Trong những năm gần đây, văn hóa khởi nghiệp không còn quá xa lạ với thị trường kinh tế Việt Nam, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Với nền kinh tế năng động, dân số trẻ và sự bùng nổ của công nghệ, Việt Nam trở thành một trong những điểm sáng khởi nghiệp tại khu vực Đông Nam Á. Khi khởi nghiệp, một trong những quyết định quan trọng nhất mà doanh nghiệp cần đưa ra là lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp. Tùy thuộc vào quy mô, ngành nghề và mục tiêu kinh doanh, các nhà sáng lập có thể lựa chọn nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau. Bài viết dưới đây, Luật Việt An sẽ cung cấp cho các nhà khởi nghiệp những đặc điểm của từng loại hình kinh doanh để dễ dàng lựa chọn loại hình kinh doanh khi khởi nghiệp.
Hộ kinh doanh cá thể
Hộ kinh doanh cá thể là gì?
Chủ sở hữu
Do 01 cá nhân hoặc 01 hộ gia đình làm chủ
Mỗi cá nhân chỉ được đăng ký 01 hộ kinh doanh trên toàn quốc
Quy mô hoạt động
Thường là vừa và nhỏ
Không thuê quá 10 lao động. Nếu trên 10 lao động thì phải đăng ký chuyển thành doanh nghiệp
Ưu điểm
Thủ tục thành lập đơn giản, nhanh gọn
Phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ
Chi phó quản lý thấp
Không bắt buộc khai thuế giá trị gia tăng
Nhược điểm
Không có tư cách pháp nhân
Chịu trách nhiệm vô hạn
Không mở rộng được quy mô lớn
Loại hình doanh nghiệp tư nhân
Chủ sở hữu:
Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân thành lập và làm chủ, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động và tài sản của doanh nghiệp
Chỉ có một người đứng tên – không có đồng sở hữu
Không phát hành cổ phần, không có hội đồng thành viên
Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân
Chịu trách nhiệm vô hạn
Tài sản cá nhân và tài sản của doanh nghiệp không có tách biệt rõ ràng
Nếu doanh nghiệp nợ, bạn phải trả bằng tài sản riêng nếu không đủ. Không được góp vốn thành lập công ty khác: Không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc góp vốn theo tư cách cá nhân vào công ty hợp danh.
Vốn đầu tư:
Vốn đầu tư phải do chủ doanh nghiệp tự khai, phải khai báo đầy đủ và chính xác
Số vốn bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng
Các loại tài sản khác (phải ghi rõ loại, số lượng, giá trị còn lại)
Chủ doanh nghiệp có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư
Việc thay đổi vốn phải được ghi chép kế toán
Nếu giảm vốn xuống dưới mức đã đăng ký, phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh trước khi thực hiện
Loại hình doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn
Đây là loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay đây là loại hình doanh nghiệp có 2 thành viên trở lên và công ty TNHH 1 thành viên
Công ty TNHH từ hai thành viên trở lên (Điều 46 Luật doanh nghiệp 2020):
Thành viên
Loại hình doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên (tổ chức hoặc cá nhân)
Góp vốn bằng nhận Phần vốn góp
Trách nhiệm pháp lý:
Thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi phần vốn góp
Cơ cấu tổ chức bắt buộc:
Hội đồng thành viên là cơ quan cao nhất, gồm tất cả thành viên góp vốn
Chủ tịch hội đồng thành viên: do hội đồng thành viên bổ nhiệm
Ưu điểm
Dễ kiểm soát, ít người
Có thể linh hoạt chọn người góp vốn
Hạn chế
Không phát hành cổ phiếu, chỉ phát hành trái phiếu
Muốn chuyển nhượng vốn phải được thành viên còn lại đồng ý, trừ vài trường hợp đặc biệt
Công ty TNHH một thành viên (Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020)
Chủ sở hữu:
Chỉ có 01 cá nhân hoặc 01 tổ chức là chủ sở hữu duy nhất của toàn bộ vốn điều lệ
Chủ sở hữu có thể ủy quyền cho người khác điều hành, nhưng vẫn giữ toàn bộ quyết định
Tư cách pháp lý
Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp
Tài sản của công ty và chủ sở hữu tách biệt rõ ràng
Trách nhiệm tài sản
Chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp
Không lấy tài sản cá nhân ra để bù nợ
Cơ cấu tổ chức
Mô hình 1: Chủ sở hữu + Chủ tịch + Giám đốc
Chủ sở hữu bổ nhiệm Chủ tịch công ty, Chủ tịch bổ nhiệm hoặc thuê Giám đốc/Tổng giám đốc (tổ chức làm chủ sở hữu)
Chủ sở hữu bổ nhiệm Chủ tịch công ty, Chủ tịch kiêm nhiệm hoặc thuê Giám đốc/Tổng giám đốc (cá nhân làm chủ sở hữu)
Mô hình 2: Chủ sở hữu là tổ chức 🡪 Có Hội đồng thành viên
Có từ 2 người đại diện:
Chủ sở hữu bổ nhiệm Hội đồng thành viên, Hội đồng thành viên bổ nhiệm hoặc thuê Giám đốc/Tổng giám đốc
Ưu điểm:
Được toàn quyền quyết định
An toàn tài sản cá nhân
Dễ tổ chức, quản lý nếu quy mô nhỏ và vừa
Nhược điểm
Không phát hành cổ phần
Bị giới hạn bởi quy mô một chủ
Loại Hình Doanh Nghiệp Công ty cổ phần
Chủ sở hữu:
Có ít nhất 03 cổ đông, không giới hạn tối đa
Vốn điều lệ:
Vốn điều lệ được chia thành cổ phần, mỗi cổ phần có giá trị ngang nhau
Cổ đông góp vốn = Cổ đông sở hữu cổ phần
Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ một số hạn chế trong 03 năm đầu
Tư cách pháp nhân:
Có tư cách pháp nhân kể từ khi đăng ký
Tài sản công ty tách biệt với tài sản cổ đông
Trách nhiệm pháp lý: Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số cổ phần đã mua
Cơ cấu tổ chức:
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Giám đốc/Tổng giám đốc
Ban kiểm soát/Kiểm soát viên
Huy động vốn: được phát hành cổ phiếu, trái phiếu
Ưu điểm:
Huy động vốn mạnh mẽ
Dễ dàng mở rộng quy mô
Chuyển nhượng cổ phần linh hoạt
Nhược điểm:
Quản lý phức tạp
Nguy cơ mâu thuẫn giữa các cổ đông
Phải công khai minh bạch nhiều thông tin
Loại hình doanh nghiệp công ty hợp danh
Đây là loại hình đặc trưng của công ty đối nhân trong đó có các cá nhân và thương nhân cùng hoạt động lĩnh vực thương mại dưới một hãng và cùng nhau chịu mọi trách nhiệm về các khoản nợ của công tyChủ sở hữu
Phải có ít nhất 2 thành viên hợp danh, điều là cá nhân
Có thể có thêm thành viên góp vốn (cá nhân hoặc tổ chức)
Trách nhiệm pháp lý của thành viên hợp danh
Là chủ sở hữu chung của công ty
Chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới bằng toàn bộ tài sản cá nhân
Có quyền quản lý, điều hành công ty
Trường hợp thêm thành viên mới, phải được Hội đồng thành viên chấp thuận.
Khi rút khỏi công ty, vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới trong 2 năm đối với các nghĩa vụ đã phát sinh.
Trách nhiệm pháp lý của thành viên góp vốn
Chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp.
Không được tham gia điều hành, không nhân danh công ty để kinh doanh.
Nếu vi phạm quyền hạn (như kinh doanh nhân danh công ty), sẽ mất quyền trách nhiệm hữu hạn.
Có quyền và nghĩa vụ theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
Tư cách pháp nhân
Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Thành viên hợp danh vẫn phải chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới bằng toàn bộ tài sản cá nhân đối với các nghĩa vụ của công ty.
Ưu điểm
Phù hợp cho nhóm bạn bè, người quen muốn góp vốn và cùng điều hành
Tin tưởng tuyệt đối – dễ phối hợp làm ăn lâu dài
Có uy tín cao
Nhược điểm
Thành viên hợp danh chịu rủi ro cao về tài sản cá nhân
Khó gọi vốn, không được phát hành cổ phần
Dễ xảy ra mâu thuẫn
Những tiêu chí cần lưu ý khi lựa chọn loại hình kinh doanh khi khởi nghiệp:
Căn cứ vào mức độ chịu trách nhiệm về tài sản
Tùy theo loại hình tổ chức, chủ thể kinh doanh có thể phải chịu trách nhiệm vô hạn (bằng toàn bộ tài sản cá nhân) hoặc hữu hạn (trong phạm vi vốn góp hoặc cổ phần nắm giữ):
Trách nhiệm vô hạn: Doanh nghiệp tư nhân (DNTN), hộ kinh doanh, thành viên hợp danh trong công ty hợp danh.
Việc lựa chọn mô hình hữu hạn sẽ giúp bảo vệ tài sản cá nhân của chủ sở hữu trước rủi ro kinh doanh.
Số lượng chủ thể tham gia góp vốn, điều hành
Trường hợp chỉ có một cá nhân hoặc một tổ chức đứng tên sở hữu: có thể lựa chọn DNTN, hộ kinh doanh, công ty TNHH một thành viên.
Trường hợp có từ hai người trở lên cùng góp vốn: có thể lựa chọn công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh.
Loại hình doanh nghiệp càng nhiều thành viên, càng đòi hỏi cơ chế phân quyền và quản trị minh bạch.
Khả năng huy động vốn
Cao: Công ty cổ phần (được phép phát hành cổ phiếu, trái phiếu).
Trung bình: Công ty TNHH (hạn chế hơn do không phát hành cổ phần).
Thấp: DNTN, hộ kinh doanh (không có cơ chế huy động vốn từ công chúng).
Mục tiêu phát triển thành doanh nghiệp lớn, tiếp cận nhà đầu tư và thị trường vốn sẽ phù hợp với mô hình công ty cổ phần.
Khả năng chuyển nhượng vốn
Cổ phần trong CTCP được chuyển nhượng tự do (trừ trường hợp bị hạn chế trong 03 năm đầu với cổ đông sáng lập).
Vốn góp trong công ty TNHH và công ty hợp danh bị giới hạn chuyển nhượng nếu không có sự đồng ý của các thành viên khác.
Tư cách pháp nhân và uy tín pháp lý
Có tư cách pháp nhân: CTCP, công ty TNHH, công ty hợp danh.
Không có tư cách pháp nhân: DNTN, hộ kinh doanh.
Tư cách pháp nhân ảnh hưởng đến uy tín trong quan hệ giao dịch, ký kết hợp đồng, vay vốn ngân hàng và giải quyết tranh chấp.
Tổ chức bộ máy quản trị, vận hành
Đơn giản: Hộ kinh doanh, DNTN.
Phức tạp – chuyên nghiệp: CTCP (có Đại hội đồng cổ đông, HĐQT, Ban kiểm soát), TNHH có nhiều cấp quản lý hơn.
Tùy theo năng lực quản trị nội bộ, quy mô và yêu cầu kiểm soát, doanh nghiệp lựa chọn mô hình phù hợp để đảm bảo hiệu quả.
Mục tiêu phát triển và định hướng dài hạn
Kinh doanh nhỏ lẻ, không mở rộng: Hộ kinh doanh, DNTN.
Kinh doanh ổn định, quy mô vừa: Công ty TNHH.
Doanh nghiệp định hướng mở rộng quy mô, thu hút đầu tư, niêm yết: Công ty cổ phần.
Trên đây là những loại hình kinh doanh khi khởi nghiệp phổ biến nhất. Hiểu rõ đặc điểm của từng loại hình sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa lợi thế cạnh tranh và đảm bảo hoạt động hiệu quả ngay từ những bước đầu tiên. Nếu quý khách hàng có bất cứ vướng mắc nào cần hỗ trợ, hãy liên hệ với Luật Việt An để được tư vấn chi tiết, nhanh chóng và đem lại hiệu quả cao.