Thuế khi chuyển nhượng vốn cho nhà đầu tư nước ngoài

Việt Nam – với vị trí địa lý chiến lược, lực lượng lao động dồi dào và năng động, cùng với các chính sách cải cách và mở cửa kinh tế, đã trở thành một thị trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư quốc tế. Sự gia tăng số lượng công ty FDI ở Việt Nam không chỉ mang đến nguồn vốn quan trọng mà còn thúc đẩy chuyển giao công nghệ, cải thiện năng lực sản xuất, và tạo ra hàng triệu việc làm mới cho người dân. Các ngành công nghiệp như sản xuất, công nghệ thông tin và dịch vụ đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể về số lượng các dự án đầu tư, cho thấy sự đa dạng hóa trong lĩnh vực đầu tư và sự mở rộng của nền kinh tế. Có nhiều cách để đầu tư vào Việt Nam, trong số đó có hình thức mua phần vốn góp tức nhà đầu tư nước ngoài có thể nhận chuyển nhượng phần vốn góp hoặc cổ phần từ Việt Nam. Vậy khi chuyển nhượng vốn cho nhà đầu tư nước ngoài thì cần phải nộp những loại thuế gì? Luật Việt An xin cung cấp cho khách hàng thêm thông tin qua bài viết dưới đây.

Trường hợp cá nhân chuyển nhượng vốn cho nhà đầu tư nước ngoài

Khi cá nhân tiến hành chuyển nhượng vốn, tùy thuộc vào loại hình công ty đang tham gia góp vốn sẽ phải kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân phát sinh do hoạt động chuyển nhượng.

  • Đối với chuyển nhượng chứng khoán (cổ phần) trong công ty cổ phần: Thuế suất là 0,1% trên giá trị chuyển nhượng từng lần. Ví dụ: Cá nhân A là cổ đông của công ty cổ phần ABC chuyển nhượng cổ phần có giá trị là 100.000.000 VNĐ sẽ phải nộp hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân tại chi cục thuế nơi công ty đặt trụ sở và nộp thuế thu nhập cá nhân tương ứng là 100.000.000 x 0,1% = 100.000 VNĐ
  • Đối với chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty TNHH: Thuế suất áp dụng theo biểu thuế toàn phần, thường là 20% đối với phần chênh lệch giữa giá bán và giá mua (nếu có). Ví dụ: Cá nhân A là thành viên góp vốn trong công ty TNHH ABC có giá trị phần vốn góp là 500.000.000 VNĐ. Nay A có nhu cầu chuyển nhượng phần vốn góp trên cho cá nhân B với giá chuyển nhượng là 700.000.000 VNĐ. Như vậy thuế thu nhập cá nhâ được tính như sau: (700.000.000 – 500.000.000) x 20% = 40.000.000 VNĐ. Như vậy, A phải nộp hồ sơ kê khai thuế TNCN tại chi cục thuế nơi công ty đặt trụ sở chính và nộp thuế TNCN là 40.000.000 VNĐ.

Trường hợp tổ chức chuyển nhượng vốn cho nhà đầu tư nước ngoài

Các loại thuế tổ chức phải kê khai và nộp khi chuyển nhượng vốn bao gồm thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN).

Các loại thuế tổ chức phải kê khai và nộp khi chuyển nhượng

Đối với thuế GTGT

Căn cứ Điểm 2.1 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, quy định:

“2.1. Tổ chức nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, đối tượng được miễn thuế GTGT thì sử dụng hóa đơn GTGT, trên hóa đơn GTGT chỉ ghi dòng giá bán là giá thanh toán, dòng thuế suất, số thuế GTGT không ghi và gạch bỏ.”

Căn cứ Khoản 7 Điều 3 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính, quy định:

“Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ như sau:

… 7. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau:

  1. a) Sửa đổi, bổ sung điểm b Khoản 1 Điều 16 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 1 19/2014/TT-BTC) như sau:

“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).

Căn cứ các quy định trên, khi tiến hành hoạt động chuyển nhượng vốn, các tổ chức sẽ phải xuất hóa đơn GTGT. Tuy nhiên, hoạt động chuyển nhượng vốn thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ. Khi xuất hóa đơn GTGT đối với hoạt động chuyển nhượng vốn, công ty ghi dòng giá bán trên hóa đơn là giá thanh toán, dòng thuế suất, số thuế GTGT không ghi và gạch bỏ theo hướng dẫn tại Điểm 2.1 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Đối với thuế TNDN

Thu nhập khi chuyển nhượng vốn là một trong những khoản thu nhập khác không thường phát sinh tại doanh nghiệp, đây cũng là khoản thu nhập được tính vào thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế của doanh nghiệp. Thường sẽ được tính theo công thức sau: Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng vốn của công ty hợp danh được xác định theo công thức sau:

Thu nhập tính thuế = Giá chuyển nhượng Giá mua của phần vốn chuyển nhượng Chi phí chuyển nhượng

Trong đó:

  • Giá chuyển nhượng: là tổng giá trị thực tế mà bên chuyển nhượng thu được theo hợp đồng chuyển nhượng.
  • Giá mua của phần vốn chuyển nhượng được xác định như sau:
    • Nếu là chuyển nhượng vốn góp thành lập doanh nghiệp thì giá mua sẽ là giá trị phần vốn góp lũy kế đến thời điểm chuyển nhượng vốn. Giá mua được xác định trên cơ sở sổ sách, hồ sơ, chứng từ kế toán và được các bên tham gia đầu tư vốn hoặc tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh xác nhận.
    • Nếu là phần vốn do mua lại thì giá mua là giá trị vốn tại thời điểm mua. Giá mua được xác định căn cứ vào hợp đồng mua lại phần vốn góp, chứng từ thanh toán.
  • Chi phí chuyển nhượng: là các khoản chi thực tế liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng, có chứng từ, hóa đơn hợp pháp. Chi phí chuyển nhượng bao gồm:
    • Chi phí để làm các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc chuyển nhượng;
    • Các khoản phí và lệ phí phải nộp khi làm thủ tục chuyển nhượng;
    • Các chi phí giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng chuyển nhượng và các chi phí khác có chứng từ chứng minh.

Ví dụ: Công ty cổ phần A có cổ đông là pháp nhân B góp vốn mua cổ phần là 1.500.000.000 đồng. Sau đó, công ty B chuyển nhượng cổ phần nêu trên cho công ty C với giá là 2.000.000.000 đồng, vốn góp của công ty B tại thời điểm chuyển nhượng trên sổ sách kể toán là 1.500.000.000 đồng, chi phí chuyển nhượng là 50 tỷ đồng. Theo đó:

  • Giá chuyển nhượng: 2.000.000.000 đồng.
  • Giá mua của phần vốn chuyển nhượng: 1.500.000.000 đồng.
  • Chi phí chuyển nhượng: 100.000.000 đồng.

Vậy, thu nhập để tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng vốn của công ty hợp danh A là:

2.000.000.000 – 1.500.000.000 – 100.000.000 = 400.000.000 đồng

Lưu ý: Tất cả các giao dịch khi pháp nhân chuyển nhượng đều sẽ thực hiện qua chuyển khoản.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Dịch vụ kế toán thuế

    Dịch vụ kế toán thuế

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title