnh tật tái phát của Hội đồng Giám định y khoa.
  • Chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng về việc trang cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình (nếu có).
  • Hóa đơn, chứng từ thu phí giám định kèm theo bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện Giám định y khoa.

Trình tự thực hiện

Bước 1. Lập, nộp hồ sơ

Người lao động lập hồ sơ theo quy định và nộp cho cơ quan BHXH nơi đang chi trả trợ cấp (đối với trường hợp đang hưởng trợ cấp hàng tháng); trường hợp đã hưởng trợ cấp tai nạn lao động một lần thì nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH nơi cư trú.

Bước 2. Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định.

Thời hạn giải quyết tối đa 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Bước 3. Nhận kết quả

Người lao động nhận kết quả giải quyết của cơ quan BHXH bao gồm:

  • Quyết định về việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng hoặc một lần do vết thương tái và Quyết định về việc cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình (nếu có);
  • Bản quá trình đóng BHXH;
  • Thẻ BHYT đối với trường hợp nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng;
  • Tiền trợ cấp.

Thủ tục hưởng chế độ tai nạn lao động đối với trường hợp đã bị tai nạn lao động nay tiếp tục bị tai nạn lao động

Thủ tục này được quy định tại Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015, Nghị định 88/2020/NĐ-CP và được hướng dẫn cụ thể tại  Mục III.6.1 của Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số Quyết định số 896/QĐ-BHXH.

Trường hợp áp dụng

  • Người lao động bị suy giảm tai nạn lao động từ 5% trở lên.
  • Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động đã bị tai nạn lao động, nay lại tiếp tục bị tai nạn lao động thuộc các trường hợp đã nêu tại thủ tục giải quyết hưởng chế độ đối với lần đầu.
  • Người lao động bị tai nạn lao động mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật.

Thành phần hồ sơ

Đối với người lao động:

  • Bản sao Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động của lần điều trị nội trú sau cùng.
  • Biên bản giám định tổng hợp mức suy giảm tai nạn lao động của Hội đồng Giám định y khoa; trường hợp lần bị tai nạn lao động trước đã được giám định mức suy giảm tai nạn lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thì có thêm Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của lần giám định đó.
  • Chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo quy định về việc trang cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình (nếu có).
  • Hóa đơn, chứng từ thu phí giám định kèm theo bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện Giám định y khoa.

Đối với đơn vị:

Bản chính Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động đối với lần bị tai nạn lao động sau cùng; trường hợp lần bị tai nạn lao động trước đó tại đơn vị sử dụng lao động khác nhưng chưa được giải quyết chế độ thì có thêm bản chính văn bản đề nghị giải quyết của đơn vị sử dụng lao động nơi xảy ra tai nạn lao động.

Trình tự thực hiện

Bước 1. Lập, nộp hồ sơ

  • Người lao động lập hồ sơ theo quy định nộp cho đơn vị sử dụng lao động.
  • Đơn vị sử dụng lao động tiếp nhận hồ sơ từ người lao động, lập Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động và hoàn thiện hồ sơ theo quy định nộp cho cơ quan BHXH nơi đơn vị sử dụng lao động đóng BHXH trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động. .

Bước 2. Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định.

Thời hạn tối đa 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Bước 3. Nhận kết quả

  • Đơn vị sử dụng lao động, người lao động nhận kết quả giải quyết của cơ quan BHXH
  • Quyết định về việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng hoặc một lần do giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động và Quyết định về việc cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình (nếu có);
  • Bản quá trình đóng BHXH;
  • Thẻ BHYT đối với trường hợp nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng.
  • Tiền trợ cấp.

Dịch vụ pháp lý của Luật Việt An liên quan đến tai nạn lao động

  • Tư vấn pháp luật về tai nạn lao động cho doanh nghiệp và người lao động;
  • Hỗ trợ người lao động tiến hành thủ tục để hưởng quyền lợi tai nạn lao động;
  • Soạn thảo hồ sơ, thu thập tài liệu để giải quyết chế độ;
  • Đại diện cho khách hàng, liên hệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Giải quyết những vấn đề thắc mắc, đại diện cho người lao động giải quyết tranh chấp để bảo vệ quyền lợi hợp pháp.

Quý khách hàng có thắc mắc liên quan hay có nhu cầu hỗ trợ pháp lý liên quan đến thủ tục hưởng trợ cấp tai nạn lao động, xin vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Pháp luật dân sự

    Pháp luật dân sự

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO