Các hình thức đầu tư ra nước ngoài

Trong xu thế hội nhập để cùng phát triển, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp không chỉ củng cố và tăng cường nguồn lực kinh tế, đẩy mạnh sự phát triển trong nước mà còn mở rộng việc đầu tư ra nước ngoài. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư ra nước ngoài là một trong những hoạt động nhạy cảm và cần được kiểm soát chặt chẽ nên Luật Đầu tư năm 2020 và các Nghị định hướng dẫn chi tiết đã có những quy định điều chỉnh vấn đề này. Thông qua bài viết dưới đây, Luật Việt An sẽ làm rõ các hình thức đầu tư ra nước ngoài theo quy định pháp luật hiện hành.

Đầu tư ra nước ngoài là gì?

Căn cứ khoản 13 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020 thì hoạt đồng đầu tư ra nước ngoài được hiểu là việc nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, sử dụng lợi nhuận thu được từ nguồn vốn đầu tư này để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ở nước ngoài.

Các hình thức đầu tư ra nước ngoài

Căn cứ theo khoản 1 Điều 52 Luật Đầu tư năm 2020 quy định nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo các hình thức sau đây:

Các hình thức đầu tư ra nước ngoài

Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư

Mỗi quốc gia có quy định về thành lập tổ chức kinh tế khác nhau. Ở Việt Nam thì quy định về thành lập tổ chức kinh tế theo Điều 22 Luật Đầu tư 2020.

Nhà đầu tư thành lập tổ chức kinh tế theo quy định sau đây:

  • Nhà đầu tư trong nước thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế;
  • Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài;
  • Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương, tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập là nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài

Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP

Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP là loại hình mà nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiến hành thỏa thuận, ký kết để thực hiện một dự án nào đó với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hợp đồng PPP thường được áp dụng để thực hiện, quản lý, vận hành các dự án về kết cấu hạ tầng và cung cấp dịch vụ công. Hình thức đầu tư này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả nhà nước lẫn người dân ở quốc gia nhận đầu tư.

Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP được phân ra làm 7 loại hình con. Mỗi hình thức sẽ có tính chất, yêu cầu riêng. 7 loại hợp đồng đó là:

  • Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT);
  • Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh (BTO);
  • Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao (BT);
  • Hợp đồng Xây dựng – Sở hữu – Kinh doanh (BOO);
  • Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Thuê dịch vụ (BTL);
  • Hợp đồng Xây dựng – Thuê dịch vụ – Chuyển giao (BTL);
  • Hợp đồng Kinh doanh – Quản lý (O&M).

Đầu tư theo hợp đồng BCC

Đầu tư theo hợp đồng BCC là hình thức hợp tác kinh doanh, ký kết đầu tư giữa các nhà đầu tư với nhau nhằm mục đích phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm. Loại hình đầu tư này không cần thành lập pháp nhân mới, giúp các nhà đầu tư thúc đẩy công việc nhanh chóng mà không phải tốn kém chi phí, thời gian lẫn công suất trong việc thành lập và quản lý một pháp nhân mới.

Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự. Nếu hợp đồng BCC có ít nhất 1 bên là nhà đầu tư nước ngoài thì trước tiên phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại quốc gia đó.

Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó

  • Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế là cách đầu tư khác mà các nhà đầu tư nước ngoài có thể triển khai tại nước ta. Các hình thức góp vốn chủ yếu được áp dụng là mua cổ phiếu, trái phiếu. Hoặc trực tiếp góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn cũng như công ty hợp danh.
  • Với hình thức này, nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động của công ty mà chỉ nhằm mục đích gia tăng lợi nhuận. Khi thực hiện hình thức đầu tư này, nhà đầu tư cần tuân thủ các quy định của công ty về thủ tục góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp,…

Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài

  • Đây là một hình thức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.
  • Tuy nhiên, cá nhân, tổ chức Việt Nam chỉ có thể chuyển vốn ra nước ngoài để đầu tư khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, được cơ quan có thẩm quyền cho phép, có tài khoản vốn theo quy định của pháp luật.

Tài liệu xác định hình thức đầu tư ra nước ngoài

Cụ thể tại Điều 74 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định tài liệu xác định hình thức đầu tư ra nước ngoài như sau:

Đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài quy định tại điểm b khoản 1 Điều 52 Luật Đầu tư 2020

Đối với hình thức này nhà đầu tư nộp:

  • Thỏa thuận, hợp đồng với đối tác nước ngoài về việc đầu tư hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương kèm theo tài liệu về tư cách pháp lý của đối tác nước ngoài.

Đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài

Trong trường hợp nhà đầu tư thực hiện hình thức đầu tư này để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó, nhà đầu tư nộp

  • Thỏa thuận, hợp đồng hoặc tài liệu khác xác định việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
  • Tài liệu về tư cách pháp lý của tổ chức kinh tế ở nước ngoài mà nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.

Đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 52 Luật Đầu tư

  • Trong trường hợp này, nhà đầu tư nộp tài liệu xác định hình thức đầu tư đó theo quy định của pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư.

Tình hình đầu tư ra nước ngoài trong những năm gần đây

Trong 5 tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài đạt 136,07 triệu USD (bằng 43% so với cùng kỳ năm ngoái). Các nhà đầu tư Việt Nam đã rót vốn ra nước ngoài ở 16 ngành trong đó tập trung nhiều nhất vào các ngành khai khoáng (Chiếm 43,1% nguồn vốn); công nghiệp chế biến, chế tạo (Chiếm 23,9% số vốn); bán buôn, bán lẻ (Chiếm 8,3% số vốn). Các nước thu hút đầu tư của Việt Nam nhiều nhất như Hà Lan (40%), Lào (36,8%), Hoa Kỳ (5,6%), Úc (4,3%)

Lũy kế đến ngày 20/5/2024, Việt Nam đã có 1.733 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư hơn 22,25 tỷ USD.

Các địa bàn nhận đầu tư của Việt Nam nhiều nhất lần lượt là Lào (24,8%); Campuchia (13,1%); Venezuela (8,2%) tập trung nhiều nhất vào các ngành khai khoáng (31,6%); nông, lâm nghiệp, thủy sản (15,6%).

Lưu ý về ngành nghề khi đầu tư ra nước ngoài

Ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện

Theo quy định tại Điều 54 Luật Đầu tư 2020 thì các ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện bao gồm:

  • Ngân hàng;
  • Bảo hiểm;
  • Chứng khoán;
  • Báo chí, phát thanh, truyền hình;
  • Kinh doanh bất động sản.

Ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài

Căn cứ Điều 53 Luật Đầu tư 2020 ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài gồm

  • Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh
  • Ngành, nghề có công nghệ, sản phẩm thuộc đối tượng cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương.
  • Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

Dịch vụ đầu tư ra nước ngoài của Luật Việt An

  • Tư vấn pháp lý về các hình thức đầu tư và điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy đinh pháp luật Việt Nam và các quốc gia khác;
  • Tư vấn thủ tục và hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài;
  • Tư vấn chuẩn bị tài liệu cần thiết cho việc lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài;
  • Đại diện nhà đầu tư tiến hành thủ tục đến cơ quan có thẩm quyền;
  • Theo dõi, tiếp nhận và xử lý những vấn đề vướng mắc phát sinh trong quá trình xin cấp giấy phép;
  • Tư vấn pháp lý xuyên suốt quá trình đầu tư ra nước ngoài;

Trên đây là tư vấn của Luật Việt An về các hình thức đầu tư ra nước ngoài. Nếu có bất kỳ vướng mắc pháp lý nào khác liên quan đến vấn đề đầu tư ra nước ngoài, xin hãy liên hệ với Luật Việt An để được tư vấn cụ thể và chi tiết hơn. Xin chân thành cảm ơn Quý khách!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Pháp luật đầu tư

    Pháp luật đầu tư

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title