Các loại báo cáo của công ty FDI cần phải nộp

Công ty FDI (Foreign Direct Investment) là công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việc thực hiện chế độ báo cáo là điều quan trọng đối với công ty FDI trong quá trình hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Vậy báo cáo của công ty FDI thực hiện như thế nào? Để giải đáp thắc mắc của quý khách hàng, công ty Luật Việt An xin chia sẻ tổng hợp các loại báo cáo của doanh nghiệp FDI mới nhất 2024.

Các loại báo cáo công ty FDI phải nộp cho cơ quan quản lý nhà nước

Các loại báo cáo công ty FDI phải nộp cho cơ quan quản lý nhà nước

  • Báo cáo hoạt động đầu tư;
  • Báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư;
  • Báo cáo tình hình hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng;
  • Báo cáo tài chính;
  • Báo cáo tình hình sử dụng lao động.

Cơ sở thực hiện báo cáo công ty FDI

  • Điều 72 Luật đầu tư 2020;
  • Khoản 2 Điều 12 của Bộ luật Lao động;
  • Nghị định 31/2021/NĐ-CP;
  • Điều 100 Nghị định 29/2021/NĐ-CP;
  • Nghị định 09/2018/NĐ-CP;
  • Thông tư 03/2021/TT-BKHDT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
  • Thông tư 05/2023/TT-BKHDT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Các mẫu báo cáo

Báo cáo hoạt động đầu tư

Mẫu báo cáo định kỳ của công ty FDI được thực hiện theo các biểu mẫu quy định tại mục III phụ lục A Thông tư 03/2021/TT-BKHDT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

  • Mẫu báo cáo quý về tình hình thực hiện dự án đầu tư: Tải về
  • Mẫu báo cáo năm về tình hình thực hiện dự án đầu tư: Tải về

Báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư

Mẫu báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư được thực hiện theo các biểu mẫu quy định tại Thông tư 05/2023/TT-BKHDT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

  • Mẫu báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ (6 tháng và cả năm):
    • Mẫu báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ trong giai đoạn thực hiện đầu tư (6 tháng, cả năm): Tải về
    • Mẫu báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ trong giai đoạn khai thác, vận hành (6 tháng, cả năm): Tải về
  • Mẫu báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh chương trình, dự án: Tải về
  • Mẫu báo cáo giám sát, đánh giá kết thúc chương trình, dự án: Tải về
  • Báo cáo đánh giá chương trình, dự án đầu tư do mình tổ chức thực hiện:
    • Báo cáo đánh giá ban đầu: Tải về
    • Báo cáo đánh giá giữa kỳ hoặc giai đoạn: Tải về
  • Mẫu báo cáo tổng hợp công tác giám sát, đánh giá hàng năm các chương trình, dự án đầu tư do mình quản lý: Tải về

Báo cáo tình hình hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng

Mẫu Báo cáo tình hình hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng được thực hiện theo Mẫu số 13 ban hành kèm theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP:Tải về

Báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính của công ty FDI thực hiện theo Biểu mẫu Báo cáo tài chính kèm theo tại Phụ lục 2 Thông tư Thông tư 200/2014/TT-BTC, theo đó báo cáo tài chính năm gồm:

  • Bảng cân đối kế toán: Tải về
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Tải về
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Tải về
  • Bản thuyết minh Báo cáo tài chính: Tải về

Báo cáo tình hình sử dụng lao động

Báo cáo tình hình sử dụng lao động được thực hiện theo mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP: Tải về

Đối tượng thực hiện

Báo cáo hoạt động đầu tư

Đối tượng cần thực hiện báo cáo hoạt động đầu tư là công ty có vốn nước ngoài hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Không thuộc trường hợp có vốn nhà nước hoặc dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư

Doanh nghiệp FDI chỉ nộp báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư khi thực hiện đầu tư những dự án quan trọng quốc gia theo quy định tại Luật Đầu tư công 2019, Luật Xây dựng 2014; dự án do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư 2020 theo phương thức đối tác công tư; dự án do Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư 2020 mới phải làm báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư.

Báo cáo tình hình hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng

  • Công ty FDI thuộc trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP.
  • Công ty FDI chưa có Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo quy định tại Nghị định 09/2018/NĐ-CP, nhưng đã có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương có nội dung: hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa thuộc diện phải cấp Giấy phép kinh doanh hoặc lập cơ sở bán lẻ thuộc trường hợp phải cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo quy định tại Nghị định 09/2018/NĐ-CP.

Báo cáo tài chính

  • Báo cáo tài chính năm được áp dụng cho tất cả các công ty FDI.
  • Báo cáo tài chính giữa niên độ được khuyến khích lập nhưng không bắt buộc.

Báo cáo tình hình sử dụng lao động

Tất cả các công ty FDI sử dụng lao động đều phải nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động.

Hình thức báo cáo

Báo cáo hoạt động đầu tư

Công ty FDI  đăng ký tài khoản nộp báo cáo tại Cơ quan đăng ký đầu tư. Sau khi đăng ký tài khoản thành công, công ty nộp báo cáo dưới dạng file điện tử thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư tại địa chỉ: https://fdi.gov.vn/.

Báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư

  • Nộp trực tiếp đến cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan đầu mối thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư của địa phương nơi thực hiện dự án đầu tư;
  • Nộp trực tuyến trên Cổng thông tin dịch vụ công của Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh.

Báo cáo tình hình hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng

  • Nộp trực tiếp;
  • Nộp qua dịch vụ bưu chính;
  • Nộp trực tuyến theo hướng dẫn của Sở Công thương nơi Tổ chức kinh tế được cấp Giấy phép kinh doanh, Giấy phép thành lập cơ sở bán lẻ (tùy theo tình hình thực tế tại mỗi tỉnh, thành).

Báo cáo tài chính

Hiện nay, việc nộp báo cáo tài chính được thực hiện dưới hai hình thức

  • Nộp trực tiếp bằng bản giấy;
  • Nộp trực tuyến tại trang http://thuedientu.gdt.gov.vn/ đến Cơ quan thuế.

Báo cáo tình hình sử dụng lao động

Căn cứ khoản 2 và khoản 4 Điều 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 73 Nghị định 35/2022/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 1 Điều 49 Nghị định 10/2024/NĐ-CP, báo cáo tình hình sử dụng lao động đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội được nộp trực tuyến thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia https://dichvucong.gov.vn/.

Trường hợp công ty FDI không thể báo cáo tình hình thay đổi lao động thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia thì gửi báo cáo bằng bản giấy đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. Đối với khu công nghệ cao, công ty FDI gửi báo cáo bằng bản giấy đến Ban quản lý khu công nghệ cao.

Thời hạn nộp các loại báo cáo của công ty FDI cần thực hiện

Báo cáo hoạt động đầu tư

Công ty FDI phải thực hiện báo cáo định kỳ đến cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan thống kê trên địa bàn hằng quý, hằng năm.

  • Báo cáo quý được thực hiện trước ngày 10 của tháng đầu quý sau quý báo cáo.
  • Báo cáo năm được thực hiện trước ngày 31 tháng 3 năm sau của năm báo cáo

Báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư

Chủ chương trình, chủ đầu tư và nhà đầu tư:

  • Gửi báo cáo 6 tháng trước ngày 10 tháng 7 của năm báo cáo;
  • Gửi báo cáo hàng năm trước ngày 10 tháng 02 năm sau;
  • Gửi báo cáo trước khi trình điều chỉnh chương trình dự án.

Báo cáo tình hình hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng

Công ty FDI phải nộp báo cáo tình hình hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa trước ngày 31 tháng 01 hằng năm.

Báo cáo tài chính

  • Trường hợp công ty FDI là loại hình công ty hợp danh thì phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
  • Trường hợp công ty FDI là loại hình công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn thì thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày.

Báo cáo tình hình sử dụng lao động

Công ty FDI phải nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động định kỳ 06 tháng (trước ngày 05 tháng 6) và hằng năm (trước ngày 05 tháng 12) đến cơ quan có thẩm quyền.

Cơ quan tiếp nhận

Báo cáo hoạt động đầu tư

Công ty FDI lập và gửi báo cáo đến:

  • Cơ quan đăng ký đầu tư: Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp.
  • Cơ quan quản lý nhà nước về thống kê tại địa phương: Uỷ ban nhân dân tỉnh thuộc nơi địa điểm thực hiện dự án đầu tư.

Báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư

Hiện có 2 cơ quan tiếp nhận Báo cáo Giám sát đầu tư là:

  • Sở Kế hoạch và Đầu tư (Trong trường hợp doanh nghiệp đặt trụ sở hoặc có dự án ở ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao);
  • Ban quản lý các khu công nghiệp (Trong trường hợp doanh nghiệp đặt trụ sở hoặc có dự án ở trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao).

Báo cáo tình hình hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng

Công ty FDI lập và nộp báo cáo đến các cơ quan:

  • Sở Công thương nơi cấp Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ hoặc nơi công ty đặt trụ sở chính;
  • Bộ Công thương;
  • Bộ quản lý ngành.

Báo cáo tài chính

Công ty FDI phải nộp báo cáo tài chính đến các cơ quan:

  • Cơ quan tài chính: Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở kinh doanh chính;
  • Cơ quan thuế trực tiếp quản lý thuế tại địa phương;
  • Cơ quan thống kê
  • Doanh nghiệp cấp trên
  • Cơ quan đăng ký kinh doanh

Ngoài ra công ty FDI có trụ sở nằm trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao còn phải nộp Báo cáo tài chính năm cho Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao nếu được yêu cầu.

Báo cáo tình hình sử dụng lao động

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi công ty FDI đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện là nơi tiếp nhận báo cáo tình hình sử dụng lao động. Ngoài ra, đối với lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế, công ty FDI còn phải nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện và Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế để theo dõi; đối với khu công nghệ cao, báo cáo tình hình sử dụng lao động còn phải gửi đến ban quản lý khu công nghệ cao.

Xử lý vi phạm đối với các doanh nghiệp FDI không thực hiện chế độ báo cáo theo đúng quy định

Xử lý vi phạm trong báo cáo hoạt động đầu tư

Căn cứ điểm a, b khoản 2 Điều 15 Nghị định 122/2021/NĐ-CP công ty FDI có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  • Không thực hiện chế độ báo cáo hoạt động đầu tư hoặc báo cáo không đúng thời hạn theo quy định;
  • Báo cáo không trung thực, không chính xác về hoạt động đầu tư.

Xử lý vi phạm trong báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư

Căn cứ khoản 1 Điều 15 Nghị định 122/2021/NĐ-CP công ty FDI có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu có một trong các hành vi:

  • Lập báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư không đúng thời hạn hoặc không đầy đủ nội dung theo quy định;
  • Không thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư định kỳ theo quy định.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

  • Buộc bổ sung các nội dung còn thiếu trong trường hợp báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư không đầy đủ nội dung;
  • Buộc thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư định kỳ theo quy định .

Xử lý vi phạm trong báo cáo tình hình hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng

Căn cứ tại điểm c khoản 1 Điều 70 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp Không thực hiện báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Ngoài ra, căn cứ điểm đ, e khoản 1 Điều 43 Nghị định 09/2018/NĐ-CP và điểm e, g khoản 2 Điều 43 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp FDI có thể bị thu hồi giấy phép kinh doanh, giấy phép lập cơ sở bán lẻ nếu không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ trong 24 tháng liên tiếp hoặc không gửi báo cáo, tài liệu, giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, hoạt động của cơ sở bán lẻ theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày hết hạn theo yêu cầu.

Xử lý vi phạm trong báo cáo tài chính

Căn cứ Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP, công ty FDI có hành vi vi phạm quy định về nộp và công khai báo cáo tài chính có thể bị xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định; Công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định.
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định; Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính; Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định; Công khai báo cáo tài chính không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán báo cáo tài chính; Công khai báo cáo tài chính chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định.
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật; Cung cấp, công bố các báo cáo tài chính để sử dụng tại Việt Nam có số liệu không đồng nhất trong một kỳ kế toán.
  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Không công khai báo cáo tài chính theo quy định.

Xử lý vi phạm trong báo cáo tình hình sử dụng lao động

Căn cứ khoản 1 Điều 6 và điểm c khoản 2 Điều 8 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, đối với trường hợp công ty FDI không báo cáo tình hình thay đổi về lao động theo quy định có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn hay tìm hiểu kỹ hơn về thực hiện Báo cáo của công ty FDI xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Thông tin nhà đầu tư cần biết

    Thông tin nhà đầu tư cần biết

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO