Tư vấn pháp luật phòng vệ thương mại tại Việt Nam

Việc tự do thông thương hàng hóa, sản phẩm giữa các quốc gia hiện nay diễn ra ngày càng mạnh mẽ, đặt ra mối quan tâm đối với việc bảo hộ nền kinh tế, nền sản xuất nội địa tạo nên những rào cản pháp lý của từng nước và hàng rào pháp lý này thường được gọi là việc phòng vệ thương mại của các quốc gia. Tại Việt Nam cũng xây dựng và thực hiện các hoạt động nhằm bảo vệ nền kinh tế quốc gia và nền sản xuất trong nước. Mỗi thương nhân cần nắm rõ các quy định về phòng vệ thương mại của quốc gia mình nhằm có thể tự bảo vệ mình khi cần thiết và yêu cầu Chính phủ của mình bảo vệ khi cần thiết.

Phòng vệ thương mại

Cơ sở pháp lý

  • Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT);
  • Hiệp định về các biện pháp tự vệ (SA);
  • Luật Quản lý ngoại thương năm 2017;
  • Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016;
  • Nghị định số 10/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại;

Phòng vệ thương mại là gì?

Căn cứ theo Điều XIX Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) có đề cập đến các hành vi phòng vệ thương mại và điều kiện để được thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại đối với các nước là thành viên của WTO. Bên cạnh đó WTO còn ban hành Hiệp định về các biện pháp tự vệ (SA) để diễn giải rõ hơn về nội dung được quy định tại Điều XIX Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT), bao gồm 4 nhóm nội dung chính sau:

  • Điều kiện được phép áp dụng biện pháp tự vệ;
  • Thủ tục điều tra và cách thức áp dụng biện pháp tự vệ;
  • Quy định về biện pháp bồi thường;
  • Ưu tiên dành cho các nước đang phát triển.

Tại Việt Nam, theo diễn giải của VCCI (Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) thì phòng vệ thương mại (safeguard) là việc tạm thời hạn chế nhập khẩu đối với một hoặc một số loại hàng hoá khi việc nhập khẩu chúng tăng nhanh gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước. Việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại này chỉ được áp dụng đối với hàng hóa và mỗi quốc gia trong WTO đều có quyền thực hiện các hoạt động này tuy nhiên cần lưu ý đối với các điều kiện mà WTO yêu cầu đối với ngưỡng của hành vi vi phạm.

Phòng vệ thương mại tại Việt Nam bao gồm những hoạt động gì?

Phòng vệ thương mại tại Việt Nam bao gồm 3 hoạt động chính tương ứng với 3 Hiệp định của WTO về phòng vệ thương mại đối với các quốc gia là thành viên:

  • Chống bán phá giá;
  • Chống trợ cấp;
  • Phòng vệ.

Vì sao phải thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại?

Việc thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại giúp cho các quốc gia bảo hộ nền kinh tế trong nước một cách hợp lý trước sự tấn công ác ý hoặc các hành vi thương mại mang tính chất không công bằng nhằm triệt tiêu sự hình thành và phát triển của một số ngành nghề của các quốc gia khác đặc biệt là các quốc gia nghèo và hoặc các quốc gia đang phát triển.

Các quy định của pháp luật Việt Nam về phòng vệ thương mại

Việt Nam là quốc gia chú trọng vào việc hợp tác và phát triển quốc tế. Trong bối cảnh cần đẩy mạnh gia tăng kinh tế bền vững đồng thời bảo hộ cho nền sản xuất trong nước, Việt Nam đã xây dựng nhiều hàng rào pháp lý dựa trên nền tảng các Hiệp định của WTO về phòng vệ thương mại bao gồm các loại văn bản sau:

  • Luật số 05/2017/QH14 (Luật Quản lý ngoại thương) được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua vào ngày 12/6/2017;
  • Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016;
  • Thông tư số 14/2021/TT-BCT ngày 29/10/2021 của Bộ Công Thương về hướng dẫn thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA) về phòng vệ thương mại;
  • Thông tư 30/2020/TT-BCT ngày 26/11/2020 của Bộ Công Thương về hướng dẫn thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) về phòng vệ thương mại;
  • Thông tư số 37/2019/TT-BCT ngày 29/11/2019 của Bộ Công Thương về Quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại;
  • Thông tư 19/2019/TT-BCT ngày 30/0/2019 của Bộ Công Thương về Quy định áp dụng các biện pháp tự vệ đặc biệt để thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP);
  • Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp Phòng vệ thương mại;
  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Công Thương về Quy định thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;

Điều kiện để áp dụng biện pháp tự vệ là gì?

Có thể hiểu nhanh rằng, việc một quốc gia vận dụng và áp dụng các biện pháp tự vệ một cách có điều kiện và khi thỏa mãn một số điều kiện nhất định đó thì mới có thể áp dụng các chế tài phòng vệ thương mại đối với các chủ thể nhất định. Thông thường trước khi áp dụng cơ chế phòng vệ thương mại thì quốc gia đó phải thực hiện ít nhất 2 hoạt động gồm: (1) Hoạt động điều tra và (2) Chứng minh được sự tồn tại của tất cả các yếu tố sau:

  • Hàng hóa thuộc đối tượng bị điều tra được nhập khẩu có số lượng tăng đột biến;
  • Ngành sản xuất sản phẩm tương tự hoặc sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với hành hóa, sản phẩm đó bị thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng;
  • Có mối quan hệ nhân quả giữa số lượng tăng đột biến và thiệt hoặc đe dọa thiệt hại nghiêm trọng nêu trên.

Cách xác định các yếu tố để thực hiện phòng vệ thương mại

Số lượng hàng hóa tăng đột biến

Cần xác định 2 yếu tố: (1) số lượng hàng hóa gia tăng và (2) tăng đột biến.

  • Số lượng hàng hóa gia tăng: Việc gia tăng này được xác định là gia tăng số lượng với mức độ được xác định là tuyệt đối. Ví dụ: Sản lượng nhập khẩu tăng gấp đôi so với thời điểm gần nhất hoặc tại thời điểm mà sản phẩm tương tự tại thị trường nội địa bị suy giảm.
  • Sự gia tăng hàng hóa đột biến: Được hiểu là sự gia tăng hàng hóa nêu trên được diễn ra trong thời gian ngắn, diễn ra nhanh hoặc ngay tức thời.

Thiệt hại nghiêm trọng

Hình thức Mức độ Phương pháp
Thiệt hại thực tế (Thiệt hại đã diễn ra trên thực tế/ thiệt hại đng hiện hữu) Nguy cơ thiệt hại (Thiệt hại chưa diễn ra trên thực tế nhưng có cơ sở chứng minh nếu tiếp tục để hoạt động diễn ra sẽ gây ra các thiệt hại. Nghiêm trọng (được chứng minh bởi cơ quan điều tra theo những chứng minh và quy định cụ thể) Phân tích

(tất cả các yếu tố có liên quan đến thực trạng của ngành sản xuất nội địa như: tăng lượng nhập khẩu, thị phần của sản phẩm nhập khẩu)

Ngành sản xuất trong nước

Ngành sản xuất trong nước bao gồm các ngành sản xuất ra các sản phẩm tương tự hoặc sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm nhập khẩu bị điều tra.

  • Sản phẩm tương tự là các sản phẩm giống hệt nhau hoặc có các tương đồng về tính chất, công dụng, chất lượng và mục đích sử dụng cuối cùng.
  • Sản phẩm cạnh tranh trực tiếp là các sản phẩm có thể thay thế các sản phẩm nhập khẩu bị điều tra ở mức độ nhất định và trong các điều kiện cụ thể của thị trường nước nhập khẩu.

Nguyên tắc áp dụng biện pháp tự vệ

WTO yêu cầu các quốc gia thành viên và Việt Nam đã nội luật hóa 4 yếu tố sau:

  • Đảm bảo tính minh bạch: Quyết định điều tra cần thông báo công khai,v.v;
  • Đảm bảo quyền trình bày, phản biện và tự bảo vệ của bên bị điều tra;
  • Đảm bảo bí mật thông tin;
  • Các điều kiện về biện pháp tạm thời.

Mức độ tự vệ

Mức độ tự vệ chỉ được giới hạn ở mức cần thiết, tức là đủ ngăn chặn và bù đắp cho các thiệt hại do hành vi gây thiệt hại gây ra. Điều này được hiểu là các quốc gia không sử dụng quy định này như một vũ khí hoặc hàng rào pháp lý để tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các quốc gia.

Việc áp dụng biện pháp tự vệ cũng không có sự phân biệt giữa các quốc gia (nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa).

Dịch vụ thực hiện tư vấn pháp luật chống bán phá giá của Luật Việt An:

  • Tư vấn thực hiện pháp luật phòng vệ thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Thực hiện việc tư vấn, phân tích cụ thể đối với hàng hóa, sản phẩm của khách hàng có thuộc trường hợp chịu ảnh hưởng của các quy định về phòng vệ tại Việt Nam hay không;
  • Đại diện khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc giải trình, xác minh các hồ sơ, số liệu mà khách hàng cung cấp nếu có yêu cầu từ cơ quan nhà nước trong việc xác định khách hàng đang có hành vi vi phạm hoạt động phải áp dụng các biện pháp phòng vệ tại Việt Nam.

Quý khách hàng cần tư vấn pháp luật phòng vệ thương mại tại Việt Nam, xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được đội ngũ luật sư của chúng tôi hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Dịch vụ Tư vấn pháp luật

    Dịch vụ Tư vấn pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO